Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 36 (có đáp án): Quần thể sinh vật và mối quan hệ (phần 2)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 36 (có đáp án): Quần thể sinh vật và mối quan hệ (phần 2)
-
2158 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể:
Đáp án: D
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để tạo thế hệ mới hữu thụ.
Đàn voi ở rừng, đàn chim hải âu, rừng cọ đều là tập hợp các cá thể cùng loài.
Cá ở Hồ Tây gồm nhiều loài cá, nên không được coi là một quần thể.
Câu 2:
Ví dụ không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là
Đáp án: B
Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau là mối quan hệ hỗ trợ. Khi chúng đổ vào nhau không phải xung đột về lợi ích mà do thiên tai bất thường.
Câu 3:
Hiện tượng thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là
Đáp án: B
Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn, trốn tránh kẻ thù...
→ Vì thế hiện tượng thể hiện quan hệ hỗ trợ trong quần thể là quần tụ.
Còn cộng sinh: Quan hệ giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài, trong đó 2 bên cùng có lợi. → Đây là mối quan hệ trong quần xã
Hội sinh, kí sinh là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã sinh vật.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
Đáp án: B
A sai vì cạnh tranh cùng loài xảy ra khi môi trường không đáp ứng được nguồn sống cho tất cả các cá thể trong quần thể, các cá thể tranh giành thức ăn, ánh sáng, bạn tình...
C sai vì trong một số trường hợp cạnh tranh làm cho số lượng cá thể của quần thể ổn định ở mức mà môi trường đáp ứng được, ký sinh cùng loài ít gặp. Ví dụ: Cá đực nhỏ ký sinh trên cá cái làm nhiệm vụ thụ tinh cho trứng do cá cái sinh ra. Cá đực sử dụng ít thức ăn.
D sai vì khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
Câu 5:
Cho các ví dụ minh họa sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
(2) Các con cá sống trong cùng một ao.
(3) Tập hợp các cây thông trong môi trường thông ở Đà Lạt.
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.
(6) Các con chuột trong vườn nhà.
Có bao nhiêu ví dụ không minh họa cho quần thể sinh vật?
Đáp án: A
- (1), (3) là các ví dụ về quần thể sinh vật.
- (2), (4), (5), (6) là các ví dụ về quần xã sinh vật.
Câu 6:
Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các các cá thể trong quần xã là
Đáp án: A
Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các các cá thể trong quần xã là do nguồn sống không cung cấp đủ cho tất cả các cá thể
Câu 7:
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:
(1). Cạnh tranh gay gắt làm 1 loài sống sót, 1 loài bị diệt vong.
(2). Nếu 2 loài khác bậc phân loại, loài nào tiến hoá hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
(3). Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân thành các ổ sinh thái khác nhau về thức ăn, nơi ở.
(4). Loài nào sinh sản nhanh hơn, kích thước cơ thể lớn hơn, số lượng nhiều hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng. Còn loài kia bị diệt vong.
Tổ hợp các ý đúng là:
Đáp án: A
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là
(2). Nếu 2 loài khác bậc phân loại, loài nào tiến hoá hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
(3). Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân thành các ổ sinh thái khác nhau về thức ăn, nơi ở.
Câu 8:
Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.
(II). Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
(III). Cạnh tranh cùng loài tạo động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.
(IV). Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.
Đáp án: C
Câu 9:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.
II. Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm tăng khả năng sinh sản.
III. Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.
IV. Cạnh tranh là phương thức duy nhất để quần thể duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.
Đáp án: A
Có 1 phát biểu đúng, đó là I.
I đúng vì cạnh tranh cùng loài thì luôn tạo động lực thúc đẩy loài tiến hóa nên có lợi cho loài.
II sai vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.
III sai vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...
IV sai vì ngoài cạnh tranh thì còn có các cơ chế duy trì ổn định số lượng cá thể, đó là dịch bệnh, vật ăn thịt, ...
Câu 10:
Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng lẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
Đáp án: A
Câu 11:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.
III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Đáp án: A
Chỉ có phát biểu II đúng.
I sai vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.
III sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
IV sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 12:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.
II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
V. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
Đáp án: A
Có 4 phát biểu đúng, đó là II, III, IV, V.
I sai. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài không làm hại cho loài vì có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài, cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Câu 14:
Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:
(1). Lớp lá rụng nền rừng
(2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
(3). Đất
(4). Hơi ẩm
(5). Chim làm tổ trên cây
(6). Gió
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?
Đáp án: B
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, các yếu tố là yếu tố vô sinh: lớp lá rụng nền rừng, đất, hơi ẩm, gió.
Câu 16:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
(2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loài giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự CLTN.
(5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
(6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.
Đáp án: A
Giải thích :
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng, các con đực tranh giành con cái,… → Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể → (1), (6) sai
(2), (3), (4) và (5) đúng → Đáp án A