360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P1)
-
6008 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác?
Đáp án A
Hiện tại chưa có biện phát chữa trị dứt điểm các bệnh di truyền khi mà hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen hoặc đột biến NST.
Câu 2:
Khi nói về các bệnh, tật di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
A. Sai 35 tuổi tỉ lệ sinh con bị Đao cao nhưng không phải nguyên nhân.
B. Sai. PP tế bào chỉ dùng để phát hiện các bệnh có nguyên nhân đột biến gen hoặc đột biến NST.
C. Đúng.
D. Sai vì gặp cả hai giới.
Câu 3:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuần E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
(2) Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
(3) Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
(4) Vì thuộc cùng 1 operon nên các gen cấu trúc A, Z và Y có số lần phiên mã bằng số lần tái bản.
(5) Các gen cấu trúc A, Y, Z luôn có số lần nhân đôi bằng nhau.
Đáp án A
(1) Gen điều hòa không thuộc operon.
(2) Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
(3) Gen điều hòa phiên mã cả khi MT co Lactose hoặc không.
(4) Số lần phiên mã và số lần nhân đôi không phụ thuộc lẫn nhau. Nhân đôi khi tế bào phân chia, phiên mã thực hiện theo nhu cầu năng lượng của tế bào.
Câu 4:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ.
(1) Nuclêôtit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinuclêôtit.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
(4) Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục
Đáp án D
Sinh vật nhân sơ có 1 điểm tái bản, sinh vật nhân thực có nhiều điểm tái bản.
Cả SVNT và SVNS khi ADN nhân đôi, cả 2 mạch của ADN đều gián đoạn.
Chú ý: Phân biệt sự nhân đôi trên 1 chạc chữ Y và nhân đôi trên toàn AD
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotit?
Đáp án D
Đột biến gen dạng thay thế một cặp nucleotit thường gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn sao với đột biến gen dạng thêm hay mất một cặp nucleotit. Vì ĐB dạng thay thế 1 cặp nucleotit chỉ có thể làm thay đổi thành phần nucleotit của một bộ ba → có thể làm biến đổi chức năng protein hoặc không ảnh hưởng chức năng của protein. Mặt khác, ĐB gen dạng mất hoặc thêm nucleotit chắc chắn làm thay đổi chức năng protein.
Câu 7:
Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.
IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.
V. Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Đáp án D
I, II, III đúng
IV sai: Để loại bỏ gen không mong muốn người ta dùng đột biến mất đoạn nhỏ.
V đúng, các dạng đột biến cấu trúc NST nói chung đều có thể làm giảm sức sống hoặc gây chết, giảm khả năng sinh sản hoặc mất khả năng sinh sản.
Câu 8:
Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
II. Trong quá trình dịch mã, các codon và anticodon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A – U, G – X.
III. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất.
IV. ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.
Đáp án C
I sai: Các sản phẩm được tổng hợp cùng loại.
II đúng.
III đúng, ADN trong nhân phiên mã trong nhân, ADN ngoài nhân phiên mã ngoài nhân.
IV đúng.
Câu 9:
Trong trường hợp bình thường không xảy ra đột biến, khi nói về nguồn gốc nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào sinh dưỡng ở mỗi người, có bao nhiêu khẳng định dưới đây là đúng?
I. Mỗi người con trai luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "ông nội" của mình.
II. Mỗi người con gái luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "bà ngoại" của mình.
III. Mỗi người con luôn nhận được số lượng NST của bố và mẹ mình bằng nhau.
IV. Mỗi người không thể nhận được số lượng NST có nguồn gốc từ "ông nội" và "bà nội" của mình bằng nhau.
Đáp án A
I đúng, cháu trai XY luôn nhận được Y từ ông nội.
II sai, cháu gái XX nhận 1X từ bố, 1X từ mẹ mà × từ mẹ có thể nhận được từ ông ngoại hoặc từ bà ngoại.
III đúng, mỗi người nhận được 23 NST từ bố và 23 NST từ mẹ.
IV đúng, vì 2n=46→n=23 lẻ nên không thể nhận được số lượng NST từ ông nội và bà nội bằng nhau.
Câu 10:
Cho các hiện tượng sau:
I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.
III. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
IV. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.
V. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza.
Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactôzơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?
Đáp án A
- Nguyên nhân dẫn đến khi môi trường không có lactozơ mà Oprêron Lac vẫn thực hiện phiên mã (Opêron luôn mở) là:
+ Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza → gen điều hòa không tổng hợp được prôtêin ức chế.
+ Gen điều hòa bị đột biến dẫn tới tổng hợp prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và không gắn được vào vùng vận hành của Opêron.
+ Vùng vận hành của Opêron bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.
- Ý I, IV, V là dẫn đến khi không có lactozơ nhưng Opêron vẫn thực hiện phân mã.
Câu 12:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. coli?
(1) Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
(2) Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen.
(3) Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN - polimeraza.
(4) 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen.
(5) Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.
Đáp án C
(1) đúng. Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ. Sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ chỉ làm biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin ức chế và khiến nó không thể bám vào vùng vận hành O để cản trở sự phiên mã ở nhóm gen cấu trúc.
(2) sai. Tính từ đầu 3’ trên mạch mã gốc của gen, thứ tự các vùng là: Vùng khởi động – vùng điều hòa – nhóm gen cấu trúc.
(3) sai. Vùng vận hành chính là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ARN - polimeraza.
(4) đúng. 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac chỉ có chung một vùng điều hòa (gồm vùng khởi động và vùng vận hành) nên luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen.
(5) đúng. Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành làm nó mất khả năng liên kết với prôtêin ức chế, dẫn đến làm tăng hoạt động phiên mã tại các gen cấu trúc.
Câu 13:
Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là
Đáp án A
Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là axit nucleic, có thể là ADN ở đa số sinh vật hoặc là ARN ở một số loại virut (như HIV).
Câu 14:
Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN, tARN, rARN và cho biết có bao nhiêu câu trả lời không đúng.
(1) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương ứng với các nội dung: liên kết hiđrô, côđon và anticôđon.
(2) Ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin và mang anticôđon 5’UAX3’.
(3) mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình phiên mã và mang bộ ba mở đầu là 3’GUA5’.
(4) tARN có 3 thùy tròn nên chỉ có thể mang tối đa 3 axit amin cho 1 lần tới ribôxôm.
(5) Axit amin gắn ở đầu 3'– OH của tARN này là Mêtiônin hoặc fMet.
Đáp án C
Vì (1), (2), (3), (4) sai.
(5) Đúng vì nếu là sinh vật nhân thực thì axit amin ứng với condon 5’AUG3’ là Mêtiônin (Met) nếu là sinh vật nhân sơ thì là foocmin Mêtiônin (fMet).
(1) Sai vì 2 là anticodon, 3 là codon.
(2) Sai vì anticôđon là 3’UAX5’.
(3) Sai vì mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình dịch mã.
(4) tARN chỉ mang 1 axit amin cho 1 lần tới riboxom
Câu 15:
Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là
Đáp án B
Các loài sinh vật có ADN mạch kép đều có A + G = 50%, cho dù ADN có bị đột biến thì nguyên tắc bổ sung vẫn không đổi. Chỉ có ở các virut có ADN mạch đơn thì A + G mới khác 50%.
Câu 16:
Xét phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AaBbDdee.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở 10% tế bào sinh tinh có hiện tượng NST kép mang D không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở 20% tế bào sinh trứng có hiện tượng NST kép mang d không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Biết rằng các giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho một số nhận xét sau:
(1) Số loại kiểu gen tối đa thu được ở đời con là 198.
(2) Theo lý thuyết, các thể ba có tối đa 36 kiểu gen.
(3) Theo lý thuyết, tỉ lệ của kiểu gen AABbDDEe ở đời con là 1,13%.
(4) Theo lý thuyết, tỉ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 6,875%.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
- Xét cặp lai ♂Aa × ♀Aa → hợp tử ở con: 1/4AA 2/4Aa 1/4aa.
- Xét cặp lai ♂Bb × ♀Bb → hợp tử ở con: 1/4BB 2/4Bb 1/4bb.
- Xét cặp lai ♂Dd × ♀Dd:
Giao tử ♂ (2,5%DD:5%d:2,5%O:45%D:45%d) × giao tử ♀ (10%D:5%dd:5%O:40%D:40%d)
→ hợp tử ở con: 0,125%DDdd : 1,25%DDD :1%DDd: 2,25%Ddd : 2,5%ddd : 3,5%D : 3,5%d : 0,125%O : 22,625%DD : 43%Dd : 20,125%dd.
- Xét cặp lai ♂Ee × ♀ee → hợp tử ở con: 1/2Ee 1/2ee.
(1) đúng. Số loại kiểu gen tối đa thu được: 3.3.11.2 = 198.
(2) sai. Các thể ba 2n + 1 có số kiểu gen tối đa thu được: 3.3.4.2 = 72 kiểu gen.
(3) sai. Tỉ lệ của kiểu gen AABbDDEe ở đời con: 1/4.2/4.22,625%.1/2 = 1,41%.
(4) sai. Tỉ lệ các loại đột biến thể ba thu được ở đời con = 7%.
→ (1) đúng.
Câu 17:
Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau theo chiều dọc và bắt chéo lên nhau xảy ra trong giảm phân ở
Đáp án A
Trao đổi chéo: Là hiện tượng 2 cromatit của cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trao đổi cho nhau 2 đoạn tương ứng sau khi tiếp hợp ở kì đầu giảm phân 1, dẫn tới hiện tượng hoán vị gen giữa các alen.
Câu 19:
Khẳng định nào sau đây về mô hình hoạt động của ôperôn Lac ở E. Coli là không đúng?
Đáp án A
A sai, operon Lac không bao gồm gen điều hòa.
B đúng, vì gen điều hòa không có vùng vận hành để kiểm soát sự phiên mã.
C đúng. (theo mô hình hoat động của operon Lac đã học)
D đúng, vì mặc dù cả 3 gen Z,Y,A có chung một vùng khởi động và nằm chung trong chuỗi mARN nhưng được dịch mã riêng, do đó , bất cứ dạng đột biến nào xảy ra ở bất kỳ gen nào cũng không ảnh hưởng đến các gen khác.
Câu 20:
Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung?
Đáp án B
Câu 21:
Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây không đúng:
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này diễn ra trong tế bào chất của sinh vật nhân thực và nhân sơ.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom có thể cùng tham gia tổng hợp 1 chuỗi polipeptit gọi là hiện tượng poliriboxom.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi tARN bổ sung với một trong ba bộ ba kết thúc trên mARN.
Đáp án B
(1), (2) đúng.
(3) sai vì 1 chuỗi polipeptit thì chỉ do 1 riboxom tổng hợp
(4) sai vì với mã cuối cùng sẽ không có tARN nào tới cả, chỉ có yếu tố giải phóng có cấu hình không gian giống tARN đi tới làm gãy mạch polipeptit giúp kết thúc quá trình dịch mã.
Câu 22:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300nm?
Đáp án C
Câu 23:
Ở tằm, alen A quy định trứng màu trắng, alen a quy định trứng màu sẫm. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
Đáp án B
- A, C loại vì phép lai XAXa × XA Y cho cả đực và cái đều có 2 màu sẫm và trắng nên không phân biệt được
- B Đúng vì phép lai XaXa × XAY → 1XAXa: 1Xa Y → tằm đực luôn có màu trắng, tằm cái luôn có màu sẫm
- D loại vì phép lai XAXA × XaY cho đời con cả đực và cái đều có màu trắng
Câu 24:
Nếu mã gốc của gen có đoạn TAX ATG GGX GXT AAA thì mARN tương ứng là:
Đáp án C
- A, B loại vì mARN không chứa T
- Theo nguyên tắc bổ sung thì: A bổ sung với T, G bổ sung với X, U bổ sung với A, X bổ sung với G.
Câu 25:
Trong nguyên phân, hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kỳ:
Đáp án C
Nguyên phân gồm có 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Tại kì giữa màng nhân tiêu biến, NST co ngắn cực đại xếp thành hàng trên mp xích đạo của thoi phân bào nên hình thái nhiễm sắc thể sẽ được quan sát rõ nhất vào kì này.
Câu 26:
Theo mô hình opêron Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
Đáp án D
Khi môi trường có lactôzơ, một số phần tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể kiên kết được với vùng vận hành.
Câu 27:
Ở một loài thực vật alen A quy định Thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp?
Đáp án A
A : cao >> a : thấp
- A chọn vì Aa × Aa → 1AA : 2 Aa : 1aa → Kiểu hình: 3 cao : 1 thấp
- B, C loại vì đời con 100% cao
- D loại vì đời con 100% thấp.
Câu 28:
Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ trên đoạn mạch thứ hai của gen là
Đáp án A
Trên mạch thứ nhất của gen có: A1 + T1 = 9; G1 + X1 = 7.
Trên mạch thứ hai của gen có: A2 + T2 = 9; G2 + X2 = 7.
Câu 29:
Một gen nhân đôi liên tiếp 4 lần. Giả sử rằng 5-Brôm Uraxin chỉ xâm nhập vào một sợi mới đang tổng hợp ở một trong hai gen con đang bước vào lần nhân đôi thứ hai thì tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường được tạo ra từ quá trình nhân đôi trên là bao nhiêu?
Đáp án C
- Gen con nhân đôi lần thứ nhất tạo 2 gen con bình thường.
- 1 gen con tiếp tục nhân đôi bình thường qua 3 lần còn lại tạo 8 gen bình thường.
- 1 gen con còn lại nhân đôi 3 lần và bị 5BU xâm nhập ở lần thứ 2 sẽ tạo ra 23 = 8 gen con, gồm có:
+ 23-2 - 1= 1 gen con bị đột biến.
+ 1 gen tiền đột biến.
+ 23 – 2 = 6 gen con bình thường.
- Tổng số gen đột biến = 1; tổng số gen bình thường = 8 + 6 = 14.
→ Tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường = 1/14.
Câu 30:
Có bao phân tử sau đây được cấu tạo từ bốn loại đơn phân?
(1) ADN. (2) tARN. (3) Prôtêin. (4) rARN. (5) mARN.
Đáp án D
- (1), (2), (4), (5) được cấu tạo từ bốn loại đơn phân:
+ ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X.
+ mARN, tARN, rARN đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, U, G, X.
- (3) được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau: đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các axit amin (có 20 loại axit amin khác nhau).
Câu 31:
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X của gen?
(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X. (2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.
(3) Thêm một cặp nuclêôtit. (4) Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Đáp án A
A+G/T+X = 1.
Các dạng đột biến đều không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X.
Đột biến đảo đoạn không được xếp vào đột biến điểm nên chỉ chọn được 1, 2, 3.
Câu 32:
Xét các dạng đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST. (3) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(4) Đảo đoạn NST. (5) Thể một.
Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?
Đáp án D
Các dạng đột biến có thể làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào là : (1) (2) (5)
Đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi sự sắp xếp của gen trên NST
Chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 1 đoạn của NST này gắn và chiếc NST khác không cùng cặp tương đồng. Điều này không làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào
Câu 33:
Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là
Đáp án B
Các loài sinh vật có ADN mạch kép đều có A + G = 50%, cho dù ADN có bị đột biến thì nguyên tắc bổ sung vẫn không đổi. Chỉ có ở các virut có ADN mạch đơn thì A + G mới khác 50%.
Câu 34:
Sự nhân đôi của các phân tử ADN trên NST của một tế bào sinh vật nhân thực
Đáp án B
A sai, nhân đôi của gen trong tế bào chất (ti thể, lục lạp,…) mới theo nhu cầu tế bào, ADN nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần vào pha S.
C sai, bắt đầu tại rất nhiều vùng trên NST gọi là đơn vị nhân đôi.
D sai, diễn ra khi tháo xoắn.
Câu 35:
Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?
(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.
(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.
(4) Không làm thay đổi hình thái NST.
(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.
Đáp án D
TL: (1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến. (Cả hai)
(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. (Cả hai)
(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến. (cả hai)
(4) Không làm thay đổi hình thái NST. (cả hai đều có thể thay đổi hoặc không)
(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.
Đặc điểm được chọn là đặc điểm số 5.
Câu 36:
Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?
(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.
Phương án đúng là:
Đáp án A
(1) Chỉ có ở ARN –pol trong phiên mã.
(2) Chỉ ARN –pol trong phiên mã và nhân đôi.
(3) Chỉ ARN –pol trong phiên mã.
(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN (trong nhân đôi, cả 2 enzim đều có khả năng này).
(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn. (trong nhân đôi và phiên mã, cả 2 enzim đều có khả năng này).
Câu 37:
Opêron Lac ở vi khuẩn E.coli có các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường
Đáp án B
Opêron Lac ở vi khuẩn E.coli có các gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường lactôzơ.
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào?
Đáp án C
- Phương án C không đúng vì ở kì giữa của giảm phân II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 39:
Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
Đáp án D
Mã di truyền được đọc theo chiều 5’-3’ trên mARN.
Câu 40:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
- Phương án A sai vì các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thường làm phát sinh đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit.
- Phương án B sai vì:
+ Nếu xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
+ Nếu xét ở mức độ cơ thể, đột biến gen thường có hại, một số có lợi hoặc vô hại.
+ Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
- Phương án D sai vì đột biến gen ngoài phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến còn phụ thuộc vào độ bền vững của gen, gen có cấu trúc bền vững thì ít bị đột biến hơn so với gen có cấu trúc kém bền vững.
- Phương án C đúng vì trong các dạng đột biến điểm thì dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.