Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 40 (có đáp án): Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản (phần 2)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 40 (có đáp án): Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản (phần 2)
-
1456 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
13 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.
(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.
(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án: B
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1: Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt. Phát biểu này sai vì loài thứ yếu mới đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó chứ không phải loài chủ chốt.
Phát biểu 2: Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác trong quần thể khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó. Phát biểu này đúng vì khi môi trường sống bị thay đổi làm cho nhóm loài ưu thế bị suy vong, một loài ngẫu nhiên nào đó trong quần xã thích nghi với điều kiện môi trường mới, do đó nó sinh trưởng và phát triển nhanh, chiếm số lượng lớn, dần dần thay thế cho loài ưu thế trước đó.
Phát biểu 3: Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Phát biểu này đúng.
Phát biểu 4: Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác. Phát biểu này sai vì loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
Vậy có 2 phát biểu đúng là các phát biểu: 2, 3 → chọn đáp án B.
Câu 2:
Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ gì?
Đáp án: B
Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống → Chúng sống kí sinh và sử dụng chất dinh dưỡng của cây mướp làm nguồn thức ăn cho mình → Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ kí sinh vật chủ.
Câu 3:
Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
IV. Giun sán sống trong ruột lợn.
Đáp án: B
Có 1 phát biểu đúng, đó là III.
I là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này tiết ra chất kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác
II và IV là quan hệ kí sinh. Ở quan hệ kí sinh thì một loài có lợi, một loài có hại.
III là quan hệ hội sinh, một loài có lợi, một loài trung tính.
Câu 4:
Cho các mối quan hệ sau:
I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
Đáp án: D
Quan hệ cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi cho nhau. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi nhau cả 2 đều chết.
Xét các mối quan hệ của đề bài:
Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu: Đây là mối quan hệ cộng sinh, vi khuẩn nốt sần Rhizobium là loại trực khuẩn hình que, hảo khí, gram âm, không sinh nha bào, có tiên mao nmọc theo kiểu đơn mao hoặc chu mao, có khả năng di động được. Khuẩn lạc có màu đục, nhày, lồi, có kích thước 2 – 6 mm. Tế bào Rhizobium có kích thước 0,5 - 0,9 x 1,2 – 3,2 . Chúng thích ứng ở pH = 6,5 – 7,5, độ ẩm 60 – 70%, nhiệt độ 28 – 30. Vi khuân Rhizobium chứa enzim nitroengaza cố định nito khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ đậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần
Về quan hệ giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu đã được nghiên cứu rất nhiều, chúng tạo thành một thể sinh lý hoàn chỉnh, khi tách rời, khả năng đồng hóa nitơ phân tử không còn.
2. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ: Đây là mối quan hệ hội sinh chứ không phải cộng sinh. Trong mối quan hệ này cây phong lan chỉ lấy nước, còn không lấy chất dinh dưỡng từ cây thân gỗ và sử dụng cây gỗ như là một giá thể để bám vào, còn cây gỗ không có lợi cũng không có hại.
3. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác, sau đó nó vô tình hất trứng của con khác đi, do vậy đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm chứ không phải mối quan hệ cộng sinh.
4. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y: Đây là mối quan hệ cộng sinh.
Vậy có 2 mối quan hệ là quan hệ cộng sinh: 1, 4
Câu 5:
Chấy hút máu trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?
Đáp án: B
Câu 6:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: D
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai vì độ đa dạng của quần xã thay đổi theo điều kiện của môi trường.
- B sai. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
- C sai. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng ổn định.
- D đúng.
Câu 7:
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: D
Câu 8:
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi?
I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ.
III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
Đáp án: B
Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, tỏi vô tình trong quá trình sống đã làm hại đến sinh vật khác, không loài nào có lợi.
Cây tầm gửi sống trên thân gỗ là mối quan hệ ký sinh, cây tầm gửi hút chất dinh dưỡng từ cây gỗ, cây tầm gửi có lợi còn cây thân gỗ có hại.
Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng là mối quan hệ hội sinh, cây phong lan có lợi còn cây gỗ không có lợi cũng không có hại.
Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, cây nắp ấm có lợi còn ruồi có hại.
Vậy có 3 mối quan hệ mà chỉ có 1 loài có lợi.
Câu 10:
Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng
I. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị thu hẹp
II. Phần lớn sản lượng sơ cấp trên trái đất được sản xuất bởi hệ sinh thái dưới nước
III. Ở mỗi quần xã sinh vật chỉ có một loài ưu thế quyết định chiều hướng biến đổi của nó
IV. Trong diễn thế sinh thái loài xuất hiện sau thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn loài xuất hiện trước đó.
Đáp án: B
Các phát biểu đúng là 1,3
Ý 2 sai vì hệ sinh thái trên cạn có năng suất cao hơn
Ý 4 sai
Câu 12:
Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?
Đáp án: A
Giải thích:
- A đúng vì cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ, hút dinh dưỡng của cây thân gỗ để sống.
- B sai vì cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn thuộc quan hệ hội sinh.
- C sai vì hải quỳ và cua thuộc quan hệ cộng sinh.
- D sai vì chim mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ hợp tác.
Câu 13:
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?
Đáp án: A
Câu 14:
Cho các nhóm sinh vật sau:
(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn
(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh
(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ
(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ
(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới
Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?
Đáp án :
Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường.
Quần xã đồng cỏ có bò rừng là loài ưu thế trong quần xã đồng cỏ ở Bắc Mĩ vì nó ảnh hưởng đến sự phát tiển của các loài cỏ trong quần xã .
Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh, lim là loài đặc trưng trong quần xã rừng lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Cây lau là loài thường gặp trong quần xã rừng mưa nhiệt đới
Vậy 1 và 3 đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau:
1. Tầng thảm xanh
2. Tầng tán rừng
3. Tầng vượt tán
4. Tầng dưới tán rừng
Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ dưới lên?
Đáp án :
Thứ tự của các tầng tình từ dưới lên là: Tầng thảm rừng → Tầng dưới tán rừng → Tầng tán rừng → Tầng vượt tán.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau:
1. Tầng thảm xanh;
2. Tầng tán rừng;
3. Tầng vượt tán;
4. Tầng dưới tán rừng.
Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ trên xuống?
Đáp án :
Thứ tự của các tầng tình trên xuống dưới là: Tầng vượt tán → Tầng tán rừng → Tầng dưới tán rừng → Tầng thảm xanh
Đáp án cần chọn là: C