Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
-
2722 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
Đáp án B
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 2:
Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ?
Đáp án C
Đây là mối quan hệ cộng sinh, cả hai loài đều có lợi và mối quan hệ này là bắt buộc
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái
Đáp án D
Phát biểu đúng là D
A sai, diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật sinh sống
B sai diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường đã có sinh vật
C sai vì biến đổi của quần xã tuần tự với dự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh
Câu 4:
Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
Đáp án C
Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thề sinh vật?
Đáp án B
Phát biểu đúng là B, khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu
Câu 6:
Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì
Đáp án D
Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm
Ý A,B,C sai vì số lượng cá thể giảm → mật độ giảm → sự cạnh tranh giảm, tốc độ sinh sản giảm
Câu 7:
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hường tới các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
Đáp án C
(1) ức chế cảm nhiễm
(2) kí sinh
(3) hội sinh
(4) kí sinh
(5) cộng sinh
Các mối quan hệ đối kháng: 1,2,4
Câu 9:
Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
Đáp án A
Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
Câu 10:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
Đáp án B
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố rộng
Câu 11:
Quần thể nào sau đây có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?
Đáp án A
Biến động số lượng cá thể theo chu kì là những biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường (SGK Sinh học 12 – Trang 171)
Khi nhiệt độ xuống dưới 8oC số lượng ếch nhái giảm mạnh có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì vì điều kiện nhiệt độ xuống dưới 8 độ C xảy ra không theo chu kì
Câu 12:
Trong mối quan hệ mà cả hai loài hợp tác chặt chẽ và cả hai bên đều có lợi là mối quan hệ
Đáp án A
Mối quan hệ mà cả hai loài hợp tác chặt chẽ và cả hai bên đều có lợi là mối quan hệ cộng sinh.
Câu 13:
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
- Phát biểu đúng: Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn sống (SGK Sinh học 12 – Trang 163)
- Phát biểu sai:
+ A sai vì mật độ cá thể của quần thể không ổn định
+ C sai vì tỉ lệ giới tính ở mỗi loài là khác nhau
+ D sai vì Những cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh thường tăng trưởng theo đường cong J
Câu 14:
Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Diễn thế sinh thái là sự biến đổi của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường (SGK Sinh học 12 – Trang 181)
+ A sai vì giai đoạn cuối của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã tương đối ổn định, số lượng loài tăng, số lượng cá thể của mỗi loài giảm
+ B sai vì nguyên nhân bên trong là sự cạnh tranh giữa các loài và hoạt động của loài ưu thế
+ D sai vì kết thúc diễn thế thứ sinh là quần xã ổn định hoặc quần xã suy thoái.
Câu 15:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi và vật kí sinh – sinh vật chủ?
I. Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn còn mồi, kích thước vật kí sinh thường bé hơn vật chủ.
II. Vật ăn thịt giết chết con mồi, vật kí sinh thường giết chết vật chủ.
III. Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn con mồi, số lượng vật kí sinh thường ít hơn vật chủ.
IV. Trong cả hai mối quan hệ này một loài có lợi và một loài bị hại.
Đáp án B
Các phát biểu đúng: I, IV
+ kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn còn mồi, kích thước vật kí sinh thường bé hơn vật chủ.
+ Trong cả hai mối quan hệ này một loài có lợi và một loài bị hại
II sai vì vật kí sinh có thể không giết chết vật chủ
III sai vì số lượng vật kí sinh thường nhiều hơn vật chủ
Câu 16:
Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là
Đáp án C
Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là khả năng cung cấp nguồn sống từ môi trường
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của chu trình sinh, địa, hóa đối với hệ sinh thái?
Đáp án D
Vì chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống có nguồn cung cấp hạn chế nên chu trình sinh địa hóa có vai trò giúp nó được tái tạo liên tục.
Câu 18:
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lý và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:
(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.
(2 ) Cạnh tranh gay gắt luôn luôn làm cho một loài sống sót, 1 loài diệt vong.
(3 ) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể
(4) Hai loài vẫn tồn tại bởi ngay khi có cạnh tranh chúng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.
(5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại chắc chắn bị diệt vong.
Số nhận định đúng là:
Đáp án A
Các nhận định đúng là: (1),(2),(3)
(4) sai vì nếu trùng hoàn toàn về ổ sinh thái sẽ dẫn tới cạnh tranh loại trừ
(5) sai vì không phải cứ loài có số lượng cá thể đông sẽ thắng thế, loài nào có nhiều ưu thế hơn sẽ thắng.
Câu 19:
Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có sản lượng sơ cấp tinh/ha lớn hơn và tại sao?
Đáp án B
Rừng mưa nhiệt đời có quần xã đa dạng về thành phần loài, tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn → sản lượng sơ cấp tinh lớn
Câu 20:
Điều nào sau đây là giả thuyết hợp lý nhất để giải thích tại sao các loài ngoại lai lại phát triển mạnh trong quần xa nơi mà nó được đưa tới?
Đáp án B
Loài ngoại lai phát triển mạnh hơn các loài bản địa vì chúng không bị khống chế bởi những kẻ săn mồi và dịch bệnh mà các loài bản địa luôn phải đối mặt.
Câu 21:
Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng là D
A sai vì năng lượng không tuần hoàn, chỉ đi theo 1 chiều, vật chất có sự lắng đọng
B sai, nấm cũng có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
C sai, sự thất thoát năn lượng là rất lớn (90%)
Câu 22:
Loài sinh vật A có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 25 đến 33°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 95%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
Đáp án A
Sinh vật đó có thể sống trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm trong giới hạn sinh thái của loài đó
Câu 23:
Hệ sinh thái nhân tạo khác với hệ sinh thái tự nhiên ở các đặc điểm:
Đáp án C
Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao
Câu 24:
Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án A
Phát biểu sai về các nhân tố sinh thái là A, giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
Câu 25:
Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Phát biểu sai về quần xã sinh vật là D, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp
Câu 26:
Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
Đáp án C
Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn
Câu 27:
Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?
Đáp án A
Nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể vì các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
Câu 28:
Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:
I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng.
II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Số nhận định đúng là
Đáp án A
- Nhận định I, III đúng.
- Nhận định II sai vì hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là một hệ mở.
- Nhận định IV sai vì hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 29:
Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất?
Đáp án B
Trong các quần xã trên thì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất → lưới thức ăn phức tạp nhất.
Câu 30:
Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
Đáp án D
Các nhân tố phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể là nhân tố hữu sinh: mối quan hệ giữa các cá thể