Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 2)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5 (có đáp án): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (phần 2)
-
1822 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.
Đáp án: D
I – đúng
II- sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 không tăng lên
III – đúng
IV- sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đôi
Câu 2:
Ở một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưõng bội 2n=6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các căp gen đươc kí hiệu . Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu gen theo thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thể đột biến phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST không tương đồng.
(2) Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.
(3) Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.
(4) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen
Đáp án: B
Đây là đột biến chuyển đoạn trên 1 NST (aedb → adbe)
(1) sai,
(2) sai, đột biến không ảnh hưởng tới gen Q
(3) sai, hình thái của NST sẽ bị thay đổi
(4) đúng.
Câu 3:
Tìm số phát biểu đúng
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể
II. Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất.
II. Hóa chất 5_Brom Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
IV. Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại.
Đáp án: A
(1) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể: sai, đột biến chuyển đoạn NST gây ra sự sắp xếp lại gen trên 2 NST khác nhau.
(2) Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất: sai.
(3) Hóa chất 5_Brom Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X: đúng.
(4) Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại: sai, xét ở cấp phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.
Câu 4:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
II. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.
Đáp án: B
- Phát biểu I sai vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
- Phát biểu IV sai vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.
Câu 5:
Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế :
Đáp án: C
Do trên các cặp NST tương đồng nên đó phải là do trao đổi chéo
Câu 6:
Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II.Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.
III.Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
IV.Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
Đáp án: B
IV sai. Vì đột biến mất đoạn mặc dù hầu hết có hại nhưng vẫn có thể có lợi nên vẫn là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 7:
Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường này chỉ có thể là
Đáp án: D
Dạng đột biến như chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đảo đoạn thì không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
Đột biến lặp đoạn làm tăng gen → chiều dài NST dài hơn.
Đột biến làm cho nhiễm sắc thể ngắn hơn bình thường có thể là dạng đột biến mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
Câu 8:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
II. Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
III. Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng.
IV. Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là : (2),(3),(4)
Ý (1) sai, đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng không làm thay đổi nhóm gen liên kết
Câu 12:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là
Đáp án C
Câu 13:
Cho các phát biều sau:
I. Ở người gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần là biều hiện của điều hòa sau dịch mã.
II. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không chịu ảnh hưởng của môi trường.
III. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ xảy ra đột biến gen nhất là pha S.
IV. Dạng đột biến thay thế có thể tự phát sinh tự phát trong tể bào.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án: B
Nội dung I sai. Đây là điều hòa trước phiên mã. Điều hòa sau dịch mã là biến đổi protein tạo thành.
Nội dung II sai. Ung thư là bệnh do đột biến gen gây nên. Tất cả những nhân tố có thể gây đột biến gen đều có khả năng gây ra bệnh ung thư. Những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường như tia phóng xạ, tia cực tím, hóa chất độc hại,... đều có thể gây ung thư.
Nội dung III đúng. Pha S là pha nhân đôi của ADN, dễ xảy ra bắt cặp nhầm và dễ chịu tác động của các tác nhân gây đột biến, do đó dễ bị đột biến nhất.
Nội dung IV đúng. Trong nhân đôi có thể có sự bắt cặp nhầm dễ dẫn đến đột biến thay thế.