IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 35 câu trắc nghiệm Sinh 12 KNTT Bài 18: Di truyền quần thể có đáp án

35 câu trắc nghiệm Sinh 12 KNTT Bài 18: Di truyền quần thể có đáp án

35 câu trắc nghiệm Sinh 12 KNTT Bài 18: Di truyền quần thể có đáp án

  • 22 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tần số alen là:

Xem đáp án

Tần số alen là tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Tần số alen của một gen được tính bằng

Xem đáp án

Tần số alen là tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định

Ví dụ: kiểu gen AA= 0.3, Aa=0.5, aa=0.2

Tần số A= (0.3 + 0.5/2)/1

Hay AA= 200 cá thể, Aa=150 cá thể, aa=100 cá thể

Tần số A = (200+ 150/2)/ (200+150+100)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q≥0; p+q=1). Ta có:

Xem đáp án

Quần thể có thành phần kiểu gen là: dAA:hAa:raa thì ta có thể tính tần số alen theo công thức

p= d+ h/2 và q= r+h/2

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d+h+r =1). Công thức tính tần số của alen A, a là:

Xem đáp án

Quần thể có thành phần kiểu gen là: dAA: hAa: raa thì ta có thể tính tần số alen theo công thức

p= d+ h/2 và q= r+h/2

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 6: 9 . Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

P : 1AA : 6Aa : 9aa

Tần số alen A = (1+ 6 : 2)/(1 + 6 + 9) = 4/16 = 0,25

Tần số alen a = 0,75

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 2: 1. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

P: 1AA: 2Aa: 1aa → 0.25AA: 0.5Aa: 0.25aa

Tần số alen A = 0.25 + 0.5: 2 = 0.5

Tần số alen a = 0,5

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:

Xem đáp án

Tần số alen A = 0,04 + 0,32 : 2 = 0,2

Tần số alen a = 0,64 + 0,32 : 2 = 0,8

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là

Xem đáp án

Tần số alen A trong quần thể là :

A= (AA + Aa: 2) / (AA + Aa + aa)  = (60 + 40 : 2) / (AA + Aa + aa) = 80 : 200 = 0.4

Tần số alen a trong quần thể là : 1 – 0,4 = 0,6

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Tần số kiểu gen là:

Xem đáp án

Tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:

Xem đáp án

Tần số của một loại kiểu gen nào đó tính bằng tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định

Đáp án cần chọn là: C


Câu 14:

Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể tính

Xem đáp án

P: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa

Tự thụ phấn

F1 : Aa = 0,5 : 2 = 0,25

AA = aa = 0,25 + (0,5 – 0,25) : 2 = 0,375

Vậy F1 : 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,3 AA: 0,4 Aa: 0,3 aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:

Xem đáp án

P: 0,3AA: 0,4Aa: 0,3aa

Tự thụ phấn

F1: Aa = 0,4: 2 = 0,2

AA = aa = 0,3 + (0,4 – 0,2): 2 = 0,4

Vậy F1: 0,4AA: 0,2Aa: 0,4aa.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 16:

Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?

Xem đáp án

P : 31AA : 11aa

Sau 5 thế hệ tự phối

F5 : AA cho đời con 100% AA

aa cho đời con 100% aa

F5 : 31AA : 11aa

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là:

Xem đáp án

P : AA + Aa

Đặt tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 2x (0 < x < 0,5)

→ tần số alen a là x

Quần thể ngẫu phối

→ ở thế hệ F2 có : aa = x2 ; Aa = 2.x.(1 – x)

F2 : Aa + aa = 36% = x2 + 2.x.(1 – x)

→ x = 0,2

Vậy F2 : aa = 0,04 ;  Aa = 0,32;   AA = 0,64

Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất thu được 2 cây thuần chủng là: (0,64/ 0,96)2 = 4/9

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây dị hợp là:

Xem đáp án

P : AA + Aa

Đặt tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 2x (0 < x < 0,5)

→ tần số alen a là x

Quần thể ngẫu phối

→ ở thế hệ F2 có : aa = x2 ; Aa = 2.x.(1 – x)

F2 : Aa + aa = 36% = x2 + 2.x.(1 – x)

→ x = 0,2

Vậy F2 : aa = 0,04 ; Aa = 0,32; AA = 0,64

Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất thu được 2 cây dị hợp là: (0,32/ 0,96)2 = 2/3

Đáp án cần chọn là: B


Câu 20:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,3AB/ab: 0,3Ab/aB: 0,4ab/ab. Biết rằng các cá thể có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, sau 1 thế hệ tỉ lệ cây hoa đỏ, thân cao là:

Xem đáp án

Quần thể ban đầu sau khi loại bỏ ab/ab có cấu trúc di truyền: 0.5AB/ab: 0.5Ab/aB

Kiểu gen AB/ab tự thụ phấn cho tỷ lệ A-/B- = 0.5 × ¾ =0.375

Kiểu gen Ab/aB tự thụ phấn cho tỷ lệ A-/B- = 0.5 x 0.5 = 0.25

Sau 1 thế hệ tỉ lệ cây hoa đỏ, thân cao là: 0.375 + 0.25 = 0.625  = 62.5%

Đáp án cần chọn là: D


Câu 21:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F2 là các trường hợp nào trong các trường hợp sau đây:

Xem đáp án

Có 6 TH xảy ra:

- TH1: 5AA

Đời con: 100%AA - hoa đỏ

- TH2: 4AA : 1Aa

Đời con: aa = 1/5×1/4=1/20 ⇔ đời con: 19 đỏ : 1 vàng

- TH3: 3AA : 2Aa

Đời con: aa =  2/5×1/4=1/10 ⇔ đời con : 9 đỏ : 1 vàng

- TH4: 2AA : 3Aa

Đời con: aa = 3/5×1/4=3/20 ⇔ đời con: 17 đỏ : 3 vàng

- TH5: 1AA : 4Aa

Đời con: aa = 4/5×1/4=1/5 ⇔ đời con: 4 đỏ : 1 vàng

- TH6: 100% Aa

Đời con: 3 đỏ : 1 vàng

Các đáp án đúng là a, c, d, e, g, f

Đáp án cần chọn là: C


Câu 22:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, trường hợp nào cho con lai phân tính?

Xem đáp án

Có 6 TH xảy ra:

- a: 5AA

Đời con: 100%AA - hoa đỏ

- b: 2AA : 3Aa

Đời con: aa = 3/5×1/4=3/20 ⇔ đời con: 17 đỏ : 3 vàng

- c: 4AA : 1Aa

Đời con: aa = 1/5×1/4=1/20 ⇔ đời con: 19 đỏ : 1 vàng

- d: 1AA : 4Aa

Đời con: aa = 4/5×1/4=1/5 ⇔ đời con: 4 đỏ : 1 vàng

- e: 3AA : 2Aa

Đời con: aa =  2/5×1/4=1/10 ⇔ đời con : 9 đỏ : 1 vàng

- f: 100% Aa

Đời con: 3 đỏ : 1 vàng

Các đáp án đúng là b, c, d, e, f

Đáp án cần chọn là: C


Câu 23:

Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền

. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là:

Xem đáp án

Do quần thể tự thụ phấn nên tần số alen không thay đổi qua các thế hệ:

Tần số alen A là PA = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 : 2 = 0,35.

Tần số alen B là PB = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 = 0,5.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 24:

Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền

. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là:

Xem đáp án

Do quần thể tự thụ phấn nên tần số alen không thay đổi qua các thế hệ:

Tần số alen A là PA = 0,1 + 0,2 + 0,3 : 2 = 0,45

Tần số alen B là PB = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 = 0,5.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 25:

Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA+ 0,4Aa+ 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ:

Xem đáp án

Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ là:

↔ 0,675 AA : 0,05Aa : 0,275 aa

Vậy trong tổng số cây thân cao ở F3 , cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ: : 0.05/(0.05+0.675) x 100% = 6,9%

Đáp án cần chọn là: D


Câu 29:

Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 6 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,9375%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên?

Xem đáp án

Quần thể ban đầu: 90 % A-: 10% aa.

Gọi x là tỷ lệ dị hợp trong quần thể: sau 6 thế hệ tự thụ phấn:

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,3AA:0,6Aa: 0,1aa 

Đáp án cần chọn là: C


Câu 30:

Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại là 1,875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên?

Xem đáp án

Quần thể ban đầu: 90 % A- : 10% aa.

Gọi x là tỷ lệ dị hợp trong quần thể: sau 6 thế hệ tự thụ phấn: x/25 = 0.01875 => x=0.6

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,3AA:0,6Aa: 0,1aa

Đáp án cần chọn là: D


Câu 31:

Thế hệ F1 của một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F4 là:

Xem đáp án

F1 : 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb – quần thể tự thụ phấn

Kiểu gen aaBB chỉ có thể xuất hiện từ 2 kiểu gen ở F1 là : AaBB và aaBb

AaBB, ở F4 cho aaBB = aa =

aaBb, ở F4 cho aaBB = BB =

Vậy F4 , tỉ lệ kiểu gen aaBB = 0,175 + 7/160 = 7/32= 21,875%

Đáp án cần chọn là: D


Câu 32:

Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB :0,4 AaBB: 0,2 Aabb: 0,3 aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F3 là

Xem đáp án

P: 0,1AABB : 0,4AaBB : 0,2Aabb: 0,3aaBb

Quần thể tự phối

Kiểu gen aaBB chỉ có thể xuất hiện từ cây AaBB và aaBb tự phối

AaBB cho F3 có aaBB = aa =

aaBb cho F3 có aaBB = BB =

vậy tỉ lệ kiểu gen aaBB ở F3 là: 0,4375 x (0,4 + 0,3) = 0,30625 = 30,625%

Đáp án cần chọn là: C


Câu 33:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: . Biết rằng các thế hệ có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lý thuyết, sau 1 thế hệ, tỉ lệ cây hoa trắng, thân cao là:

Xem đáp án

Quần thể tự thụ phấn; liên kết gen hoàn toàn.

0,3 Ab/ab tự thụ → F1 : 0,3 x (1 Ab/Ab :  2Ab/ab :  1 ab/ab)

0,3 Ab/aB  tự thụ → F1 : 0,3 x (1Ab/Ab :  2Ab/aB :  1 aB/aB)

0,4 aB/ab tự thụ → F1 : 0,4 x (1aB/aB :  2aB/ab :  1 ab/ab)

Vậy F1 :

aaB- = aB/aB + aB/ab = 0,3 x 1/4 + 0,4 x 1/4 + 0,4 x 2/4 = 0,375

aabb  = 0,3 x 1/4 + 0,4 x 1/4 = 0,175

Do kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản nhưng vẫn sống sót

→ không bị CLTN loại bỏ

→ tỉ lệ hoa trắng, thân cao sau 1 thế hệ là: 0,375 = 37,5%

Đáp án cần chọn là: B


Câu 35:

Một quần thể tự thụ ở một loài thực vật xét một gen hai alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Thế hệ bố mẹ trong quần thể có kiểu hình hoa đỏ chiếm 60%, biết cây hoa đỏ thuần chủng không có khả năng sinh sản. Ở thế hệ F1 người ta thu được tổng số cây hoa đỏ có tỉ lệ 37,5%. Theo lí thuyết tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F1 là?

Xem đáp án

P: xAA : yAa : 0,4aa.

Do AA không sinh sản → tính lại tỷ lệ kiểu gen

Sau 1 thế hệ tự thụ, tỷ lệ cây hoa đỏ là 37,5% , ta có:

→ Trong các cây có khả năng sinh sản ở P: Aa = aa = 0,5.

Để tạo cây đỏ thuần chủng ở F1, cho P Aa x Aa => F1: AA = 0,5 x ¼= 12,5%

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm