360 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P8)
-
5911 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho:
Đáp án B.
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều ngang 2nm. Phân tử ADN quấn quanh khối protein histon tạo nên các nucleoxom.
Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit 1 (3/4) vòng. Giữa hai nucleoxom kế tiếp nhau là một đoạn ADN và 1 phân tử histon.
Chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11nm.
- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30nm.
- Sợi nhiễm sắc lại xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi siêu xoan71 có chiều ngang khoảng 300nm.
- Sợi có chiều ngang 300nm xoắn tiếp thành cromatit có chiều ngang khoảng 700nm.
- Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép có 2 cromatit nên chiều ngang có thể đạt tới 1400nm.
Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của nhiễm sắc thể có thể thu ngắn từ 15000 – 20000 lần. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, đảm bảo sự duy trì ổn định cấu trúc nhiễm sắc thể qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 4:
Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là giai đoan hoạt hóa axit amn và giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit tại riboxom.
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động gọi là polixom.
(4) Quá trình dịch mã khởi đầu khi riboxom tiếp xúc với codon 5'AUG3' trên phân tử mARN.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 5'UUG3' trên phân tử mARN.
Đáp án D.
Câu 6:
Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN:
Đáp án B.
Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN là: Trên một chạc tái bản, quá trình bẽ gãy các liên kết hidro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5' - 3'.
Điều này có nghĩa là, quá tình bẻ gãy mạch sẽ giải phóng ra 2 mạch ADN đơn ngược chiều nhau, mà sự tổng hợp mạch mới lại chỉ theo 1 chiều. Do đó sẽ có 1 mạch sẽ phải tổng hợp gián đoạn.
Câu 8:
Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?
Đáp án A
Đột biến gen và đột biến NST đều là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, tuy nhiên đột biến gen được coi là chủ yếu vì:
+ So với đột biến NST thì đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.
Phương án A sai vì đột biến ở các gen đa hiệu vẫn có thể ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
Câu 9:
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án C
C sai, Poliriboxom là hiện tượng các riboxom cùng trượt trên "khuôn" mARN trong quá trình tổng hợp protein. Mà các sản phẩm được tổng hợp từ cùng một "khuôn" thì các sản phẩm đó (protein) sinh ra phải giống nhau.
Câu 10:
Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?
Chọn đáp án A
Thể 4 nhiễm trên NST số 10 |
AAAa |
|
Nhân đôi |
A.A.A.A.A.A.a.a |
|
Kì giữa I (xếp 2 hàng) |
A.A A.A |
A.A a.a |
Kì giữa II (xếp 1 hàng) |
Tế bào 1 A.A A.A |
Tế bào 2 A.A a.a |
- Trong giảm phân II:
+ Nếu một nhiễm sắc thể A.A của tế bào 1 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường sẽ tạo ra 3 loại giao tử: AAA, OA, Aa.
+ Nếu một nhiễm sắc thể A.A của tế bào 2 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường sẽ cho 3 loại giao tử: AA, AAa, Oa.
+ Nếu một nhiễm sắc thể a.a của tế bào 2 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường sẽ cho 3 loại giao tử: AA, Aaa, OA.
Vậy chỉ có trường hợp của đáp án A là không xảy ra.
Câu 11:
Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện quá trình giảm phân.
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án D
Tế bào I đang ở kì giữa của giảm phân I, kết thúc quá trình giảm phân bình thường sẽ hình thành nên 2 loại giao tử là AB, ab.
Câu 13:
Khi nói về hậu quả của đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
1. Xét ở mức độ phân tử thì phần nhiều đột biến gen là trung tính.
2. Mọi đột biến gen khi đã biểu hiện ra ngoài kiểu hình đều gây hại cho sinh vật.
3. Các gen khác nhau, bị đột biến giống nhau thì hậu quả để lại cho sinh vật là như nhau.
4. Các đột biến câm thường là kết quả của đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác.
Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế nucleotide này bằng nucleotide khác tại vị trí thứ 3 của một mã bộ ba thì thường tạo nên đột biến vô nghĩa.
Chọn đáp án B
Các phát biểu không đúng là: 2, 3, 5
2 sai, các đột biến gen thì phần lớn là có hại hoặc trung tính, vẫn có một tỉ lệ nhỏ các đột biến là có lợi. Đây là cơ sở để cho các loài tiến hóa, hoàn thiện cơ chế thích nghỉ riêng của từng loài.
3 sai, các gen khác nhau, bị đột biến giống nhau thì biểu hiện ra bên ngoài là khác nhau.
5 sai, đột biến vô nghĩa là dạng đột biến là xuất hiện sớm mã kết thúc, khiến cho chuỗi acid amin tổng hợp ra bị ngắn đi.
Câu 15:
Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.
(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
(5) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin
(6) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
Chọn đáp án C
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen là những biến đổi liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit.
Xét các trường hợp đề bài cho:
- Trường hợp 1: Phân tử ADN bị mất một đoạn, đoạn mất chứa 5 cặp nucleotit. Trường hợp này đúng. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 5 cặp nucleotit. Đây là đột biến gen dạng mất
- Trường hợp 2: Gen tạo ra sau khi nhân đôi ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit. Trường hợp này đúng. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 cặp nucleotit. Đây là đột biến gen dạng thay thế
- Trường hợp 3: mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của ARN, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Trường hợp 4: mARN tạo ra sau quá trình phiên mã bị thay thế 1 nucleotit. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của ARN, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Trường hợp 5: Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của chuỗi polipeptit, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Trường hợp 6: Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế ở 1 axit amin. Trường hợp này sai. Đây là những biến đổi trong cấu trúc của chuỗi polipeptit, không phải biến đổi trong cấu trúc của gen.
Vậy có 2 trường hợp được xếp vào đột biến gen.
Câu 16:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có chất cảm ứng lactozo thì diễn ra các sự kiện nào?
(1) Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein ức chế gắn vào vùng vận hành.
(2) Chất cảm ứng kết hợp với chất ức chế, protein ức chế không gắn được vào vùng vận hành.
(3) Các gen cấu trúc không thực hiện phiên mã được.
(4) ARN polimeraza liên kết với khởi động, các gen cấu trúc hoạt động thưc hiện phiên mã tạo mARN và mARN tiến hành dịch mã tổng hợp protein.
Phương án đúng là:
Chọn đáp án C
Khi môi trường có Lactose: Lactozo đã liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian nên protein ức chế bất hoạt và không gắn với vùng vận hành. Enzim ARN polimeraza có thể liên kết vào vùng khởi động để tiến hành quá trình phiên mã. Các phân tử mARN tiếp tục dịch mã tổng hợp các enzim thủy phân Lactozo.
Vậy trong các kết luận trên, các kết luận 2, 4 đúng.
Câu 17:
Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự nuclêôtit của gen bình thường và các kết luận:
5’-ATG-TTA-XGA-GGT-ATX-GAA-XTA-GTT-TGA-AXT-XXX-ATA-AAA-3’
(1) Các protêin đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protêin bình thường.
(2) Các protêin đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protêin bình thường.
(3) Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
Kết luận nào về hậu quả của đột biến này là đúng?
Chọn đáp án A
Trình tự nu của gen bình thường:
5’-ATG-TTA-XGA-GGT-ATX-GAA-XTA-GTT- TGA-AXT-XXX-ATA-AAA-3’
Trình tự mARN do alen trên quy định:
5’-AUG-UUA-XGA-GGU-AUX-GAA-XUA-GUU-UGA-AXU-XXX-AUA-AAA-3’
Đoạn mARN trên quy định 8 acid amin tính cả acid amin mở đầu
Do alen bị đột biến bị mất T ở vị trí thứ 25. Trình tự alen đột biến trên gen sẽ là:
5’-ATG-TTA-XGA-GGT-ATX-GAA-XTA-GTT- GA-AXT-XXX-ATA-AAA-3’
Trình tự mARN do alen đột biến quy định:
5’ -AUG-UUA-XGA-GGU-AUX-GAA-XUA-GUU- GAA-XUX-XXA-UAA-AA-3’
Đoạn mARN trên quy định 12 acid amin tính cả acid amin mở đầu
Vậy (1) đúng.
(2) sai.
(3) đúng vì alen gây bệnh nằm trên NST giới tính X, là alen lặn nên tỉ lệ biểu hiện kiểu hình ở nam giới là cao hơn.
Câu 20:
Ở cà độc dược, bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân không bình thường khi có một nhiễm sắc thể kép không phân li, kết thúc quá trình nguyên phân này sẽ tạo ra:
Chọn đáp án D
Khi nguyên phân thì ở kì sau nếu 1 chiếc NST kép không phân li thì sẽ dẫn đến hình thành hai tế bào con có bộ NST 2n + 1 và 2n - 1.
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
(1) Thực chất của đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.
(2) Trong nguyên phân của tế bào 2n, nếu hai crômatit của một NST kép không phân li thì sẽ hình thành các tế bào con đột biến dạng thể không và thể bốn.
(3) Hiện tượng tương tác gen chỉ xảy ra giữa các gen không alen.
(4) Một tính trạng được quy định bởi gen nằm trong ty thể thì kiểu hình của con luôn giống với kiểu hình của mẹ.
Số phát biểu đúng là:
Chọn đáp án D
Phát biểu đúng là 1.
2 sai, sẽ tạo ra thể một và thể ba ( 2n-1 và 2n+1)
3 sai, trong các gen alen với nhau có tương tác trội lặn
4 sai, trong một số trường hợp thì kiểu hình của con có thể không giống của mẹ nếu tế bào chất chứa nhiều loại alen khác nhau của cùng một gen và con không nhận gen gây bệnh của mẹ.
Câu 22:
Xét một Operon Lac ở Ecoli, khi môi truòng không có Lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn đuợc tạo ra? Một học sinh đã đưa ra một số giải thích về hiện tuợng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pölimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo đuợc Protein ức chế
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết đuợc với protein ức chế
(4) Do gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.
Những giải thích đúng là:
Chọn đáp án A
Enzyme phân giải protein vẫn được tạo ra chứng tỏ operon lac vẫn hoạt động, các gen vẫn được phiên mã, có thể do:
- Gen điều hòa bị đột biến không tổng hợp protein ức chế. (2)
- Vùng vận hành O bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế. (3)
(4) không đúng.
Câu 23:
Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
1. ADN có cấu trúc một mạch
2. mARN
3. tARN
4. ADN có cấu trúc hai mạch
5. Protein
6. Phiên mã
7. Dịch mã
8. Nhân đôi ADN
Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là:
Chọn đáp án A
Các cấu trúc có nguyên tắc bổ sung là: 3, 4, 6, 7, 8.
Câu 24:
Cả 3 loại ARN đều có các đặc điểm chung:
1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotit
2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
3. Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X
4. Các đơn phân luôn liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Phuơng án đúng:
Chọn đáp án A
Các đặc điểm chung của 3 loại ARN là: 1, 2, 3.
Câu 25:
Cho phép lai (P): AabbDd x AaBbDd. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 8% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường. Các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa và tỉ lệ của thể ba nhiễm kép có thể thu được ở F1 lần lượt là:
Chọn đáp án A
Cặp gen Aa ở đực giảm phân bình thường cho các loại giao tử A và a
Ở cái các tế bào giảm phân bình thường cũng cho A và a, các tế bào giảm phân bất thường cho Aa và O
Vậy số kiểu gen ở cặp gen Aa là 3 kiểu gen bình thường + 4 kiểu gen bất thường = 7 kiểu gen, tỉ lệ thể ba là 0.04
Xét tương tự ta thấy cặp Dd đều cho 7 loại kiểu gen với 3 kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen bất thường, tỉ lệ thể ba là 0.1
Còn cặp Bb giới cái cho 1 giao tử b
Giới đực các tế bào đột biến cho 2 loại giao tử Bb và O, các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử B, b Vậy số kiểu gen ở cặp gen Bb là 2 kiểu hình thường và 2 kiểu đột biến, tỉ lệ thể ba là 0,05
Tổng số kiểu gen đột biến có thể tạo ra: 7 x 7 x 4 – 3x 3 x 2 = 178
Thấy 178 kiểu gen này đã bao gồm 4 x 4 x 2 = 32 kiểu gen đột biến ở cả ba cặp gen
Theo lý thuyết đề bài, những kiểu gen đột biến này không thể phát sinh được (giao tử đực và giao tử cái đều mang tối đa 1 cặp đột biến nên kiểu gen đột biến mang đột biến ở tối đa 2 cặp NST)
Tuy nhiên vì giao tử cái rối loạn ở cặp Dd và Aa nên hợp tử đột biến có chứa cặp Aa và Dd không xảy ra.
Số đột biến của hai cặp Aa và Dd là: 2 x (4 x 4) = 32
Do đó, số kiểu gen đột biến tối đa có thể tạo ra là: 178 - 32 - 32 = 114 kiểu gen
Vậy tỉ lệ thể ba kép là: (0,04 x 0,05 + 0,05 x 0,1) x 100% = 0,7%
Câu 26:
Mạch 1 của gen có A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có G2 = 300; X2 = 400. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipetit. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là:
Chọn đáp án B
Đây là phân tử ADN nên không có U, là ADN đơn nên A ≠ T, G ≠ X vậy đáp án đúng là B.
Câu 30:
Khi nói về cơ chế di truyền của sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.
(3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.
(5) Có nhiều enzim ADN - polimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
Chọn đáp án D
1 đúng. Vì đây là quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở sinh vật nhân thực nên sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. Còn ở sinh vật nhân sơ, quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra tại duy nhất một đơn vị nhân đôi.
2 sai vì codon kết thúc trên mARN không được dịch mã.
3, 4 đúng.
5 đúng. Có ba loại enzim ADN-polymeraza tham gia vào tái bản ADN là: ADN polymeraza I, ADN polymeraza II và ADN polymeraza III. Trong đó enzim ADN polymeraza III đóng vai trò chính trong tái bản ADN.
Câu 31:
Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B
Chất X là chất ức chế. Operon Lac không gồm gen R là gen điều hòa
Trên phân tử mARN2 có nhiều mã mở đầu và nhiều mã kết thúc do trên đó có rất nhiều gen
Câu 32:
Trên 1 cây lưỡng bội, người ta thấy có 1 cành lá to hơn bình thường. Quan sát tiên bản tế bào học cho thấy các tế bào của cành lá này có bộ NST 4n. Cơ chế hình thành cành lá là do
Chọn đáp án C
Do chỉ có một cành mang bộ NST 4n, vì vậy đấy là thể khảm. Vì vậy cây chỉ bị đột biến đa bội ở đỉnh sinh trưởng của cành nên chỉ có một cành mang NST 4n. Nếu xảy ra đột biến dạng này ở đỉnh sinh trưởng của cây thì sẽ có nhiều cành trong tế bào mang NST 4n
Còn cả trường hợp cây bị đột biến trên trong quá trình hợp tử nguyên phân đầu tiên hay do được lai giữa 2 cây tứ bội thì đều tạo ra cây tứ bội chứ không phải cành tứ bội
Câu 33:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về biến dị đột biến?
(1). Đột biến gen gây biến đổi trong cấu trúc gen và làm tăng số loại alen trong quần thể
(2). Đột biến cấu trúc NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen mà không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào
(3). Đột biến cấu trúc NST có thể làm thay đổi cường độ hoạt động của gen
(4). Đột biến đa bội không gây ra sự mất cân bằng trong hệ gen
(5). Chỉ có đột biến mới tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
(6). Các dạng đột biến thể ba thường được ứng dụng để tạo quả không hạt
Chọn đáp án B
Các phát biểu không đúng là: (2), (4)
(2). sai do đột biến cấu trúc dạng mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.
(4). sai do đột biến đa bội làm số lượng ADN tăng gấp bội gây mất cân bằng trong hệ gen.
Câu 35:
Một đột biến điểm xảy ra tại vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ làm cho codon 5'UAX3' trở thành codon 5'UAG3'. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng chiều dài gen sau đột biến không thay đổi
(1). Đột biến đã làm xuất hiện một alen mới so với alen trước đột biến
(2). Phân tử mARN do gen đột biến tổng hợp có chiều dài ngắn hơn so với bình thường
(3). Gen sau đột biến có số lượng liên kết hiđrô ít hơn so với gen trước đột biến
(4). Đột biến không làm thay đổi số lượng các loại nucleotit so với gen ban đầu
(5). Dạng đột biến đã xảy ra là đột biến thay thế một cặp X-G bằng một cặp G-X.
Chọn đáp án B
Các phát biểu đúng là: (1) (4)
2 sai, chiều dài phân tử mARN do gen đột biến tổng hợp không thay đổi do trình tự kết thúc phiên mã trên gen nằm trên ADN chưa bị đột biến
3 và 5 sai, đột biến là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G trên ADN, do đó không làm thay đổi số lượng liên kết hidro.
Câu 37:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cải bắp (loài Brassica 2n=18 với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18 tạo ra cây lai khác loài. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội?
(1). Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2). Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
(3). Có khả năng sinh sản hữu tính
(4). Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
Chọn đáp án A
(1). Đúng. Vì thể song nhị bội là sự dung hợp 2 bộ NST của 2 loài khác nhau vì vậy nó mang vật chất di truyền của 2 loài
(2). Sai. Do các NST tạo thành 1 nhóm 4 NST nhưng không là NST tương đồng do trong nhóm có NST của 2 loài khác nhau
(3). Đúng. Do trong tế bào các NST còn tồn tại thành từng cặp tương đồng của mỗi loài, vì vậy có thể phân ly trong giảm phân hình thành giao tử. Vì vậy có thể sinh sản hữu tính
(4). Đúng. Do thí nghiệm lai xa thường kèm theo quá trình đa bội hóa, vì vậy tạo ra con lai có KG đồng hợp về tất cả các cặp gen
Câu 38:
Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15 ?
Chọn đáp án C
Sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra được các phân tử ADN con là: 25 = 32
Sau n quá trình nhân đôi luôn còn 2 mạch ADN cũ làm mạch gốc (phân tử ADN ở vùng nhân chứa N15)
Câu 39:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số loại
axit amin.
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit
là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi
pôlipeptit là mêtiônin.
(4) Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
Liên kết bổ sung A - U, G - X chỉ có trong cấu trúc của
phân tử tARN và rARN.
Chọn đáp án A
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 2, 3 đúng
Phát biểu 1 sai vì mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
Phát biểu 4 sai vì phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn, cuộn xoắn lại thành hình lá dâu xẻ 3 thùy.
Phát biểu 5 sai vì liên kết bổ sung A - U, G - X ngoài có trong cấu trúc của tARN và rARN thì còn có trong cơ chế di truyền, ở quá trình phiên mã và dịch mã.
→Có 2 phát biểu đúng → Đáp án A.