407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P2)
-
7167 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho biết bộ ba 5'GXU3' quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5'AXU3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.
Đáp án: A
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
- Theo bài ra, đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → I và II sai.
- Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T.
→ Nếu alen A có 150A thì eln a sẽ có 151A.
- Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X → IV đúng
Câu 2:
Xét 2 cặp nhiễm sắc thể, trong đó trên cặp nhiễm sắc thể thứ nhất có 4 gen theo thứ tự là ABCD; trên nhiễm sắc thể số 2 có 3 gen theo thứ tự là EGH. Mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 574 phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội về 7 tính trạng với cơ thể có kiểu hình lặn về 7 tính trạng.
II. Cho 2 cơ thể có kiểu gen khác nhau lai với nhau, sẽ có tối đa 11982960 phép lai.
III. Có tối đa 14 phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng với cơ thể đồng hợp lặn.
IV. Phép lai giữa 2 cơ thể đều có kiểu hình trội về 1 tính trạng sẽ cho đời con có tối đa 3 kiểu gen.
Đáp án: C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I,II và III.
- I đúng vì kiểu hình trội về 7 tính trạng (A-B-C-D-E-G-H-) có 574 kiểu gen
=> số phép lai là 574. Giải thích:
* Trên cặp NST số 1 có 4 cặp gen Aa,Bb,Cc,Dd nên kiểu hình A-B-C-D- có 41 kiểu gen:
+ Với 4 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = = 8
+ Với 3 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = = 16
+ Với 2 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = = 12
+ Với 1 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = = 8
+ Với 0 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 1
* Trên cặp NST số 2 có 3 cặp gen Ee, Gg,Hh nên kiểu hình E-G-D- có 14 kiểu gen:
+ Trên 3 cặp gen đều dị hợp thì số kiểu gen = = 4
+ Trên 2 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = = 6
+ Trên 1 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = = 3
+ Trên 0 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 1
Theo đó, tổng số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 7 tính trạng là 4114=574
- II đúng vì số kiểu gen về 7 cặp gen là =4896 kiểu gen
Khi có 4896 kiểu gen thì phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen khác nhau sẽ có số sơ đồ lai là =11982960
- III đúng vì kiểu hình trội về 1 tính trạng sẽ có 14 kiểu gen( có 7 tính trạng nên sẽ có 7 trường hợp, trong đó mỗi trường hợp có 2 kiểu gen)
→ 141=14
- IV sai vì phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp một cặp gen sẽ cho đời con có tối đa 4 kiểu gen
Câu 3:
Ở một loài số nhiễm sắc thể có trong thể bốn khi tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là 52. Số nhóm gen liên kết của loài đó là
Đáp án: D
Khi ở kì sau của QT nguyên phân thì mỗi NST kép đã phân li thành 2 NST đơn.
Thể bốn : 2n + 2
→ (2n+2).2 = 52
→ n = 12
Câu 4:
Một tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một nhiễm sắc thể kép không phân li; các tế con mang bộ nhiễm sắc thể bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kì như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bình thường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1.
(2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 chiếm tỉ lệ 1/254 .
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần.
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.
Đáp án: C
Gọi x là tổng số lần nguyên phân của hợp tử trên.
Gọi y là số lần nguyên phân bình thường.
Sau y lần nguyên phân bình thường ta tạo được số tế bào con bình thường (2n) là: 2y.
TRong 2y tế bào này có:
+ 2 tế bào có 1 cặp NST không phân li qua 1 lần nguyên phân nữa tạo: 2 tế bào (2n + 1) và 2 tế bào (2n - 1). Mỗi tế bào bất thường tiếp tục nguyên phân ( x - y - 1) lần tạo:
2. 2x - y - 1 tế bào (2n +1) và 2. 2x - y - 1 tế bào (2n - 1)
+ (2y - 2) tế bào 2n giảm phân (x - y) lần nữa tạo: (2y - 2). 2x - y = 8064 ⇒ x = 13; y = 7.
Xét các phát biểu ta có:
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra số tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1 là: 2. 2x - y - 1 = 2. 213 - 7 - 1 = 64 ⇒ (1) sai.
(2) Kết thúc 13 lần nguyên phân ta có:
- Số tế bào 2n = 8064.
- Số tế bào 2n - 1 = số tế bào 2n + 1 = 64.
Vậy tỉ lệ tế bào 2n - 1 là: 64/ 213 = 1/128 ⇒ (2) sai.
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 5 lần ⇒ (3) sai.
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ 8 ⇒ (4) sai.
Vậy cả 4 phát biểu đều sai
Câu 5:
Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể một của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
Đáp án: B
Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết
→ n = 12 → 2n = 24
Thể 1 có số NST là 2n - 1= 23
Ở kì giữa của nguyên phân thì NST đang co xoắn cực đại
→ Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể một của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là : 23
Câu 6:
Gen A có chiều dài 510nm bị đột biến điểm trở thành alen A. Nếu alen a có 3721 liên kết hiđro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có chiều dài 510,34 nm thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen A có tổng số 3720 liên kết hiđro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
III. Nếu alen a có 779 số nuclêôtit loại T thì chứng tỏ alen a dài 510 nm.
IV. Nếu alen a có 721 số nuclêôtit loại X thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
Đáp án: D
Cả 4 phát biểu đúng.
- I đúng vì alen a dài hơn alen A 0,34nm → Thêm một cặp nuclêôtit.
- II đúng vì nếu alen A có 3720 liên kết hiđro thì chúng đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hiđro → Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
- III đúng vì alen a có 3721 liên kết hiđro và có 779 T thì suy ra có 721 số nuclêôtit loại G → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000 → Alen a có chiều dài 510nm.
- IV đúng vì alen a có 3721 liên kết hiđro và có 721 X thì suy ra có 779 số nuclêôtit loại A → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000 → Alen A và alen a có tổng số nuclêôtit bằng nhau → Dây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
Câu 7:
Gen A quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có 36 axit amin. Gen A bị đột biến điểm trở thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể ít hơn alen A 1 nuclêôtit.
II. Alen a có thể nhiên hơn alen A 3 liên kết hiđro.
III. Chuỗi polipeptit do alen a quy định có thể chỉ có 10 axit amin.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp có 50 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến thêm cặp nuclêôtit.
Đáp án: B
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
- Phát biểu I sai vì nếu là đột biến mất cặp thì alen đột biến ít hơn alen A 2 nuclêôtit. Vì gen có cấu trúc mạch kép nên không bao giờ đột biến lại mất 1 nuclêôtit.
- Phát biểu II đúng vì nếu là đột biến thêm 1 cặp G-X thì alen a sẽ tăng thêm 3 liên kết hiđro.
- Phát biểu III đúng vì nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở vị trí cách bộ ba mở đầu 10 bộ ba thì chuỗi polipeptit chỉ có 10 axit amin.
- Phát biểu IV sai vì đột biến mất cặp hoặc thay thế một cặp nuclêôtit cũng có thể làm cho bộ ba kết trở thành bộ ba mã hóa, điều đó sẽ dẫn tới làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit → Khẳng định chắc chắn đây là đột biến thêm cặp là sai.
Câu 8:
Xét một cặp gen Bb của một cơ thể lưỡng bội đều dài 4080 A0, alen B có 3120 liên kết hidro và alen b có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nucleotit thuộc các alen B và alen b là A = 1320 và G = 2280 nucleotit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là
Đáp án: C
Số nucleotit của gen là: 4080 : 3,4 x 2 = 2400.
Số nucleotit các loại của gen B là:
G = X = 3120 – 2400 = 720.
A = T = (2400 – 720 x 2) : 2 = 480.
Số nucleotit các loại của gen b là:
G = X = 3240 – 2400 = 840.
A = T = (2400 – 840 x 2) : 2 = 360.
Athể đột biến = 1320 = 2 x 480 + 360 = 2AB + Ab. => Kiểu gen của thể lệch bội là BBb.
Câu 9:
Gen A dài 306 nm, có 20% nuclêôtit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nuclêôtit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2?
Đáp án: C
N =(3060 ÷ 3,4) × 2 = 1800; A = 360; G = 540.
Ta có đột biến gen A → a → a1 → a2
Vì đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit.
A ít hơn a 1 liên kết H chứng tỏ gen A bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X để trở thành gen a.
Số nuclêôtit của a: A = 359, G = 541
A nhiều hơn a1 là 2 liên kết, a sẽ nhiều hơn a1 3 liên kết chứng tỏ gen a bị đột biến mất 1 cặp G-X để trở thành gen a1.
Số nuclêôtit của a1: A = 359; G = 540
A nhiều hơn so với a2 là 1. nên a1 sẽ nhiều hơn a2 1 liên kết → a2 1 bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số nuclêôtit của a2 là: A = 358. G = 541
Tổng số nuclêôtit của cơ thể : Aaa1a2 là:
A = 360 + 359 + 359 + 358 = 1436.
G = X = 540 + 541+ 540 + 541 =2162
Câu 10:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
Đáp án: A
Tổng số giao tử được tạo thành: 2000 × 4 = 8000.
1 tế bào giảm phân có 1 cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I → 2 loại giao tử :2 giao tử n-1 và 2 giao tử n+1.
có 20 tế bào bị rối loạn → số giao tử có 5 NST (n-1) = 20 × 2 =40.
Tỷ lệ số giao tử 5 NST trong quá trình trên là: 40 : 8000 = 0,5%.
Câu 11:
Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một.
II. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 48 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội.
Đáp án: A
Cả 4 phát biểu đúng.
-Số kiểu gen lệch bội thể một là
-Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể một:
+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là =16
+ Ở các hể một có số kiểu gen là
→Tổng số kiểu gen là 16 + 32 = 48.
-Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể ba:
+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là =16
+ Ở các thể một có số kiểu gen là
Tổng số kiểu gen là 16 + 96 = 112.
-Số kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội khi có thể một:
+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là
+ Ở các thể một có số kiểu gen là
→ Tổng số kiểu gen là 32 + 80 = 112
Câu 12:
Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 4% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ
Đáp án: B.
- Cơ thể đực có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,1.
→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.
- Cơ thể cái có 4% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,04.
Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,04 = 0,96.
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,9 × 0,96 = 0,864.
→ Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,864 = 0,136 = 13,6%
Câu 13:
Ở một loài, người ta phát hiện được 24 nhóm gen liên kết, số lượng nhiễm sắc thể trong bộ NST lưỡng bội của loài là
Đáp án: A
Ở một loài, người ta phát hiện được 24 nhóm gen liên kết (n=24) → bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n=48
Câu 14:
Trong hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa, lúa mì Triticum monococcum (hệ gen AA, 2n = 14) lai với lúa mì hoang dại Aegilops speltoides (hệ gen BB, 2n = 14) được con lai (hệ gen AB, 2n = 14), bị bất thụ; gấp đôi bộ NST của lúa lai tạo lúa mì Triticum dicoccum (hệ gen AABB, 4n = 28), cho dạng lúa mì này lai với lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa (hệ gen DD, 2n = 14) được con lai có hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ; gấp đôi số lượng NST của con lai tạo dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) có hệ gen AABBDD với 6n = 42. Lúa mì hiện nay được gọi là
Đáp án: A
Loài lúa mì trồng lục bội (T.aestivum) là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa của ba loại lúa mì lưỡng bội: Loài lúa mì (T. monococcum), lúa mì hoang dại Aegilops speltoides, lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa. Do đó bộ NST của con lai dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) mang bộ NST của cả 3 loài lúa mì trên → Gọi là thể song nhị bội
Câu 15:
Một loài động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể trên giảm phân cho tối đa 8 loại tinh trùng.
II. 6 tế bào của cơ thể trên giảm phân cho tối đa 12 loại tinh trùng.
III. Loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8.
IV. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 1/2.
Đáp án: C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
- I đúng vì cơ thể trên gồm 3 cặp gen dị hợp nên số loại tinh trùng tối đa = 23 = 8 loại.
- II sai vì mặc dù có 6 tế bào cho tối đa số loại giao tử = 6×2 = 12 loại tinh trùng. Tuy nhiên, cơ thể này có 3 cặp gen dị hợp nên số loại giao tử luôn ≤ 8 loại.
- III đúng vì loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ
(vì cặp gen EE luôn cho giao tử chứa E).
- IV đúng vì loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội thì chỉ chứa 3 alen trội hoặc 4 alen trội
Câu 16:
Ở một loài loài (2n = 46), Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 5 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5, người ta đếm được trong các tế bào con có 1504 cromatit. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
Đáp án: B
Hướng dẫn: Kì giữa của lần nguyên phân thứ 5 tức là đã qua 4 đợt nguyên phân do đó có 24=16 tế bào con đang nguyên phân
Kì giữa NST ở dạng kép thì mỗi NST có 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
→ số NST trong 1 tế bào = 1504/(16× 2) = 47 NST
→ Hợp tử thuộc dạng 2n+1
Câu 17:
Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
II. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 25%
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 25%.
Đáp án: B
Cả 4 phát biểu đúng.
-I đúng vì tỉ lệ giao tử không bị đột biến là
-II. Tỉ lệ giao tử bị đột biến là
-III. Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST là
-IV. Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST là
Câu 19:
Cho P: ♀ AaBbDd x ♂ AabbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội – lặn hoàn toàn. Giả sử, trong quá trình phát sinh giao tử đực có 16% số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1, các cặp còn lại phân li bình thường. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có 20% số tế bào sinh trứng bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường.
I. Theo lý thuyết, có tối đa số kiểu gen đột biến được hình thành ở F1 là 80.
II. Có tối đa số loại hợp tử thể ba được hình thành ở F1 là 24.
III. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd ở F1 là: 0,525%.
IV. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là: 96,8% Số đáp án đúng là:
Đáp án: A
♀ AaBbDd × ♂ AabbDd quá trình phát sinh giao tử ở cơ thể cái bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường thì tạo ra các loại giao tử bị đột biến về cặp gen Aa là: Aaa, AAa, A, a.
♀ AaBbDd × ♂ AabbDd quá trình phát sinh giao tử tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường thì tạo ra các loại giao tử bị đột biến về cặp gen Dd là: Ddd, DDd, D, d.
Bb × bb tạo ra 2 kiểu gen, cặp gen Aa và Dd khi lai với nhau không xảy ra đột biến mỗi cặp gen sẽ tạo ra 3 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen ở đời con là: (4 + 3) × 2 × (4 + 3) = 98.
Số kiểu gen bình thường là: 3 × 2 × 3 = 18.
Vậy số kiểu gen bị đột biến được hình thành ở đời con là: 98 - 18 = 80. Nội dung 1 đúng.
Hợp tử thể ba sẽ có cặp gen Aa có thêm 1 gen nữa (AAa hoặc Aaa) hai cặp còn lại bình thường hoặc có cặp gen Dd có thêm 1 gen nữa, còn 2 cặp còn lại bình thường.
Vậy số kiểu gen hợp tử thể ba được hình thành ở F1 là: 2 × (2 × 2 × 3) = 24. Nội dung 2 đúng.
Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd ở F1 là: 20% × (1 - 16%) × = 0,525%. Nội dung 3 đúng.
Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là: (1 - 16%) × (1 - 20%) = 67,2%. Nội dung 4 sai.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 20:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, ở cơ thể cái có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Thực hiện phép lai: (P) ♂AaBbDd × ♀AabbDd. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Hợp tử đột biến có thể có kiểu gen là AaBbbDdd
II. Số loại hợp tử tối đa có thể tạo ra 96
III. Tỷ lệ loại hợp tử mang đột biến lệch bội 66/8
IV. Tỷ lệ loại hợp tử lưỡng bội là 18/96
Đáp án: B
Xét cặp NST mang gen Aa: giảm phân ở 2 bên bình thường, số loại hợp tử tối đa là 3 (AA, Aa; aa)
Xét cặp NST mang gen Bb:
- Giới đực cho các loại giao tử: B, b, Bb, O
- Giới cái cho giao tử b
- Số hợp tử là: 4 (Bb, bb, Bbb, b)
Xét cặp NST mang gen Dd
- Giới đực cho giao tử D,d
- Giới cái cho giao tử: Dd, d, D, O
- Số loại hợp tử là:DDd; Ddd; Dd, DD, dd, D, d (7)
Xét các phát biểu
I đúng
II sai, số loại hợp tử tối đa là 3×4×7 =84
III đúng, tỷ lệ hợp tử lệch bội là: (84 – 3.2.3)/84 = 66/84
IV sai, tỷ lệ hợp tử lưỡng bội là 2.3.3/84 = 18/84
Câu 21:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy trong tất cả các tế bào con được tạo thành sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiễm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
Đáp án: C
Sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiệm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân.
→ Vậy ban đầu có 30 tế bào sinh tính tham gia giảm phân I bình thường, giảm phân II bị rối loạn. Kết thúc giảm phân, tạo 60 tế bào (n + 1) và 60 tế bào (n-1)
→ Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể:
Câu 22:
Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.
Đáp án: D
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.
Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. → I và II
Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có
Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp → IV đúng.
Câu 23:
Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa ở 30% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen bb ở 40% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Loại kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ
Đáp án: C
♂AaBbDd × ♀Aabbdd
- P. ♂Aa × ♀Aa
Gp. 0,15 Aa : 0,15 (0) : 0,35A : 0,35a ↓ 0,5A : 0,5a.
F1. aa = 0,35. 0,5 = 0,175.
- P. ♂Bb × ♀bb
Gp. 0,5B : 0,5b ↓ 0,2bb : 0,2 (0) : 0,6b.
F1. bb = 0,5. 0,6 = 0,3.
- P. ♂Dd × ♀dd
F1. dd = 0,5.
Vậy tỉ lệ aabbdd = 0,175. 0,3. 0,5 = 2,625%.
Câu 24:
Một tế bào sinh dưỡng ở một mô phân sinh có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là Aa (A và a là kí hiệu cho mỗi bộ NST đơn bội (n). Cho các kết luận sau:
I. Sau một thời gian nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trên thì môi trường nuôi cấy có tất cả 128 (Aa) thì có thể tế bào đã nguyên phân 6 lần và các tế bào con đang ở kì trung gian (lúc các NST đã tự nhân đôi).
II. Sau một thời gian nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trên thì môi trường nuôi cấy có tất cả 128 (Aa) thì có thể các NST đang ở kì đầu, kì giữa hoặc kì sau của lần nguyên phân thứ 7.
III. Sau một thời gian nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trên thì môi trường nuôi cấy có tất cả 128 (Aa) thì có thể tế bào đã nguyên phân 7 lần và đang ở thời điểm cuối của lần nguyên phân thứ 7.
IV. Sau một thời gian nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trên thì môi trường nuôi cấy có tất cả 128 (Aa) thì có thể tế bào đang ở thời điểm đầu của kì trung gian lần nguyên phân thứ 8 (lúc các NST chưa nhân đôi).
Số kết luận đúng là:
Đáp án: D
Lúc NST đã tự nhân đôi sau 6 lần nguyên phân thì số NST là: 26 x 2 = 128
Từ lúc NST đã nhân đôi ở kỳ trung gian sau lần nguyên phân thứ 6 đến đầu kỳ trung gian của lần nguyên phân thứ 8 lúc NST chưa nhân đôi đều có số NST là 128 -> 1, 2, 3, 4 đúng.
Lúc NST đã tự nhân đôi sau 6 lần nguyên phân thì số NST là: 26 x 2 = 128
Từ lúc NST đã nhân đôi ở kỳ trung gian sau lần nguyên phân thứ 6 đến đầu kỳ trung gian của lần nguyên phân thứ 8 lúc NST chưa nhân đôi đều có số NST là 128 -> 1, 2, 3, 4 đúng.
Câu 25:
Từ 1 tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là
Đáp án: D
Nếu không có quá trình đột biến xảy ra thì số tế bào sau 8 lần nguyên phân là: 28 = 256.
Số tế bào bị giảm đi là: 256 - 224 = 32 = 25. Ta có thể hiểu là 5 lần nguyên phân cuối cùng có 1 tế bào đã không tham gia vào quá trình phân bào, vậy đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ 3.
Cuối cùng tạo ra 32 tế bào 4n thì số tế bào 2n = 224 - 32 = 192.
Tỉ lệ giữa số tế bào 4n và 2n là: 32 : 192 =
Câu 26:
Một gen có 20% số nuclêôtit loại A và có 600 nuclêôtit loại G. Gen có bao nhiêu liên kết hiđro?
Đáp án: C
Số nuclêôtit loại A = 400 → Tổng số liên kết hiđro là 2A + 3G = 2×400 + 3×600 = 2600.
Câu 27:
Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
Đáp án: A
Gọi x là số lần nhân đôi của 8 phân tử.
Ta có: 8 × 2 × (2x – 1) = 112 → x = 3
Câu 28:
Một gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ
II. Tỉ lệ
III. Tỉ lệ
IV. Tỉ lệ
Đáp án: A
Trước hết, phải xác định số nu mỗi loại của mạch 1, sao đó mới tìm các tỉ lệ theo yêu cầu bài toán.
Gen dài 408nm → có tổng số 2400 nu.
Agen chiếm 20% → A = 20% x 2400 = 480; Ggen = 30% x 2400 = 720.
=200 → =480200=280; =15%1200=180 → =720180=540
I. Tỉ lệ → I đúng
II. Tỉ lệ → II sai
III. Tỉ lệ → III sai
IV. Tỉ lệ → IV đúng
Câu 29:
Trong một cơ thể sinh vật đơn tính, xét 2 nhóm tế bào sinh dục ở vùng sinh sản: nhóm hai ít hơn nhóm một 4 tế bào. Sau một số lần nguyên phân không bằng nhau, cả 2 nhóm bước vào giảm phân, hình thành giao tử. Môi trường đã cung cấp cho nhóm một 840 NST đơn cho cả 2 đợt phân bào nói trên , môi trường cung cấp cho nhóm hai số NST đơn cho cả 2 đợt phân bào ít hơn nhóm một 96 NST. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử được tạo thành từ nhóm một đạt 75%, của nhóm hai là 87,5%. Tổng số NST có nguồn gốc từ bố trong các hợp tử thu được từ nhóm một là 672 NST và bằng với số NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong các hợp tử thu được từ nhóm hai. Cho các phát biểu sau:
I. Số tế bào ở nhóm 1 là 2 tế bào
II. Số tế bào ở nhóm 2 là 6 tế bào.
III. Số lần nguyên phân của hóm tế bào 1 là 3 lần.
IV. Số lần nguyên phân của nhóm tế bào 2 là 4 lần
Số phát biểu đúng là
Đáp án: D
Gọi a là số tế bào nhóm 2 thì a + 4 là số tế bào nhóm 1. Gọi m là số lần nguyên phân của nhóm tế bào 1, k là số lần nguyên phân của tế bào 2; 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Điều kiện: (a, m, k, n) ∈ N*.
Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào nhóm 1 nguyên phân là: 2n.(2m - 1).(a + 4).
Số tế bào nhóm 1 tham gia vào giảm phân là: (a + 4).2m.
Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào nhóm 1 giảm phân là: (a + 4).2m.2n
Theo bài ra ta có: 2n.(2m - 1).(a + 4) + (a + 4).2m.2n = 840 ⇔ (a + 4).(2m+1 - 1).2n = 840 ⇔ (a + 4).(2m+1 - 1).n = 420. (3)
Tương tự với nhóm tế bào 2: a.n.(2k+1 - 1) = (840 - 96) : 2 = 372. (1)
Số NST có nguồn gốc từ bố trong mỗi hợp tử là n.
Có 2 trường hợp xảy ra.
Nếu đây là cá thể cái thì 1 tế bào sinh giao tử tạo ra được 1 giao tử.
Ta có: a.n.2k.87,5% = 672 ⇒ a.n.2k+1 = 1536. (2)
Từ (1) và (2) ta có an = 1164.
Tương tự ta lại có: (a + 4).n.2m.75% = 672 ⇒ (a + 4).n.2m+1 = 1792. (4)
Từ (3) và (4) ta có: (a + 4).n = 1372 hay an + 4n = 1372 thì n = 52 khi đó a = 1164 : 52 ⇒ Lẻ nên loại trường hợp này.
Với trường hợp đây là con đực, làm hoàn toàn giống trường hợp trên, chỉ khác là nhân 4 thêm ở chỗ phương trính NST có nguồn gốc từ bố trong hợp tử vì con đực 1 tế bào sinh dục chín giảm phân cho 4 giao tử.
Ta có: 4.a.n.2k.87,5% = 672 ⇒ a.n.2k+1 = 384. (5)
Từ (1) và (5) suy ra: an = 12.
Tương tự (a + 4).n = 28 hay an + 4n = 28 ⇒ 4n = 16 ⇒ n = 4, a = 3, 2n = 8, a + 4 = 7.
Số tế bào nhóm 1 là 7 tế bào, nhóm 2 là 3 tế bào, 2n = 8. Nội dung 1 đúng, nội dung I, II sai.
Thay số vào ta có: a.n.2k+1 = 384 với a = 3 và n = 4 thì k = 4. Nhóm tế bào 2 nguyên phân 4 lần. Nội dung IV đúng.
(a + 4).(2m+1 - 1).n = 420 thay số vào ta tính được m = 3. Nhóm tế bào 1 nguyên phân 3 lần. Nội dung III đúng.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Chú ý:
- Lúc đi thi các bạn ưu tiên làm trường hợp giới tính đực trước vì dạng bài này thường sẽ vào giới tính đực.
- Có nội dung kết luận bộ NST 2n của loài thì hãy thử đáp án thay 2n người ta cho vào, thường trúng.
- Nếu không có 2n thì thường là 2n = 8 là ruồi giấm, thử 2n = 8 vào cho nhanh.
- Dạng bài này 2n và số lần nguyên phân sẽ nhỏ thôi chứ không quá lớn, thử đáp án cũng okie.
Lời giải viết khá dài và chi tiết cho các bạn dễ hiểu, đi thi chỉ tư duy trong đầu chứ không ghi dài dòng thế này nhé
Câu 30:
Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử lệch bội dạng n + 1?
Đáp án: C
Cây hạt tròn (A_bb) chín muộn chiếm tỉ lệ: 240 : 1000 = 24% = 25% - 1%. => Tỉ lệ kiểu hình hạt dài, chín muộn (aabb) chiếm tỉ lệ 1% = 0,1ab x 0,1ab.
Tỉ lệ giao tử ab = 0,1 < 25% => Đây là giao tử hoán vị.
Cây đem lai có kiểu gen là Ab//aB, tần số hoán vị 20%.
Câu 31:
Cho biết 4 bộ ba 5'GXU3'; 5'GXX3'; 5'GXA3'; 5'GXG3' quy định tổng hợp axit amin Ala; 4 bộ ba 5'AXU3'; 5'AXX3'; 5'AXA3'; 5'AXG3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiêm mã một lần cần môi trường cung cấp 100 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cùng cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X.
Đáp án: D
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
- Theo bài ra, đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → phát biểu I và II sai.
- Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có 151A → phát biểu III đúng.
- Vì đột biến làm cho G vủa mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 100X → phát biểu IV đúng.
Câu 32:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb × ♀ AaBb Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội thể ba?
Đáp án: C
P: ♂AaBb × ♀ AaBb
quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường-> kg: Aa, 0, A, a
Cơ thể cái giảm phân bình thường Aa tạo G A,a
Loại hợp tử lưỡng bội (bình thường tạo ra) 9 loại
Loại hợp tử lệch bội thể ba (2n+1): (AAa,AAa) x (BB: Bb:bb) 6 loại
Câu 33:
Hình bên dưới mô tả quá trình nhân đôi của một phân tử ADN. Một ADN mẹ có chứa N14, chuyển sang môi trường có chứa N15 và cho nhân đôi 2 lần liên tiếp.
Cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng.
I. Sau khi chuyển ADN chứa N14 sang môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có chứa N15 là 2.
II. Số ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường chứa N15 là 2.
III. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa N15 đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14 là 30.
IV. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N14 là 7/16.
Đáp án: A
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì ADN mẹ có chứa 2 mạch là N14, sau khi chuyển sang môi trường mới có chứa N15, nhân đôi 2 lần thì sẽ tạo ra 2^2 = 4 phân tử ADN, cả 4 phân tử này đều chứa N15.
(2) đúng. Trong 4 phân tử ADN được tạo thành thì có 2 phân tử ADN, mỗi phân tử ADN vẫn chứa 1 mạch N14, còn 2 phân tử ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường chứa N15.
(3) sai vì Nếu cho 4 ADN con trên tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa N15 đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14 là 2.
(4) sai vì nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì số phân tử ADN con tạo thành là: 4.2^2 (vì đã nhân đôi 2 lần tạo 4 phân tử ADN con) = 16.
Trong số 16 phân tử ADN con có 2 phân tử ADN có chứa N14 → 14 phân tử ADN con không chứa N14.
Vậy nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N14 là: 14/16 = 7/8
→ Có 3 phát biểu đúng là 1, 3, 4.
Câu 34:
Ở một loài thực vật, xét các tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Aa BD//bd. Nếu quá trình giảm phân tạo các tiểu bào tử xảy ra hoán vị ở cặp B và D; đồng thời ở 1 số tế bào xảy ra sự không phân ly ở cặp BD//bd trong giảm phân I, mọi diễn biến khác của quá trình giảm phân đều bình thường. Số loại giao tử đột biến tối đa được tạo ra từ các tế bào sinh hạt phấn nói trên là?
Đáp án: D
BD//bd ở đây sẽ có 4 trường hợp:
+) không có hoán vị và không đột biến cho BD ; bd
+) không có hoán vị và có đột biến cho BD bd ; O
+) có hoán vị và không có đb cho BD; Bd;bD;bd
+) có hoán vị và có đb cho BD bd ; BD Bd; BD bD; Bd bd; bD bd; Bd bD
tổng cho 11 loại giao tử trong đó giao tử đb có 7 loại.
Xét cặp Aa giảm phân bình thường cho 2 loại là A và a
=> tổng cho 7.2=14 loại giao tử đb
Câu 36:
Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm thấy ở
Đáp án: D
Ở đậu Hà Lan 2n =14. tế bào sinh dưỡng chứa 2n=16 NST. Dạng 2n+2 hoặc 2n +1 +1.
Các dạng đột biến có thể gặp là thể ba kép hoặc thể bốn
Câu 37:
Xét 6 gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể được kí hiệu từ gen 1 đến gen 6, mỗi gen quy định tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit và các chuỗi polieptit này quy định cấu trúc của tế bào chứ không tham gia điều hòa hoạt động gen. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen 1 nhân đôi 5 lần thì gen 6 cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen 2 tạo ra 20 phân tử mARN thì gen 5 cũng tạo ra 20 phân tử mARN.
III. Nếu khoảng cách giữa gen 3 và gen 5 là 30cM thì khoảng cách giữa gen 2 và gen 6 có thể chỉ 26cM.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen 1 thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của các chuỗi polipeitit do các gen 2, 3, 4, 5, 6 quy định.
Đáp án: A
I. đúng. Vì các gen trên một phân tử ADN có số lần nhân đôi bằng nhau.
II. sai. Vì các gen thường có số lần phiên mã khác nhau nên số lượng phân tử mARN được tạo ra sẽ khác nhau.
III. sai. Vì khoảng cách giữa gen 2 và gen 6 phải xa hơn khoảng cách giữa gen 3 và gen 5.
IV. sai. Vì đột biến ở gen 1 thì chỉ làm thay đổi chuỗi polieptit của gen 1 mà không liên quan đến các gen khác.
Câu 38:
Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?
I. Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.
II. A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.
III. Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.
IV. Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.
Đáp án: B
Hai gen có cùng kích thước, gen a có nhiều hơn gen A 1 liên kết hidro → đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Có 298 axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh → số N của gen là: N = 1800
Xét các phát biểu
I đúng
II đúng
III sai
IV sai, có thể đột biến này làm thay codon này bằng codon khác nhưng vẫn mã hoá a.a đó nên trình tự a.a không thay đổi (tính thoái hoá của mã di truyền)
Câu 39:
Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.
Đáp án: D
Ý đúng là III, đột biến thay thế có thể không làm thay đổi chuỗi polipeptit tạo thành
Ý I, II không thể chắc chắn đúng vì đột biến mất, thêm sẽ làm thay đổi số lượng nuclêôtit và chiều dài gen
Ý IV sai vì đột biến thay thế không làm thay đổi các bộ ba còn lại trên gen
Câu 40:
Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G. Cho kết luận sau:
I. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
II. Gen A có G = X = 538; A = T =362.
III. Gen a có A = T = 361; G = X = 539
IV. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X
Số kết luận đúng là
Đáp án: D
Xét gen A có:
Tổng số nucleotit là :
Số nucleotit từng loại là: (2) đúng
Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061A và 7532 G
=> Số nucleotit từng loại trong gen a là:
A = T = 5061 : (23 - 1) - 362 = 361.
G = X = 7532 : (23 - 1) - 538 = 538.
=>(3) sai,
(4) sai, (1) đúng.
=> kết luận đúng là: 2