407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P9)
-
7168 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
(THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – lần 2 2019): Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể bốn và thể tứ bội. số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể bốn và thể tứ bội này lần lượt là
Đáp án C
Thể bốn : 2n+2 = 26
Thể tứ bội : 4n = 48
Câu 2:
(THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – lần 2 2019): Một đoạn ADN có chiều dài 5100Å nhân đôi 4 lần, số nucleotit do môi trường nội bào cung cấp là
Đáp án C
Phương pháp
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Cách giải:
Số nucleotit của gen là
Gen nhân đôi 4 lần số nucleotit môi trường cung cấp là: 3000(24 - 1) = 45000
Câu 3:
(Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 3910Å và số nuclêôtit loại A chiếm 24% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại X của gen này là
Đáp án C
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å
Cách giải:
Số nucleotit của gen này là:
%X=50% - %A=26% → X = 598
Câu 4:
(Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thuờng; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau về phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbdd là đúng?
I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.
Đáp án C
Cặp Aa: Aa x Aa → AA:2Aa:1aa
Cặp Bb:
+ giới đực: Bb, O, b, B
+ giới cái: B, b
Số kiểu gen bình thường: 3 (BB, Bb,bb); kiểu gen đột biến: 4 (BBb, Bbb, B, b)
Cặp Dd: Dd x dd → 1Dd:1dd
Xét các phát biểu:
I đúng, có 342= 24 KG đột biến
II đúng, cơ thể đực có thể tạo 242= 16 giao tử
III sai, không thể tạo ra hợp tử chứa bbb
IV đúng,
Câu 5:
(Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16; một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là
Đáp án D
Cây song nhị bội thể có bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài,
Giao tử tạo ra có n1 + n2 = 8 + 9 = 17 NST
Câu 6:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể luõng bội 2n =14. Số nhóm gen liên kết của loài này là
Đáp án D
Số nhóm gen liên kết bằng với số cặp NST
Câu 7:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một tế bào sinh dạng tứ bội được phát sinh từ loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Đáp án D
Thể tứ bội 4n = 24
Câu 8:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại ađênin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch, số nucleotit mỗi loại ở mạch 2 của gen này là
Đáp án C
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
A=T=A1+T1=A2 +T2
G=X=G1+X1= G2 + X2
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Cách giải:
H= 3900 ; G= 900 → A = 600 N = 2A+2G = 3000
Một mạch sẽ có 1500 nucleotit
Trên mạch 1:
A1 = 30% x 1500 = 450= T2 → T1 = 150 = A2
G1 = 10% x 1500 = 150= X2 → X1 = 750 = G2
Câu 9:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết, số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể ba và thể tứ bội ở loài này lần lượt là
Đáp án B
Thể ba: 2n +1 = 13; thể tứ bội: 4n = 24
Câu 10:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân sinh giao tử ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào I, các cặp NST khác phân li bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là
Đáp án D
Các tế bào bị đột biến tạo giao tử XAXa và O
Các tế bào bình thường tạo giao tử XA, Xa
Câu 11:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Cho biết các phân tử tARN có bộ ba đối mã mang axit amin tương ứng như sau: Glixin (XXA), Alanin (XGG), Valin (XAA), Xistêin (AXA), Lizin (UUU), Lơxin (AAX), Prôlin (GGG). Khi giải mã, tổng hợp một phân tử protein hoàn chỉnh đã cần đến số lượng axit amin mỗi loại là 10 Glixin,20 Alanin, 30 Valin, 40 Xistêin, 50 Lizin, 60 Lơxin, 70 Prôlin. Không tính các nucleotit tạo nên mã khởi đầu và mã kết thúc; khi gen phiên mã 5 lần, số lượng ribônucleotit loại Adenin môi trường cần cung cấp là
Đáp án D
|
Gly |
Ala |
Val |
Cys |
Lys |
Leu |
Pro |
Số lượng |
10 |
20 |
30 |
40 |
50 |
60 |
70 |
Bộ ba |
XXA |
XGG |
XAA |
AXA |
UUU |
AAX |
GGG |
Tổng ribonu loại A |
A = 10 + 30x2 + 40x2 + 60x2=270 |
Tổng số A là 270
Gen phiên mã 5 lần số rA cần cung cấp là 270x5 = 1350
Câu 12:
(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – lần 1 2019). Alen B dài 0,221μm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua ba lần nguyên phân bình thuờng, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3927 nucleotit loại adenin và 5173 nucleotit loại guanin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen b có 65 chu kì xoắn.
II. Chiều dài của gen b bằng chiều dài gen B.
III. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
IV. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
Đáp án A
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chu ký xoắn và tổng số nucleotit (Å). Nguyên tắc bổ sung: A-T;G-X;A-U
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit Å;1nm = 10 Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Cách giải:
Tổng số nucleotit của gen là:
Hb = 2Ab + 3Gb= 1669
Ta có hê phương trình
gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin
Dạng đột biến này là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
Xét các phát biểu:
I đúng, số chu kỳ xoắn là: C = N:20 = 65
II đúng vì đây là đột biến thay thế
III Sai
IV sai
Câu 13:
(THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – lần 2 2019). Ở một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 20. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét 2 cặp gen, có thể bắt gặp một trong số bao nhiêu loại kiểu gen dạng thể một nhiễm ở loài này?
Đáp án D
Phương pháp :
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen hay
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Cách giải:
2n= 20 → có 10 cặp NST
Một NST có 2 cặp gen mỗi gen có 2 alen:
Số kiểu gen thể lưỡng bội ; số kiểu gen thể một: 22=4
Vậy số kiểu gen thể một tối đa trong quần thể là:
Câu 14:
(THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – lần 2 2019). Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G,T,X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nucleotit loại A của mạch trên là 400 nucleotiit. Hãy xác định tổng số nucleotit của gen
Đáp án C
%A= 100% - 20%-15%-40% = 25%; A= 25%N/2 = 400 → N = 3200
Câu 15:
(THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – lần 2 2019). Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo thuyết, các thế ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét.
Đáp án B
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen hay
1 gen có 2 alen, thể ba sẽ có 4 loại kiểu gen
Cách giải:
Có 4 cặp NST, thể ba: 2n+l
1 gen có 2 alen, thể ba sẽ có 4 loại kiểu gen; thể lưỡng bội: 3 loại kiểu gen
Số kiểu gen tối đa của các thể ba là:
Câu 16:
(THPT Chuyên Bạc Liêu – lần 1 2019): Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
Đáp án C
Phương pháp:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Cách giải:
Gen trước đột biến :
L = 4080 Å→ N =2A+2G = 2400
Tổng số liên kết hidro trong phân tử ADN có : 2A+3G = 3075
Ta có hệ phương trình: →G = X = 675 ; A = T = 525
Gen đột biến : Dạng đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen giảm một liên kết hidro đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A-T
A = T = 526
G = X = 674
Gen nhân đôi 1 lần thì số lượng nucleotit môi trường cung cấp bằng số nucleotit trong gen đột biến
Câu 17:
(THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – lần 1 2019): Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
Đáp án D
Số nu loại A của gen B: H = 2A + 3G = 1670
⇒A=T= (1670−3×390)/2=250 (Nu)
Gen b có nhiều hơn gen B 1 LKH ⇒ ĐB thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X
Số Nu mỗi loại của gen b:
A = T = 250 - 1 = 249 Nu
G = X = 390 + 1 = 391 Nu
Câu 18:
(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – lần 1 2019): Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hidro là 1670, gen B bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen B. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Số nucleotit mỗi loại của gen b là
Đáp án B
Số nu loại A của gen B: H = 2A + 3G = 1670
⇒A=T=(1670−3×390)/2=250 (Nu)
Gen b có nhiều hơn gen B 1 LKH ⇒ ĐB thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X
Số Nu mỗi loại của gen b:
A = T = 250 - 1 = 249 Nu
G = X = 390 + 1 = 391 Nu
Câu 19:
(Đề Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc – lần 1 2019): Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.Cho các phát biểu sau:
I. Gen ban đầu có số luợng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050.
II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A-T.
III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
Chu kỳ xoắn của gen:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm= 10 Å, 1μm = 104 Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G= N + G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Nguyên tắc bổ sung: A-T;G-X;A-U
Cách giải:
Xét gen trước đột biên có %G - %A = 20%, ta có hệ phương trình:
Ta có H = 4050= N + G = (100% + 35%)N N =3000 nucleotit
Số lượng nucleotit từng loại của gen là: A=T=15%3000=450;
G=X=35%3000=1050 → I đúng
Do chiều dài của gen không thay đổi sau đột biến → đột biến thay thế cặp nucleotit
Nếu thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T, ta có tỷ lệ → II sai
Nếu thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X, ta có tỷ lệ → III đúng
IV sai, Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X có thể không làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit (tính thoái hoá của mã di truyền)
Câu 20:
(Đề Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc – lần 1 2019): Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo ra các gen. Trong hai lần nhân đôi môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại A và 1617 nuclêôtit loại G. Dạng đột biến xảy ra với gen A là
Đáp án A
Phương pháp:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å, 1 μm = 104 Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Cách giải:
Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro
Số nucleotit của gen là
Ta có hệ phương trình
Gen a có số nucleotit từng loại là Ađb=Tđb; Gđb=Xđb
Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần môi trường cung cấp
Amt = (A +Ađb)(22 - 1)= 1083→ Ađb =180= Tđb
Gmt = (G+Gđb)(22 - 1)= 1617→ Gđb =270= Xđb
Đã xảy ra đột biến thay thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X
Câu 21:
(Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala, bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa gen làm cho alen A trở thành alen a làm cho 1 axit amin Ala được thay thế bằng 1 axit amin Thr nhưng chuỗi pôlipeptit do hai alen A và a vẫn có chiều dài bằng nhau. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có số liên kết hiđrô lớn hơn alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu gen A phiên mã một lần thì cần môi truờng cung cấp 200 nucleotit loại X thì alen a phiên mã cần cung cấp 400 nucleotit loại X
Đáp án D
Axit amin |
Bộ ba trên mARN |
Bộ ba trên ADN |
Ala |
5’GXU3’ |
3’XGA5’ |
Thr |
5’AXU3’ |
3’TGA5’ |
Đột biến không làm thay đổi Ala thành Thr mà không làm thay đổi chiều dài gen là: thay thế cặp X - G bằng cặp T - A.
Xét các phát biểu
I sai, gen A có nhiều hon gen a 1 cặp G-X nên gen A có số liên kết hidro lớn hơn
II sai,
III đúng
IV sai, nếu gen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 200X (có nghĩa là có 200G) thì gen a phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 199 x 2 = 398X (vì gen a có ít hơn gen A 1 cặp G-X)
Câu 22:
Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là :
Đáp án B
Giả sử mạch 1 của gen có 150 ađênin và 120 timin.
Ta có: A gen = Tgen = A1 + T1 = 150 + 120 = 270 Nu
G = 20% → A = T = 30%
Số nucleotit loại G là: G = X = (270.2) : 3 = 180 Nu
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
I. Đột biến thay thế cặp nucleotit gây hậu quả nghiêm trọng nhất khi làm xuất hiện bộ ba quy định mã kết thúc.
II. Đột biến gen làm cho gen tiền ung thư thành gen ung thư là đột biến gen lặn.
III. Đột biến chuyển đoạn giúp làm tăng sự sai khác giữa các nòi trong một loài.
IV. Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưõng bội do một hoặc một số tế bào rối loạn trong nguyên phân.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
Nội dung I sai. Đột biến thay thế nghiêm trọng nhất là đột biến ở mã mở đầu làm cho gen không phiên mã được.
Nội dung II đúng. Đột biến gen tiền ung thư trở thành gen ung thư là đột biến trội, tức là đột gen lặn thành gen trội.
Nội dung III sai. Đột biến làm sự sai khác giữa các nòi trong một loài là đột biến đảo đoạn.
Nội dung IV sai. Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do một hoặc một số tế bào bị đột biến đa bội, rối loạn nguyên phân ở 1 số cặp NST không tạo thành thể khảm đa bội.
Vậy có 1 nội dung đúng.
Câu 24:
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
I. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ => 3’.
IV. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
Số phương án đúng là:
Đáp án A
I sai, ADN nhân đôi diễn ra ở pha S
II đúng
III đúng, đây là chiều tổng hợp của phân tử ADN mới
IV sai, 1 mạch tổng hợp liên tục, 1 mạch tổng hợp gián đoạn
Vậy có 2 nội dung đúng
Câu 25:
Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
Đáp án C
- Cặp AA x aa: 1 kiểu gen
- Cặp BB x Bb:
+ BB cho giao tử: B
+ Bb có một số tế bào không phân li trong GP1 tạo: Bb, O, B, b.
Vậy tạo tối đa: 4 loại kiểu gen.
- DD x dd: 1 loại kiểu gen
Vậy đáp án: 1. 4. 1 = 4
Câu 26:
Vùng kết thúc của gen nằm ở:
Đáp án A
Gen cấu trúc có các vùng: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
Vùng kết thúc, nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 27:
Cơ chế gây đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp G - X của chất 5-BU là:
Đáp án D
5BU là chất đồng đẳng của Timin, gây đột biến A -T thành G -X.
Cơ chế gây đột biến: A- T → A - 5BU → 5BU - G → G -X.
Khi hóa chất 5BU tác động sẽ gây đột biến A -T thành G -X
Câu 28:
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là
Đáp án C
Đột biến NST gồm các dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng. Trong đó, đột biến cấu trúc là những đột biến xảy ra trong cấu trúc của NST.
Đột biến cấu trúc NST gồm có 4 dạng cơ bản là: lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn (đảo đoạn ngoài tâm động, đảo đoạn gồm tâm động), chuyển đoạn (chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ)
Câu 29:
Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau, số liên kết hiđrô của gen là:
Đáp án B
Ta có: A = G.
2A + 2G = 900 × 2 → A = G = 450 ⇒ Số liên kết hidro là: 450 × 2 + 450 × 3 = 2250.
Câu 30:
Tại sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể vô hại hay có lợi trong môi trường khác.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hay có lợi trong tổ hợp gen khác.
IV. Đột biến thường có hại nhưng thường ở trạng thái alen lặn, tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không gây hại.
Có bao nhiêu đáp án đúng?
Đáp án C
Nội dung 1 sai. Tần số đột biến của 1 gen là rất thấp nhưng số lượng gen là rất lớn nên trên đột biến gen là đáng kể.
Nội dung 2, 3, 4 đúng. Mức độ ảnh hưởng của gen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 31:
Xét các phát biểu sau:
I. Các gen ở vị trí càng gần nhau trên NST thì liên kết càng bền vững
II. Liên kết gen làm tăng biến dị tổ hợp
III. Các nhóm gen liên kết ở mỗi loại thưòng bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài
IV. Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên trên mỗi NST phải mang nhiều gen
Các phát biểu đúng là
Đáp án B
Nội dung 1, 4 đúng.
Nội dung 2 sai. Liên kết gen làm giảm biến dị tổ hợp.
Nội dung 3 sai. Các nhóm gen liên kết ở mỗi loại thường bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 32:
Cho phép lai: ♀AABb x ♂AaBb. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau đây:
I. Trong trường hợp quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai trên cho đời con có tối đa 6 loại kiểu gen.
II. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường thì cơ thể đực tối đa cho 6 loại giao tử.
III. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai trên cho tối đa 12 loại kiểu gen.
IV. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai trên cho tối đa 16 kiểu tổ hợp giao tử.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Nội dung I đúng. AA x Aa tạo ra 2 kiểu gen. Bb x Bb tạo ra 3 kiểu gen. Vậy nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì phép lai trên cho đời con có tối đa 6 loại kiểu gen.
Nội dung II sai. Cơ thể đực có KG AaBb giảm phân, giảm phân I những tế bào có cặp Aa không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử là Aa và O; những tế bào giảm phân bình thường cho ra 2 loại giao tử A và a. Vậy đối với cặp gen Aa tạo ra 4 loại giao tử. Cặp Bb giảm phân tạo 2 loại giao tử, nên cơ thể đực tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
Nội dung III đúng. Cơ thể đực có KG AaBb giảm phân, giảm phân I những tế bào có cặp Aa không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử là Aa và O; những tế bào giảm phân bình thường cho ra 2 loại giao tử A và a. Vậy đối với cặp gen Aa tạo ra 4 loại giao tử. Cơ thể cái chỉ tạo ra 1 loại giao tử duy nhất, nên số kiểu gen về cặp gen này là 4 kiểu gen. Bb x Bb tạo ra 3 kiểu gen. Tổng số kiểu gen của phép lai là 3 x 4 = 12 kiểu gen.
Nội dung IV đúng. Cơ thể đực có KG AaBb giảm phân, giảm phân I những tế bào có cặp Aa không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử là Aa và O; những tế bào giảm phân bình thường cho ra 2 loại giao tử A và a. Vậy đối với cặp gen Aa tạo ra 4 loại giao tử. Cơ thể cái chỉ tạo ra 1 loại giao tử duy nhất, nên số kiểu tổ hợp giao tử về cặp gen này là 4 tổ hợp. Bb x Bb mỗi bên tạo ra 2 loại giao tử, nên số kiểu tổ hợp giao tử về cặp gen này là 2 x 2 = 4. Vậy tổng số kiểu tổ hợp giao tử là 4 x 4 = 16.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 33:
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen có liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Đáp án A
(1) Sai. Đột biến thay thế cặp nu có thể có hoặc không làm thay đổi axit amin mã hóa.
(3) sai. Đột biến điểm là đột biến gen liên quan đến 1 cặp nu.
Câu 34:
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
II. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại ribôxôm.
III. Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen.
IV. Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit thì quá trình phiên mã và quá trình dịch mã luôn diễn ra tách rời nhau.
Đáp án C
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV
II sai.Vì mỗi mARN chỉ có một bộ ba mở đầu và chỉ có một tín hiệu để khởi đầu dịch mã. Tất cả các riboxom đều tiến hành khởi đầu dịch mã từ bộ ba mở đầu.
III sai. Vì dịch mã không theo nguyên tắc bổ sung thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen nên không gây đột biến gen.
IV đúng. Vì phiên mã luôn diễn ra trước, sau đó thì mới hoàn thiện mARN và mới tiến hành dịch mã.
Câu 35:
Trình tự các vùng của gen tính từ đầu 3’ mạch mã gốc là:
Đáp án A
Cấu trúc mạch gốc của gen:
3’ - Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc - 5’, vùng điều hòa sẽ mang tín hiệu khởi động phiên mã, vùng kết thúc mang tín hiệu kết thúc
Câu 36:
Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về
Đáp án B
Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể
VD: người 2n = 46, tinh tinh 2n = 48 đặc trưng cho mỗi loài về hình thái số lượng và cấu trúc các NST
Câu 37:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là
Đáp án C
Đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen, tăng lượng sản phẩm của gen → khi ứng dụng đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza, có ý nghĩa làm tăng hiệu suất trong công nghiệp sản xuất bia.
Câu 38:
Một gen dài 5100Å Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A là 350. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại G là 400 và số nuclêôtit loại X là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của đoạn gen đó là
Đáp án B
Số nucleotit của gen trên là: 5100 : 3,4 × 2 = 3000.
Số nucleotit loại G = X = G1 + G2 = G2 + X2 = 400 + 320 = 720 ⇒ A = T = (3000 - 720 × 2) : 2 = 780.
G2 = X1 = 400; X2 = G1 = 320; T1 = T - T2 = 780 - 350 = 430.
Câu 39:
Cho các phát biều sau:
I. Ở người gen tổng họp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần là biều hiện của điều hòa sau dịch mã.
II. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không chịu ảnh hưởng của môi trường.
III. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ xảy ra đột biến gen nhất là pha S.
IV. Dạng đột biến thay thế có thể tự phát sinh tự phát trong tể bào.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Nội dung I sai. Đây là điều hòa trước phiên mã. Điều hòa sau dịch mã là biến đổi protein tạo thành.
Nội dung II sai. Ung thư là bệnh do đột biến gen gây nên. Tất cả những nhân tố có thể gây đột biến gen đều có khả năng gây ra bệnh ung thư. Những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường như tia phóng xạ, tia cực tím, hóa chất độc hại,... đều có thể gây ung thư.
Nội dung III đúng. Pha S là pha nhân đôi của ADN, dễ xảy ra bắt cặp nhầm và dễ chịu tác động của các tác nhân gây đột biến, do đó dễ bị đột biến nhất.
Nội dung IV đúng. Trong nhân đôi có thể có sự bắt cặp nhầm dễ dẫn đến đột biến thay thế.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 40:
Khi nói về quá trình di truyền các tính trạng, có hiện tượng một số tính trạng luôn đi cùng nhau và không xảy ra đột biến. Có các nội dung giải thích cho hiện tượng trên:
I. Các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra trao đổi đoạn tương ứng.
II. Các tính trạng trên do một gen quy định.
III. Các gen quy định các tính trạng trên liên kết hoàn hoàn.
IV. Nhiều gen quy định 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ sung.
Số nội dung giải thích đúng là
Đáp án D
Khi nói về quá trình di truyền các tính trạng, có hiện tượng một số tính trạng luôn đi cùng nhau và không xảy ra đột biến. Nguyên nhân là do:
+ Các tính trạng trên do 1 gen quy định (tác động đa hiệu của gen).
+ các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau.
→ Nội dung II, III đúng.
I sai vì hiện tượng trao đổi đoạn có thể làm các tính trạng tách nhau ra và không di truyền cùng nhau nữa.
IV sai vì tương tác bổ sung sẽ làm xuất hiện các kiểu hình mới.
→ Có 2 nội dung đúng.