Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, cho các phát biểu sau:
I. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài
II. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
III. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
IV. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
V. Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 nhân tố: Mức độ sinh sản, tử vong, mức nhập cư và xuất cư.
VI. Trong cùng 1 đơn vị diện tích, quần thể voi thường có kích thước lớn hơn quần thể gà rừng.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Đáp án D
II sai vì kích thước quần thể là số lượng cá thể chứ không phải là một khoảng không gian.
VI sai vì kích thước quần thể tỉ lệ nghịch với kích thước cá thể.
Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã
Giả sử một lưới thức ăn có sơ đồ như sau. Phát biểu dưới đây sai về loại thức ăn này?
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm→ Cá rô→ Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
(2) Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?
(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh.
(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.
(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm yếu là các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm… và một số vi sinh vật hóa tự dưỡng.
(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +2 đến 44. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,6 đến +42. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng
Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến đổi số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?
Cho các phát biểu sau đây về quần xã sinh vật:
(1) Cộng sinh là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loài và các loài cùng có lợi
(2) Trong các quan hệ đối kháng, không có loài nào được lợi
(3) Phong lan bám trên cây gỗ là quan hệ kí sinh
(4) Trong các quan hệ hỗ trợ khác loài, có ít nhất 1 loài được lợi, không có loài nào bị hại.
Có bao nhiêu phát biểu đúng
Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng
Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể
Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.
II. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.
III. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.
IV. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.