IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 1,952

Phát biểu nào sau đây đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Năng lượng có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.

Đáp án chính xác

B. Năng lượng được sử dụng liên tục và tạo thành chu trình trong hệ sinh thái.

C. Năng lượng được vận chuyển thành dòng trong hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ngày càng ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở chuỗi thức ăn trên cạn cao hơn chuỗi thức ăn dưới nước.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

- Phương án B sai vì năng lượng chỉ tạo thành dòng, không có sự tuần hoàn nên không diễn ra theo chu trình.

- Phương án C sai vì mức độ tiêu hao hay hiệu suất sinh thái không có qui luật giảm dần theo bậc dinh dưỡng.

- Phương án D sai vì chuỗi thức ăn dưới nước có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao hơn chuỗi thức ăn trên cạn

- Năng lượng trong hệ sinh thái chuyển đổi lần lượt từ ánh sáng đến hóa năng đến nhiệt năng.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái

(1) Thực vật nổi.          (2) Động vật nổi.       (3) Giun.

(4) Cỏ.                         (5) Cá ăn trắm cỏ.     (6) Lục bình (Bèo Nhật bản).

Số nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:

Xem đáp án » 18/06/2021 4,583

Câu 2:

Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

(2) Kích thước quần thề B lớn hơn kích thước quần thể C.

(3) Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.

(4) Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.

 

Xem đáp án » 18/06/2021 2,915

Câu 3:

Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái:

(1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

(3) Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

(4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

(5) Trong chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ thì giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 2.

Số phát biểu đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,194

Câu 4:

Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn

(2) Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

(3) Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

(4) Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.

Xem đáp án » 18/06/2021 1,902

Câu 5:

Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt:

(1) Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

(2) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

(3) Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

(4) Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

(5) Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

(6) Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.

(7) Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.

(8) Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.

(9) Tất cả các sinh vật kí sinh không có khả năng tự dưỡng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,851

Câu 6:

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.

(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.

(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.

(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại

Xem đáp án » 18/06/2021 1,552

Câu 7:

Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.

(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.

(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.

(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.

(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.

(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng? hệ sinh thái:

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.

(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.

(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.

(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.

(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.

(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,489

Câu 8:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là không đúng?

(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.

(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.

(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.

(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.

(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài

Xem đáp án » 18/06/2021 1,377

Câu 9:

Những sinh vật nào sau đây có thể đứng đầu chuỗi thức ăn?

(1) Sinh vật sản xuất (2) sinh vật tiêu thụ cấp 2

(3) sinh vật tiêu thụ cấp 3 (4) sinh vật phân giải

Xem đáp án » 18/06/2021 1,322

Câu 10:

Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi… Có các ổ sinh thái khác nhau nhằm mục đích gì

Xem đáp án » 18/06/2021 1,124

Câu 11:

Hình ảnh dưới đây mô tả các giai đoạn của quá trình diễn thế thứ sinh tại một hồ nước. Hãy sắp xếp theo các giai đoạn của quá trình diễn thế theo trật tự đúng.

A. (b)→(d)→(e)→(c)→(a).                           

B. (a)→(c)→(d)→(e)→(b).                           

C. (e)→(b)→(d)→(c)→(a).                                                            

D. (b)→(e)→(d)→(c)→(a)

Xem đáp án » 18/06/2021 975

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?

Xem đáp án » 18/06/2021 880

Câu 13:

Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?

A. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.

B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.

C. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.

D. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.

Xem đáp án » 18/06/2021 801

Câu 14:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, cho các phát biểu sau:

(1) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

(2) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3) Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

(4) Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

(5) Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên phức tạp hơn hệ sinh thái nhân tạo.

(6) Tất cả các chuỗi thức ăn đều có mắt xích cuối cùng là vi sinh vật.

(7) Một số chuỗi thức ăn có sinh vật tiêu thụ trùng với bậc dinh dưỡng.

Số phát biểu không đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 687

Câu 15:

Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 600

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »