615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P7)
-
8766 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các yếu tố sau đây đều biến đổi tuần hoàn trong sinh quyển, ngoại trừ
Đáp án C
Vật chất biến đổi mang tính tuần hoàn trong sinh quyển, còn năng lượng chỉ truyền theo một chiều
Câu 2:
Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Mối quan hệ giữa dây leo và kiến là quan hệ hợp tác.
(2) Mối quan hệ giữa dây leo và thân gỗ là quan hệ hội sinh.
(3) Mối quan hệ giữa kiến cây thân gỗ là quan hệ cộng sinh.
(4) Mỗi quan hệ giữa sâu đục thân cây và cây gỗ là quan hệ vật kí sinh – vật chủ.
Đáp án B
(1) sai, mối quan hệ giữa dây leo và kiến là quan hệ cộng sinh.
(2) đúng, mối quan hệ giữa dây leo và thân gỗ là quan hệ hội sinh.
(3) sai, mối quan hệ giữa kiến cây thân gỗ là quan hệ hợp tác.
(4) đúng, mỗi quan hệ giữa sâu đục thân cây và cây gỗ là quan hệ vật kí sinh – vật chủ.
Các phát biểu đúng là (2), (4).
Câu 3:
Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất
Đáp án B
Trong các quần xã trên thì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất → lưới thức ăn phức tạp nhất.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?
Đáp án B
B sai: Tuổi quần thể là tuổi trung bình của quần thể
Câu 5:
Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
Đáp án A
A là ứng dụng thực tiễn của diễn thế sinh thái.
B và C là ý nghĩa lý luận của diễn thế sinh thái.
D là ứng dụng của giới hạn sinh thái
Câu 6:
Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
(1) Sinh vật sản xuất có vai trò chuyển hoá quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.
(2) Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng càng cao thì năng lượng bị tiêu hao qua các bậc dinh dưỡng là càng thấp.
(3) Năng lượng do sinh vật phân giải tạo ra sẽ quay trở lại cung cấp cho sinh vật sản xuất để tổng hợp chất hữu cơ.
(4) Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng kế tiếp thường ít hơn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp cho mỗi bậc dinh dưỡng
Đáp án C
(1), (2) (4) Đúng.
(3) Sai vì năng lượng không tuần hoàn.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?
Đáp án B
- Phương án A đúng, quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.
- Phương án C đúng, quan hệ hợp tác và hội sinh có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.
- Phương án D đúng, trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.
- Phương án B sai, trong quan hệ hội sinh, chỉ có một loài được lợi.
Câu 8:
Hình ảnh dưới đây mô tả các giai đoạn của quá trình diễn thế thứ sinh tại một hồ nước. Hãy sắp xếp theo các giai đoạn của quá trình diễn thế theo trật tự đúng.
A. (b)→(d)→(e)→(c)→(a).
B. (a)→(c)→(d)→(e)→(b).
C. (e)→(b)→(d)→(c)→(a).
D. (b)→(e)→(d)→(c)→(a)
Đáp án D
Các hình ảnh trên mô tả quá trình biến đổi của một đầm nước nông, trật tự đúng của quá trình diễn thế theo hướng cạn dần của hồ nước. Do đó trật tự đúng là (b)→(e)→(d)→(c)→(a).
Câu 9:
Cấu trúc phân tầng của quần xã có vai trò chủ yếu là
Đáp án A
Vai trò của sự phân tầng trong quần xã là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường (theo SGK).
Câu 10:
Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa. (2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác. (4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối. (6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi?
Đáp án B
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa (quan hệ cạnh tranh, hai loài đều bị hại)
(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ (quan hệ hội sinh, chỉ cây phong lan được lợi)
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác (quan hệ kí sinh – vật chủ, chỉ cây tầm gửi được lợi)
(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn (quan hệ vật ăn thịt – con mồi, chỉ hổ được lợi)
(5) Trùng roi sống trong ruột mối (quan hệ cộng sinh, hai loài đều có lợi).
(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò (quan hệ hợp tác, hai loài đều có lợi)
Các mối quan hệ chỉ có 1 loài được lợi là 2, 3, 4.
Câu 11:
Bao nhiêu hoạt động sau đây của con người góp phần vào việc khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. (2) Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.
(3) Tiết kiệm năng lượng điện. (4) Giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính.
Đáp án D
Câu 12:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
(1) Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
(2) Trong diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện càng muộn thì thời gian tồn tại càng dài.
(3) Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
(4) Diễn thế thứ sinh không thể hình thành nên những quần xã sinh vật tương đối ổn định.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
(1) sai vì diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó đã có sinh vật.
(2) đúng, trong diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện càng muộn thì thời gian tồn tại càng dài.
(3) sai, diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi chưa có quần xã sinh vật.
(4) sai, diễn thế thứ sinh trong điều kiện thuận lợi vẫn hình thành nên được những quần xã sinh vật tương đối ổn định.
Câu 13:
Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:
(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.
(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.
(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.
(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.
(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.
(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.
Có bao nhiêu phát biểu đúng? hệ sinh thái:
(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.
(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.
(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.
(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.
(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.
(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án A
(1) sai vì mỗi hệ sinh thái chỉ có một lưới thức ăn.
(2) sai, cấu trúc của lưới thức ăn phụ thuộc vào điều kiện sống, vì có thể có nhiều loài mới di nhập hoặc phát tán tới hay bị tiêu diệt, cũng như một số loài chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định.
(3) sai, khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn sẽ thay đổi.
(4) đúng, lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao vì các loài có thể sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
(5) sai, mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn thường bao gồm nhiều loài.
(6) đúng, vì năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng giảm dần theo bậc dinh dưỡng.
(7) sai, chỉ trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau mới phức tạp hơn quần xã được hình thành trước. Khi điều kiện sống không thuận lợi thì diễn thế thứ sinh diễn ra theo hướng hủy diệt quần
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
Đáp án D
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Mật độ cá thể là một trong những đặc trưng cơ bản nhất, vì mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của các cá thể trong quần thể:
+ Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao, tỉ lệ sinh sản giảm.
+ Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau làm tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ tử vong giảm.
- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
Câu 16:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
* Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể.
- Mức sinh sản:
+ Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
+ Mức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,... và tỉ lệ đực/cái của quần thể.
+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.
- Mức tử vong:
+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,... và mức độ khai thác của con người.
- Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:
+ Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.
+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật trội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở lên gay gắt.
* Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư. Trong đó sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
+ Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên thì sẽ dẫn tới thiếu nguồn sống, khi đó sự cạnh tranh cùng loài sẽ tăng lên, sức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
+ Khi số lượng cá thể giảm thì nguồn sống trong môi trường trở nên dồi dào làm tăng tỉ lệ sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong, nhập cư tăng dẫn tới làm tăng số lượng cá thể.
Câu 17:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là không đúng?
(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài
Đáp án A
(1) đúng.
(2) đúng vì theo từng chuỗi thức ăn, một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) sai vì các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ nhưng ở các chuỗi thức ăn khác nhau thì có thể ở các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) đúng vì khi các loài cùng ăn một loại thức ăn thì chúng cùng đứng ở bậc dinh dưỡng kế tiếp sau loài sinh vật được sử dụng làm thức ăn
(5) đúng.
Câu 18:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
(1) Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
(2) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(3) Vận động đồng bào dân tộc bỏ lối sống trong rừng du canh, du cư.
(4) Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
(5) Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn
Đáp án C
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng bao gồm: (1), (2), (3).
Biện pháp (4) chỉ có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất.
(5) sai vì các rừng nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học, không thể thay thế bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn được.
Câu 19:
Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
(1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá.
(2) Số lượng thân mềm tăng làm tăng khả năng lọc nước.
(3) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở.
(4) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng.
(5) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết
Đáp án B
Các mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể bao gồm (3) và (5).
(1) và (2) thuộc về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
(4) thuộc về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài khác nhau trong quần xã.
Câu 20:
Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.
(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(3) sai, mỗi cá thể có kiểu gen khác nhau nên giới hạn sinh thái khác nhau và giới hạn sinh thái còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và giai đoạn phát triển cá thể.
Câu 21:
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.
(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.
(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.
(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại
Đáp án C
Các khả năng có thể xảy ra là (1), (2) và (4) vì các loài này đã phân li về ổ sinh thái dinh dưỡng.
(3) sai vì nơi ở khác nhau nhưng cùng ăn một loại thức ăn thì vẫn có thể xảy ra sự cạnh tranh.
(5) sai vì các loài chim khác nhau ít khi chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại.
Câu 22:
Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?
(1) Mật độ cá thể. (2) Loài ưu thế. (3) Loài đặc trưng. (4) Nhóm tuổi.
Đáp án B
- Các đặc trưng của quần thể: Tỉ lệ giới tính; Nhóm tuổi; Sự phân bố cá thể trong quần thể; Mật độ cá thể của quần thể; Kích thước của quần thể; Tăng trưởng của quần thể.
- Các đặc trưng của quần xã sinh vật:
+ Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài; Loài ưu thế và loài đặc trưng.
+ Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã: Theo chiều thẳng đứng; Theo chiều ngang.
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
Đáp án A
- Phương án B sai vì năng lượng chỉ tạo thành dòng, không có sự tuần hoàn nên không diễn ra theo chu trình.
- Phương án C sai vì mức độ tiêu hao hay hiệu suất sinh thái không có qui luật giảm dần theo bậc dinh dưỡng.
- Phương án D sai vì chuỗi thức ăn dưới nước có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao hơn chuỗi thức ăn trên cạn
- Năng lượng trong hệ sinh thái chuyển đổi lần lượt từ ánh sáng đến hóa năng đến nhiệt năng.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?
Đáp án B
- Các phương án A, C, D đều đúng.
- Loài ưu thế có ảnh hưởng lớn đến các loài khác chứ không có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác. Vai trò khống chế là của các sinh vật đứng ở đỉnh tháp dinh dưỡng, sinh vật dinh dưỡng bậc cao nhất (được gọi là loài chủ chốt).
Câu 25:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?
Đáp án A
- Phương án B sai, quan hệ cạnh tranh có thể xảy ra ngay cả khi môi trường cung cấp đủ nguồn sống: ví dụ như cạnh tranh để giành nhau con cái trong mùa sinh sản
- Phương án C sai, quan hệ canh tranh không dẫn đến diệt vong mà giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể, duy trì và đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể luôn ổn định
- Phương án D sai, khi số lượng xuống dưới mức tối thiểu thì mật độ quần thể thường thấp nên sự cạnh tranh ít diễn ra.
- Phát biểu đúng là A.
Câu 26:
Để khôi phục rừng tự nhiên tại các đồi trọc bị nhiễm chất độc màu da cam ở vùng núi A Lưới – tỉnh Thừa Thiên Huế, biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
Đáp án A
A. đúng: Trồng cây khép tán tốt để giữ ẩm, giữ nước, tránh xói mòn chất dinh dưỡng, tạo tiền đề cho các cây địa phương mọc.
Câu 28:
Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 10% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Trong chuỗi thức ăn : Tảo → Giáp xác → cá
Giáp xác là loài sinh vật có sinh khối lớn nhất ( tham khảo SGK 12 nâng cao /238)
Năng lượng tích lũy ở bậc sinh khối lớn nhất – giáp xác là
3.106 × 0,3% × 10% = 900 kcal/m2/ngày
A đúng
Bậc dinh dưỡng có sự thất thoát năng lượng nhỏ nhất là ở bậc 3 – cá . Do chúng đã khai thác được 15% năng lượng tích lũy của giáp xác – là sự khai thác được chiếm tỉ lệ cao nhất
B sai
C năng lượng được tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( bậc dinh dưỡng 3) là
3.106 × 0,3% × 10% × 15% = 135 kcal/m2 / ngày
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc bậc dinh dưỡng 4, sẽ phải có năng lượng tích lũy được nhỏ hơn năng lượng được tích lũy trong cá .
C sai
Sinh vật sản xuất tích lũy được : 3.106 × 0,3% = 9000 = 9.103 kcal/m2/ngày
D sai
Câu 29:
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn
(2) Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
(3) Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
(4) Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.
Đáp án C
(1) Sai. Vì có 6 chuỗi thức ăn.
(2) Đúng. Loài A và E
(3) Đúng. Chuỗi ABCDE thì D là bậc dd cấp 4. Chuỗi AFDE thì D thuộc bậc dd cấp 3.
(4) Đúng. F tham gia 4 chuỗi, G tham gia 3 chuỗi.
Câu 30:
Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
(2) Kích thước quần thề B lớn hơn kích thước quần thể C.
(3) Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.
(4) Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
Đáp án B
(1) Đúng.
(2) Sai. Vì kích thước QT C lớn hơn B.
(3) Sai. Vì kích thước ban đầu của B và D khác nhau.
(4) Sai. Vì thứ tự đúng là ABCD.
Câu 31:
Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển?
Đáp án A
Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi hoạt động này không trực tiếp tạo ra CO2.
Câu 32:
Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?
Đáp án A
Quan hệ cộng sinh hay ký sinh thường mang tính thường xuyên và bắt buộc, còn hội sinh thì ko mang tính bắt buộc giữa 2 loài.
Câu 33:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái:
(1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(3) Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
(5) Trong chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ thì giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 2.
Số phát biểu đúng?
Đáp án A
(1) Ngoài thực vật còn có tảo, 1 số loài vi khuẩn có khả năng quang hợp.
(2) Một số loài VK có khả năng tự dưỡng.
(4) Vi khuẩn không phải là sinh vật tiêu thụ.
(5) Trong chuỗi mùn bã hữu cơ giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 1.
Câu 34:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun.
(4) Cỏ. (5) Cá ăn trắm cỏ. (6) Lục bình (Bèo Nhật bản).
Số nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
Đáp án A
Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm thực vật nổi, cỏ và lục bình vì chúng là những sinh vật có khả năng tự dưỡng, mở đầu chuỗi thức ăn.
Câu 35:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, cho các phát biểu sau:
(1) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(3) Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
(4) Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
(5) Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên phức tạp hơn hệ sinh thái nhân tạo.
(6) Tất cả các chuỗi thức ăn đều có mắt xích cuối cùng là vi sinh vật.
(7) Một số chuỗi thức ăn có sinh vật tiêu thụ trùng với bậc dinh dưỡng.
Số phát biểu không đúng?
Đáp án A
Các câu không đúng: (2), (5) và (6).
(2) Một số loài vi sinh vật có khả năng tự dưỡng.
(5) Mỗi HST đều gồm 2 thành phần: Quần xã sinh vật và Sinh cảnh.
(6) VSV không là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn.
Câu 36:
Tại sao những loài sinh vật ngoại lai thường là mối đe dọa cho sự cân bằng ở hệ sinh thái bản địa?
Đáp án C
Trong hệ sinh thái các loài tồn tại và gắn bó với nhau thông qua chuỗi và lưới thức ăn đã được hình thành dưới tác dụng của CLTN trong suốt quá trình tiến hóa. Khi đem một sinh vật ngoại lai vào một hệ sinh thái mới, có thể chúng không bị khống chế (bị các loài bắt làm thức ăn) như trong môi trường ban đầu. Đây là 1 trong các nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái bản địa.
Ốc bưu vàng là minh chứng cụ thể cho trường hợp này.
Câu 37:
Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
Đáp án B
Tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau cho thấy:
- Quần thể ở vùng A là quần thể trẻ với nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế.
- Quần thể ở vùng B là quần thể ổn định với nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản chiếm tỉ lệ xấp xỉ nhau.
- Quần thể ở vùng C là quần thể suy thoái vì nhóm tuổi sau sinh sản chiếm ưu thế.
Điều này cho thấy ở vùng A đã bị khai thác quá mức (tỉ lệ cá nhỏ chiếm chủ yếu); ở vùng B đang có sự khai thác hợp lý và vùng C chưa khai thác hết tiềm năng (tỉ lệ cá lớn còn nhiều).
Câu 38:
Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
A. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.
B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.
C. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.
D. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.
Đáp án A
A đúng, loài 1 và loài 3 có ổ sinh thái không trùng nhau nên không cạnh tranh nhau về thức ăn.
B sai vì loài 2 và loài 3 trùng nhau một phần ổ sinh thái nên có cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể lẫn nhau.
C sai vì loài 1 và loài 2 có trùng nhau 1 phần nhỏ ổ sinh thái, cạnh tranh không gay gắt.
D. sai vì các loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh.
Câu 39:
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt:
(1) Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
(2) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
(3) Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
(4) Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
(5) Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
(6) Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
(7) Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
(8) Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
(9) Tất cả các sinh vật kí sinh không có khả năng tự dưỡng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án A
Các câu đúng: (2), (4) và (6)
Câu 40:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
(1) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
(2) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
(3) Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
(4) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
(5) Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Đáp án A
(1) Cả hai HST đều là những hệ thống mở.
(2) Hệ sinh thái tự nhiên có thành phần loài cao hơn so với HST nhân tạo.
(3) HST tự nhiên có khả năng tự thích ứng, tự điều chỉnh cao hơn so với HST nhân tạo.
Câu 41:
Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, xét 5 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 2,8.105 kcal, loài B có 3,5.106 kcal, loài C có 2,1.105 kcal, loài D có 107 kcal và loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây là chuỗi thức ăn dài nhất có thể xảy ra?
Đáp án C
- Đối với hệ sinh thái trên cạn, qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng bị thất thoát khoảng 90%, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn phía sau. Như vậy ở bậc dinh dưỡng phía trước luôn có tổng năng lượng lớn hơn ở bậc dinh dưỡng phía sau.
- Sắp xếp thứ tự các loài có tổng năng lượng giảm dần, ta thấy loài A và loài C có tổng mức năng lượng tương tự nhau, vì vậy loài A và loài C là 2 loài trong cùng một bậc dinh dưỡng.
D (107kcal) → B (3,5.106kcal) → A (2,8.105 kcal) → C (2,1.105 kcal) → E (104 kcal)
- Vậy từ số liệu trên ta có thể thu được 2 loại chuỗi thức ăn tối đa có 4 mắt xích như sau:
D → B → A → E
D → B → C → E
Câu 42:
Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của quá trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện.
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện.
(3) Giai đoạn (d) là bước trung gian làm tăng lượng đạm cho đất.
(4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn amôn hóa thực hiện
Đáp án D
(1) Sai. VK phản nitrat chuyển hóa NO3 →N2
(2) Sai. (b) do VK nitrit, (c) do nitrat.
(3) Sai. (d) làm giảm lượng đạm của đất.
(4) Sai. (e) do VK cố định N
Câu 43:
Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi… Có các ổ sinh thái khác nhau nhằm mục đích gì
Đáp án C
Vì các loài có ổ sinh thái khác nhau nên tận dụng được diện tích trong ao nuôi tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài và không làm ảnh hưởng đến sản lượng cá của từng loài
Câu 44:
Những sinh vật nào sau đây có thể đứng đầu chuỗi thức ăn?
(1) Sinh vật sản xuất (2) sinh vật tiêu thụ cấp 2
(3) sinh vật tiêu thụ cấp 3 (4) sinh vật phân giải
Đáp án D
Hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải → sinh vật ohaan giải mùn, bã hữu cơ động vật ăn sinh vật phân giải → các động vật ăn động vật khác
Dựa vào những thông tin trên ta thấy có hai loại sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là: Sinh vật sản xuất và sinh vật phân giả
Câu 45:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển?
(I) Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
(II) Trong thiên nhiên có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống.
(III) Nitơ chiếm 79% thể tích khí quyển và là một khí trơ.
(IV) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
Đáp án D
I, II, III, IV đều là những phát biểu đúng
Câu 46:
Trong chu trình cacbon, từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?
Đáp án B
Câu 47:
Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển?
Đáp án A
Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi hoạt động này không trực tiếp tạo ra CO2
Câu 48:
Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
Đáp án A
A là ứng dụng thực tiễn của diễn thế sinh thái.
B và C là ý nghĩa lý luận của diễn thế sinh thái.
D là ứng dụng của giới hạn sinh thái.
Câu 49:
Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?
Đáp án B
B sai: Tuổi quần thể là tuổi trung bình của quần thể
Câu 50:
Các yếu tố sau đây đều biến đổi tuần hoàn trong sinh quyển, ngoại trừ
Đáp án C
Vật chất biến đổi mang tính tuần hoàn trong sinh quyển, còn năng lượng chỉ truyền theo một chiều.