Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P9)

  • 7981 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những nhân tố gây biến đổi kích thước của quần thể

Xem đáp án

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Ni = No + B - D + I - E.

+ N0,Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t.

+ B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư.

B, I à  có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E à  có vai trò giảm kích thước quần thể.

Vậy yếu tố gây biến đổi kích thước quần thể là: B

Vậy: B đúng


Câu 2:

Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. à đúng. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. Vì vật kí sinh sống trên vật chủ và sử dụng chính các chất lấy từ cơ thể vật chủ.

B. à  sai. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. (Trên một con chó có đến hàng trăm con rận,...).

C à  sai. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. (vật ăn thịt có số lượng ít hơn con mồi mới đúng theo nguyên tắc truyền năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao).

D à sai. Mối quan hệ giữa sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

Vậy: A đúng


Câu 3:

Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do

Xem đáp án

Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt. Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

A à  sai. Chất thải (phân động vật và chất bài tiết)  10%.

B à đúng. Hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).

C à  sai. Các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật)  10%.

D. à  sai. Hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.

Vậy: B đúng


Câu 4:

Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng

Xem đáp án

Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng NO3- và NH4+, trong đó chỉ có NH4+ mới được tham gia tổng hợp chất sống còn NO3- thì sẽ được chuyển hóa thành NH4+ diễn ra trong cơ thể.

Vậy: A đúng


Câu 5:

Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E, trong đó: A = 400 kg; B = 500 kg; C = 4000 kg; D = 40 kg; E = 4 kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây là bền vững nhất

Xem đáp án

Lưu ý, cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng tiêu hao hết khoảng 90% còn lại tích trữ để tổng hợp chất sống là 10%. Cho nên bậc dinh dưỡng phía sau có tổng năng lượng không bằng quá 10% so với tổng năng lượng bậc dinh dưỡng phía trước.

Vậy chuỗi thức ăn: C = 4000 kg à A = 400 kg à D = 40 kg à  E = 4 kg

Vậy: A đúng


Câu 6:

Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là:

Xem đáp án

- Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ là nhân tố hữu sinh.

- Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ là nhân tố vô sinh.

Vậy: A đúng


Câu 7:

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Trên đồng cỏ: Bò ăn cỏ

Bò tiêu hóa cỏ nhờ vi sinh vật trong dạ cỏ của bò.

Chim sáoo ăn rận trên lưng bò.

Như vậy:

A. à đúng. Dạ cỏ của bò tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho vi sinh vật sống, còn vi sinh vật thì giúp chuyến hóa xenlulôzơ cho bò.

B. à sai. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác =>  đây là quan hệ giữa vật kí sinh - vật chủ.

C. à  sai. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh => không có quan hệ gì cả.

D. à sai. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh=> đây là quan hệ vật ăn thịt và con mồi.

Vậy: A đúng.


Câu 8:

Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng:

Xem đáp án

Mỗi loài có nhu cầu sống riêng nên dẫn đến sự phân tầng trong không gian, sự phân tầng giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

Như vậy:

B. à sai. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.

C à  sai. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.

D. à  sai. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống

Vậy: A đúng


Câu 9:

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến:

Xem đáp án

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã (duy trì quanh mức cân bằng ổn định)

A. à sai. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.

B. à sai. Sự phát triển của một loài nào đỏ trong quần xã.

D. à sai. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

Vậy: C đúng


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

Xem đáp án

A. à  đúng khi nói về nguyên nhân gây ra diễn thế thứ sinh.

B. à  sai. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. à  sai. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống nhưng đã bị hủy diệt.

D à sai. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Vậy: A đúng


Câu 11:

Cho các hoạt động của con người sau đây:

(1) Khai thác và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.

(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.

(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

Giải pháp của sự phát triển bền vững là các hoạt động

Xem đáp án

Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm không khí, chất thải rắn, nguồn nước, hoá chất độc và ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. Cách khắc phục: Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên biển và ven biển, duy trì đa dạng sinh học và giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường.

(1), (2) à  đây hoạt động của con người mang tính phát triển bền vững.

(3), (4) à đây hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh học => hoạt động không bền vững.

Vậy: B đúng


Câu 12:

Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể?

Xem đáp án

Chọn B.

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = N0 + B – D + I – E.

+ N0, Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t; B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư

+ B, I  có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E có vai trò làm giảm kích thước quần thể.

sai. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

đúng. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.

sai. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.

sai. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.


Câu 13:

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật; có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.

A  sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.


Câu 14:

Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trong bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng:

Xem đáp án

Chọn C.

Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dnh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng 90% (mất đi do hô hấp, bài tiết, tiêu hóa,…). Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.


Câu 15:

Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra?

Xem đáp án

Chọn D.

Sản lượng sinh vật sơ cấp do nhóm sinh vật sản xuất tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản nhờ có năng lượng ánh sáng mặt trời. Nhóm này gồm: vi khuẩn quang hợp, tảo, cây xanh.

A. sai. Vi khuẩn hóa tổng hợp nhóm này vẫn tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng hóa học. Nhưng nhóm này lại không tham gia vào bậc dinh dưỡng cấp I.


Câu 16:

Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn B.

Điểm giống nhau giữa các loài sinh vật đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy tất cả chúng có chung một nguồn gốc.

Như vậy:

A, C, D chưa phù hợp.


Câu 17:

Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edrilychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn B.

Đây là một hình thức sống kí sinh cùng loài có thể xếp cào nhóm cạnh tranh cùng loài.


Câu 18:

Quá trình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon?

Xem đáp án

Chọn D.

Trong chu trình cacbon, nguồn C đầu tiên phải nói là từ khí quyển (dưới dạng CO2), nguồn C này được lấy vào và di chuyển qua chuỗi, lưới thức ăn đó là nhờ nhóm sinh vật tự dưỡng (thực vật là chủ yếu) có khả năng quang hợp để chuyển CO2 khí quyển thành C trong các hợp chất hữu cơ (gluxit) từ đó mới cung cấp cho các nhóm sinh vật khác.


Câu 19:

Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì

Xem đáp án

Chọn D.

Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa (hoa cung cấp mật cho ong, còn ong thì giúp cho quá trình thụ phấn của hoa diễn ra): trong đó thì

A.    sai. Loài ong có lợi còn loài hoa bị loại.

B.   sai. Cả hai loài đều không có lợi cũng không có hại.

      C. sai. Loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.


Câu 20:

Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

(1) Quần xã đinh cực.                                       (2) Quần xã cây gỗ lá rộng.

(3) Quần xã cây thân thảo.                    (4) Quần xã cây bụi.

(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

Trình tự đúng của các giai đoạn là

Xem đáp án

Chọn B.

Khởi đầu môi trường đã có 1 quần xã sinh vật từng sống (giai đoạn đầu)  Tiếp theo là 1 dãy các quần xã tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) Kết quả hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái (giai đoạn cuối).

Ví dụ diễn thế dinh dẫn đến hình thành quần xã ổn định:

(1)Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm (cỏ dại,…) (3) Quần xã cây thân thảo (4) Quần xã cây bụi (2) Quần xã cây gỗ lá rộng  (1) Quần xã đỉnh cực


Câu 21:

Phát biểu sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

Xem đáp án

Chọn B.

Hệ sinh thái: là hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu sống của quần xã (sinh cảnh). Trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hóa.

A.    đúng. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn (qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi).

B.     sai. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. (năng lượng biến đổi qua các bậc dinh dưỡng rồi mất đi dưới dạng nhiệt, không trở lại ban đầu không có chu trình tuần hoàn năng lượng).

C.   đúng. Vì qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi.

D.   đúng. Nên có chu trình N, C, H2O,…


Câu 22:

Cho các ví dụ:

(1) Tào giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

Xem đáp án

Chọn A.

(1) Tào giáp nở hoa gây độc cho ca, tôm sống trong cùng môi trường  quan hệ ức chế - cảm nhiễm thuộc quan hệ đối kháng.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng quan hệ kí sinh thuộc quan hệ đối kháng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng  quan hệ hội sinh thuộc quan hệ hỗ trợ.

Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y  quan hệ cộng sinh thuộc quan hệ hỗ trợ.


Câu 23:

Cho một dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật như sau:

(1) Ở miền bắc Việt Nam số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông rét nhiệt độ xuống dưới 8 độ C.

(2) Ở Việt Nam vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp sâu hai xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:

Xem đáp án

à  Biến động này diễn ra 1 cách ngẫu nhiên không có tính chu kì nào cả.

à Biến động này diễn ra lặp đi lặp lại hàng năm vào mùa xuân và hè <=> biến động theo chu kì mùa.

à Biến động này diễn ra 1 cách ngẫu nhiên không có tính chu kì nào cả.

à Biến động này diễn ra lặp đi lặp lại hàng năm vào mùa thu ó biến động theo chu kì mùa.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là (2) và (4).

Vậy: B đúng


Câu 24:

Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh

Xem đáp án

A. Chim sáo và trâu rừng à  là quan hệ hợp tác.

B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ à quan hệ kí sinh.

C. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa à  quan hệ cạnh tranh khác loài.

D. Trùng roi và mối quan hệ cộng sinh.

Vậy: C đúng


Câu 25:

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi: loài này sử dụng loài khác làm thức ăn. Kiểu quan hệ này là một loài có lợi và một loài bị hại. Ví dụ: quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây: quan hệ giữa báo và hươu, nai,...

A. à đúng. Khi số lượng con mồi tăng à  số lượng vật ăn thịt tăng; khi số lượng vật ăn thịt tăng à số lượng con mồi giảm,...

B. à sai. Trong quá trình tiến hoá, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi. (con mồi nhanh hơn).

C à  đúng. Nhờ số lượng con mồi nhiều hơn mới đảm bảo cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho vật ăn thịt.

D. à  đúng. Thường thì vật ăn thịt lớn mới cỏ khả năng bắt được mồi dễ dàng; tuy nhiên nhiều trường hợp con mồi lớn hơn, như: trâu với hổ, chó sói với bò rừng,...

Vậy: B đúng


Câu 26:

Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi cửa môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi tuần tự quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là

Xem đáp án

Điểm giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh:

(1) à  sai. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống  diễn thế thứ sinh.

(2) à đúng. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) à đúng. Song song với quá trình biến đổi tuần tự quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) à sai. Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. (Chỉ có diễn thế thứ sinh mới có thế dẫn đến quần xã bị suy thoái).

Vậy: D đúng


Câu 27:

Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. à đúng. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng cùa chuỗi thức ăn là rất lớn. qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi.

B. à  sai. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. (Không có chu trình tuần hoàn năng lượng).

C à  sai. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình. (Theo chu trình tuần hoàn vật chất: nước, CO2, N,...)

D. à  sai. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. (Lớn hơn là đúng).

Vậy: A đúng


Câu 28:

Hiệu suất sinh thái là:

Xem đáp án

Hiệu suất sinh thái: là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp và tạo nhiệt của cơ thể,... (90%) hay hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc phía sau là khoảng 10%.

Vậy: A đúng


Câu 29:

Phát biểu nào là đầy đủ nhất về nhân tố sinh thái?

Xem đáp án

Nhân tố sinh thái (nhân tố sinh thái) gồm nhân tố vô sinh và hữu sinh, là những nhân tố thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi.

+ Nhân tố vô sinh: các chất vô cơ, chất hữu cơ, các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...

+ Nhân tố hữu sinh: bao gồm các sinh vật (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải).

Vậy: C đúng


Câu 30:

Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là:

Xem đáp án

Hình tháp sinh thái: là hình sắp xếp các loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn theo so lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng có dạng hình tháp.

Tháp sinh khối: dựa trên tổng khổi lượng của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích (có nhiều dạng)

Vậy: A đúng


Câu 31:

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

Xem đáp án

A. à  đúng. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. (Để đảm bảo duy trì hệ sinh thái nhân tạo thì người ta bổ sung vào phân bón,...).

B. à sai. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. à sai. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điểu chinh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao khả năng tự điều chỉnh cao).

D. à sai. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên cao).

Vậy: C đúng


Câu 32:

Cho một số khu sinh học:

(1) Đồng rêu (Tundra).                                                                  

(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.

(3) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga).           

(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

Xem đáp án

Sắp xếp các khu sinh học theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng: Đồng rêu (Tundra) à  rừng lá kim phương Bắc (Taiga) à  rừng lá rụng ôn đới à rừng mưa nhiệt đới (sự sắp xếp này đi theo từ vĩ độ cao à vĩ độ thấp, sự đa dạng sinh học đi từ thấp đến cao).

Vậy: C đúng


Câu 33:

Khi nói đến quá trình cố định nitơ khí quyển theo con đường sinh học, sản phẩm của con đường này là gì?

Xem đáp án

Sản phẩm của con đường cố định nitơ phân tử là: NH+4 

Vậy: A đúng


Câu 34:

Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là?

Xem đáp án

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường à  là quan hệ ức chế - cảm nhiễm   quan hệ đối kháng.

(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng à  là quan hệ kí sinh - vật chủ  quan hệ đối kháng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng à là quan hệ hội sinh quan hệ hỗ trợ.

(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu à  là quan hệ cộng sinh  quan hệ hỗ trợ.

Vậy: D đúng


Câu 35:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

1. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thế bị đào thải khỏi quần thể.

2. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

3. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

4. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

Xem đáp án

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể: xuất hiện khi mật độ quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường (tăng lên quá cao), nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể, từ đó dẫn đến cạnh tranh, làm tăng mức độ tử vong giảm mức sinh sản, dẫn đến kích thước của quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Ngoài ra, cạnh tranh còn xảy ra khi các cá thể trong quần thể tranh giành đực, cái.

Như vậy: 1,2, 3 à đúng

4. à sai. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

Vậy: A đúng


Câu 36:

Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2m, nặng 34 kg (loài1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50cm, nặng 4-5kg (loài2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này?

Xem đáp án

(loài 1) Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài l,2m; nặng 34kg.

(loài 2) Loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chi dài 50cm; nặng 4 - 5kg.

Nhận xét:

Loài 1 có kích thước lớn hơn (~7 lần) loài số 2

à  loài 1 khả năng sống ở vùng lạnh hơn loài 2 (vì kích thước to hơn thì khả năng mất nhiệt thấp à  dễ sống vùng lạnh).

A. à đúng. Loài 2 sống ở vùng xích đạo (nóng), loài 1 sống ở Nam cực (lạnh).

Vậy: A đúng


Câu 37:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Kích thước quần th là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tng năng lượng ca các cá thể đó trong quần th; kích thước quần th có 2 cực trị:

+ Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đ đảm bảo cho quần thể có khả năng duy trì nòi giống.

+ Kích thước tối đa: là s lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa ca môi trường.

Như vậy:

A à sai. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

 B, C, D đúng.

Vậy: A đúng


Câu 38:

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?

Xem đáp án

Khi kích thước quần th giảm xuống dưới mức tối thiếu à  quần thể có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân do:

+ Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

+ Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chng chọi với những thay đổi trong môi trường của quần thể giảm.

+ Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại ca quần th và khả năng sinh sản suy gim do cơ hội gp nhau của cá th đực với cá thế cái ít.

B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Khi số lượng cá thể ca quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen-có hại.

Vậy: A đúng


Câu 39:

Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?

Xem đáp án

Hình tháp sinh thái là hình sắp xếp các loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn theo số lượng cá th, sinh khối hoặc năng lượng có dạng hình tháp

A. à  sai. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.

B. à  sai. Các loại tháp sinh thái bao giờ cùng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. (Chỉ có tháp năng lượng mới đúng)

C. à đúng. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.

D. à sai. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. (Chỉ có tháp năng lượng mới chuẩn)

Vậy: C đúng


Câu 40:

Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là:

Xem đáp án

Đặc đim của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa:

+ Điều kiện môi trường biến đổi lớn theo mùa. Thực vật là cây thường xanh và cây lá rụng theo mùa.

+ Hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.

A. à sai. Nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông. (  khu sinh học đồng rêu hàn đới).

B. à  sai. Khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế. (  khu sinh học rừng lá kim phương Bắc).

D. à  sai. Kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều (  khu sinh học rừng lá nhiệt đới).

Vậy: B đúng


Câu 41:

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

A à  đúng. Vì nó thuộc quan hệ h trợ cùng loài (kiểu quần tụ và h trợ nhau để bt mồi).

B à sai. Vì nó thuộc quan hệ cạnh tranh cùng loài.

C à  sai. Vì nó thuộc quan hệ khác loài (thuộc quan hệ hội sinh).

D à  sai. Vì nó thuộc quan hệ hội sinh (khác loài).

Vậy: A đúng


Câu 42:

Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin đã cho

Xem đáp án

Theo gi thiết: Khi loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và F mt đi. Chỉ có thể xảy ra như sau:

+ Loài D, F ch sử dụng loài C làm thức ăn.

+ Loài F chỉ ăn loài D và D chỉ ăn loài C.

+ Loài D chỉ ăn F và F chỉ ăn loài C.

Như vậy chỉ có lưới IV là loài F chỉ ăn D và D chỉ ăn C.

Vậy: B đúng


Câu 43:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

A à  sai. Kích thước qun thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống ca môi trường.

B à  đúng. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

C à  sai. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức t vong của quần thể.

D à  sai. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

Vậy: B đúng


Câu 44:

Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (J) trong điều kiện nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.

Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức từ vong là tối thiểu.                                                  Kiểu tăng trưởng này gặp quần thể kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điu kiện chăm sóc ít.

à sai. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận li, gây nên sự xuất theo mùa.

à sai. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về  khả năng sinh sản của loài.

à  sai. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể

Vậy: C đúng


Câu 45:

Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

Xem đáp án

A. à  sai. Lúa à rắn à chuột à diều hâu (chuột không ăn rắn, rắn không ăn lúa).

B. à  sai. Lúa à chuột à  diều hâu à rắn (rn không ăn diều hâu).

C à  đúng. Lúa à  chuột à  rắn à diều hâu.

D. à  sai. Lúa à diều hâu à chuột à rắn (diều hâu không ăn lúa).

Vậy: C đúng


Câu 46:

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

Xem đáp án

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%). Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sn xuất (SVSX) à  các bậc dinh dưỡng à  môi trường, còn vật chất được trao đổi quan chu trình dinh dưng.

A. à sai. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn nấm. (Quan trọng nhất là SVSX).

B. à sai. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. (Chỉ theo một chiều và không sử dụng lại).

C à  đúng.

D. à  sai. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. (SVSX đầu tiên, năng lượng không quay lại môi trường).

Vậy: C đúng


Câu 47:

Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

B à  sai. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. Vi khuẩn gồm có sng hoại sinh, tự dưỡng quang hợp và hóa quang hợp,...

C à  sai do: Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải. (sinh vật kí sinh không phải là sinh vật phân giải).

D à sai do: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 (nó thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2).

Vậy: A đúng


Câu 48:

Hệ săc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền năng lượng vào sắc tố ở trung tâm phản ứng quang hợp theo thứ tự nào sau đây

Xem đáp án

Hệ sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền năng lượng vào sắc tố ở trung tâm phản ứng quang hp theo thứ tự: Carotenoic à  diệp lục b à  diệp lục a à diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Sau đó quang năng sẽ được chuyển hóa thành ATP và NADPH.

Vậy: B đúng


Câu 49:

Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?

(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.

(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.

(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.

Xem đáp án

Khi mà kích thước quần th xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn đến diệt vong là vì: khi s lượng quả ít thì:

- Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.

- Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

- Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng à  đột biến xấu có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình,...

- Cơ hội gặp gỡ và giao phi giữa các cá thể trong quần thể gim à  đến mùa giao phối mà chúng không thể tìm được bạn tình à  không tạo được thế hệ con,...

Vậy: B đúng


Câu 50:

Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là

Xem đáp án

Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần thể tạo sự thuận lợi cho các cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống trong những môi trường khác nhau. Sự phân bố theo 3 dạng: phân bố đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm. Trong đó phân bố theo nhóm là phổ biến nhất trong tự nhiên (gặp trong điều kiện sống phân bố không đồng nhất, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường).

Vậy: B đúng


Bắt đầu thi ngay