IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P8)

  • 8896 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Loài sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

Xem đáp án

Đáp án D

Sinh vật sản xuất là sinh vật phải có khả năng tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ). Trong các loài sinh vật trên: Nấm rơm và mốc tương thuộc nhóm sinh vật phân giải; dây tơ hồng không có sắc tố quang hợp nên là một loài thực vật kí sinh bắt buộc và thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ.


Câu 2:

Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó được xem là đặc trưng di truyền của quần thể chứ không phải là đặc trưng sinh thái.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

Xem đáp án

Đáp án B

– Phương án A đúng, quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

– Phương án C đúng, quan hệ hợp tác và hội sinh có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.

– Phương án D đúng, trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.

– Phương án B sai, trong quan hệ hội sinh, chỉ có một loài được lợi.


Câu 4:

Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

– Ở bậc dinh dưỡng bậc 2 (năng lượng tích lũy 0,5%, thất thoát 99,5%).

– Ở bậc dinh dưỡng bậc 3 (năng lượng tích lũy 11,36%, thất thoát 88,64%).

– Ở bậc dinh dưỡng bậc 4 (năng lượng tích lũy 4%, thất thoát 96%).

– Phương án A, C, D đúng.

– Phương án B sai vì cáo là động vật ăn thịt bậc 1.


Câu 5:

Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 35oC, khi nhiệt độ xuống dưới 2oC và cao hơn 44oC cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35oC, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6oC và cao hơn 42oC cá bị chết. Nhận định nào sau đây khôngđúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương án A đúng vì cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ (5,6 oC – 42oC) hẹp hơn cá chép (2 oC – 44oC).

Phương án C đúng, cá chép thường có vùng phân bố rộng hơn so với cá rô phi do có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn.

Phương án D đúng, ở nhiệt độ 10oC thuộc khoảng chống chịu nên sức sống của cả hai loài cá có thể bị suy giảm.

Phương án B sai, cá rô phi có khoảng thuận lợi (20oC – 35oC).rộng hơn cá chép (25oC – 35oC).


Câu 7:

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

Đáp án A

A- hỗ trợ cùng loài.

B- cạnh tranh cùng loài.

C- quan hệ hội sinh.

D- quan hệ hội sinh.


Câu 8:

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?

Xem đáp án

Đáp án D

A- kí sinh

B- ức chế cảm nhiễm

C- sinh vật này ăn sinh vật khác

D- cạnh tranh khác loài


Câu 9:

Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A- đúng

B- sai, sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và một số loài vi khuẩn (chỉ 1 số loài vk)

C- sai, sinh vật kí sinh không được coi là sinh vật phân giải

D- sai, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2


Câu 10:

Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương án D sai vì phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.


Câu 12:

Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên nước?

(1) Xây dựng nhiều hồ nước kết hợp với hệ thống thuỷ lợi góp phần chống hạn cho đất.

(2) Xây dựng các nhà máy xử lí nước thải.

(3) Tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học đặc hiệu để bảo vệ mùa màng.

(4) Giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.

(5) Thường xuyên kiểm tra để phát hiện ô nhiễm nước, kịp thời có biện pháp xử lí.

(6) Nghiên cứu đánh giá tác động đến môi trường nước cho các dự án khu công nghiệp.

(7) Xây dựng các hồ chứa nước lớn kết hợp lợi ích nông lâm nghiệp với thuỷ điện và bảo vệ rừng đầu nguồn.

Xem đáp án

Đáp án D

Hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên nước: (1), (2), (4), (5), (6).

(1) đúng vì xây đựng các hồ nước giúp tích trữ nước vào mùa mưa để dùng cho mùa khô, kết hợp với hệ thống thủy lợi giúp chống khô hạn đất.

(3) sai vì các loại chất hóa học sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

(7) sai vì xây dựng thủy điện sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái rừng đầu nguồn, mặc dù đây là biện pháp sử dụng tài nguyên nước hiệu quả nhưng không phải là biện pháp sử dụng bền  vững.


Câu 13:

Quan sát biểu đồ sau đây về sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thỏ và linh miêu:

(1) Đường số 1 biểu thị sự biến động số lượng của quần thể thỏ và đường số 2 biểu thị sự biến động số lượng của linh miêu.

(2) Sự biến động số lượng của cả hai loài đều là dạng biến động theo chu kỳ 9 – 10 năm.

(3) Sự biến số lượng của quần thể thỏ kéo theo sự biến động của quần thể linh miêu và ngược lại.

(4) Cả hai loài đều đạt đến kích thước tối đa vào cùng một thời điểm.

(5) Giá trị kích thước lớn nhất mà quần thể thỏ đạt đến gần gấp đôi so với giá trị kích thước lớn nhất của quần thể linh miêu.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1) đúng, đường số 1 biểu thị sự biến động số lượng của quần thể thỏ và đường số 2 biểu thị sự biến động số lượng của linh miêu do đường số 1 cho thấy số lượng cá thể lớn hơn và thường biến động trước so với đường số 2 nên đặc trưng cho sự biến đổi của quần thể con mồi.

(2) đúng, sự biến động số lượng của cả hai loài đều là dạng biến động theo chu kỳ 9 – 10 năm.

(3) đúng, sự biến số lượng của quần thể thỏ kéo theo sự biến động của quần thể linh miêu và ngược lại, do mối quan hệ giữa hai loài là mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi nên xảy ra hiện tượng khống chế sinh học.

(4) sai, quần thể thỏ thường đạt đến kích thước tối đa trước so với quần thể linh miêu.

(5) đúng, giá trị kích thước lớn nhất mà quần thể thỏ đạt đến khoảng 155 nghìn con (năm 1865) gần gấp đôi so với giá trị kích thước lớn nhất của quần thể linh miêu (hơn 80 nghìn con vào năm 1885).


Câu 14:

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do đâu?

Xem đáp án

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn: khi điều kiện môi trường không đảm bảo sự tăng số lượng liên tục. Sự tăng trưởng kích thích của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm ( nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do kích thước của quần thể còn nhỏ); sau đó tăng nhanh (giai đoạn giữa) qua điểm uốn (bị giới hạn lớn nhất bởi điều kiện môi trường) tốc độ sinh sản giảm và cuối cùng số lượng bước vào trạng thái cân bằng ổn định với sức chịu đựng của môi trường.

sai. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường  giai đoạn sau cùng của sự tăng trưởng.

sai. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt. (Giai đoạn đầu kích thước quần thể còn nhỏ ít cạnh tranh).

sai. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt (Giai đoạn đầu nguồn sống dồi dào).

đúng. Kích thước của quần thể còn nhỏ giai đoạn đầu.

Vậy D đúng.


Câu 15:

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật, có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.

sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống quần xã.

sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

Vậy D đúng.


Câu 16:

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến

Xem đáp án

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã (duy trì quanh mức cân bằng ổn định)

sai. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.

sai. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

sai. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

Vậy C đúng.


Câu 17:

Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?

Xem đáp án

Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn thì sinh vật sản xuất (SVSX) có tổng sinh khối lớn nhất (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng cấp 1 (tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ) có tổng sinh khối lớn nhất, nhờ đó mới cung cấp năng lượng cho bậc dinh dưỡng phía sau,..và qua mỗi bậc dinh dưỡng tổng năng lượng mất đi khoảng 90%).

Vậy D đúng.


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

Xem đáp án

A. sai vì những hệ sinh thái hoang mạc có độ đa dạng thấp nhất năng suất sinh học thấp.

B. sai. Mức độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh được sắp xếp tăng dần lần lượt qua các hệ sinh thái: hoang mạc đồng rêu  rừng lá rụng ôn đới rừng mưa nhiệt đới.

C.  đúng.

D.  sai. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.

Vậy C đúng.


Câu 19:

Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?

I. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm

II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

III. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.

Xem đáp án

Khi mà kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn đến diệt vong là vì: khi số lượng quá ít thì:

-         Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.

-         Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.

-         Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăngđột biến xấu có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình…

-         Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảmđến mùa giao phối mà chúng không thể tìm được bạn tình không tạo ra được thế hệ con,…

Vậy B đúng.


Câu 20:

Nói chung trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn C.

Nói chung trong các hệ sinh thái, khí chueyern từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90% (mất đi do hô hấp, bài tiết, tiêu hóa,…). Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.


Câu 21:

Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra?

Xem đáp án

Chọn D.

Sản lượng sinh vật sơ cấp do nhóm sinh vật sản xuất tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản nhờ có năng lượng ánh sáng mặt trời. Nhóm này gồm: vi khuẩn quang hợp, tảo, cây xanh.

D. sai. Vi khuẩn hóa tổng hợp nhóm này tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng hóa học. Nhưng nhóm này lại không tham gia vào bậc dinh dưỡng cấp 1


Câu 22:

Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn B.

Điểm giống nhau giữa các lời sinh vật đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy tất cả chúng có chung một nguồn gốc.

Như vậy: A, C, D chưa phù hợp.


Câu 23:

Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

II. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó dinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

III. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

IV. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng thì khả năng có vùng phân bố rộng

Xem đáp án

Chọn D.

I.  sai.  Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

II. đúng. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

III. sai. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

IV. đúng. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng thì khả năng có vùng phân bố rộng.


Câu 24:

Khi nói đến kích thước quần thể, có bao nhiêu nhân tố sau đây gây biến đổi kích thước của quần thể?

I. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối qun hệ giữa các cá thể trong quần thể.

II. Mức nhập cư và xuất cư.

III. Mức sinh sản và cấu trúc giới tính.

IV.Mức sinh sản, mức tử vong

Xem đáp án

Chọn B.

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = N0 + B – D + I – E.

+ N0, Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t; B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư.

+ B, I có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E có vai trò giảm kích thước quần thể.

 I.  sai. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

 II. đúng. Mức nhập cư và xuất cư.

 III. sai. Mức sinh sản và cấu trúc giới tính.

 IV sai. Mức sinh sản, mức tử vong.


Câu 25:

Khi nói đến diễn thế thứ sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

II. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

III. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

IV. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc suy thoái.

Xem đáp án

Chọn A.

Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật; có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.

I.  sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

II.   sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.


Câu 26:

Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyến hóa  NO3- thành N2?

Xem đáp án

NH+4

I. Vi khuẩn nốt sần trong rễ cây họ đậu (vi khuẩn cố định nito).

II. Vi khuẩn cố định nitơ.

III. Vi khuẩn nitrat hóa.

IV. Vi khuẩn amon hóa.

V. Vi khuẩn phản nitrat.

Vậy:

A. à Sai. Vi khuẩn amôn hóa là vi khuẩn chuyển hóa chất hữu cơ trong đất thành NH4+.

B. à Sai. Vi khuẩn cố định nitơ (cộng sinh và sống tự do) là vi khuẩn cố định nitơ tự do  của không khí thành NH4+ .

C. à Sai. Vi khuẩn nitrat hóa là vi khuẩn chuyển hóa NH4+ thành  NO3-.

D. à  Đúng. Vi khuẩn phản nitrat hóa là vi khuẩn chuyển hóa NO3- thành N2 .

Vậy: D đúng.

 


Câu 27:

Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?

Xem đáp án

Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật sản xuất (chủ yếu nhờ quá trình quang hợp).

Chú ý kiến thức liên quan: Chu trình cacbon.

- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2).

- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ có quang hợp.

- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường và 1 phần đi vào các lớp trầm tích.

- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

Vậy: A đúng


Câu 28:

Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thề dẫn tới khả năng nào sau đây?

Xem đáp án

Khi kích thước quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể tăng, khả năng hỗ trợ giảm, kích thước quần thể giảm đi nhanh chóng do có các cá thể chết hoặc di cư. Nên:

A sai. Vì khi đó cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng.

B sai. Vì khi đó các cá thể trong quần thể giảm hỗ trợ lẫn nhau.

C đúng. Mức sinh sản của quần thể giảm.

D sai. Vì khi đó kích thước quần thể giảm nhanh.

Vậy: C đúng.


Câu 29:

Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?

I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.

Xem đáp án

I sai. Diễn thế nguyên sinh mới là loại diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

II đúng. Vì giữa quần xã và môi trường có tác động qua lại nhau.

III đúng. Ngoại cảnh thay đổi mạnh à tác động đến cấu trúc quần xã à dẫn đến diễn thế.

IV đúng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế à biến đổi mạnh mẽ cấu trúc quần xã à diễn thế.

 Vậy: C đúng.


Câu 30:

Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng.

II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N.

III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau.

IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

Xem đáp án

Chú ý kiến thức liên quan:

- Ổ sinh thái: là 1 khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển ổn định, lâu dài.

- Nơi ở: là địa điểm cư trú của loài.

I à đúng. Vì quần thể M và Q có ổ sinh thái về dinh dưỡng không trùng nhau nên chúng không cạnh tranh với nhau.

II à đúng. Vì quần thể M và N có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau nên sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N.

III à đúng. Vì quần thể M và P theo hình không giao nhau.

IV à Sai. Vì quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau một phần nhỏ.

Vậy B đúng.


Câu 31:

Già sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P, được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loại G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.

III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.

IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

Xem đáp án

I đúng. Vì H, M, N đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 (thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1).

II   đúng. Tham gia vào 4 chuỗi đó là:

G M L I K;                                

G M   I   K;    

G à N à  L à  I à  K;                              

G N L   K.

III   sai. I là sinh tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3 (không thể có sinh vật tiêu thụ bậc 4).

IV sai. P chỉ thuộc bậc dinh dưng cấp 4. Vì đi qua P, chỉ có một chuỗi thức ăn.

Vậy B đúng.


Câu 32:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.

III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.

Xem đáp án

I đúng. Thuộc năng lượng vĩnh cửu.

II đúng. Giúp phát triển bền vững.

III đúng. Giúp phát triển bền vững.

IV  sai. Sẽ gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.

Vậy C đúng.


Câu 33:

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì điều gì có thể xảy ra đối với quần thể đó?

Xem đáp án

A   sai. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. (Khả năng gặp nhau giữa đực và cái thấp, giảm tỉ lệ sinh sản à số lượng giảm nhanh và có nguy cơ diệt vong).

B  sai. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn. (Mật độ giảm... à hỗ trợ cùng loài thấp).

C  sai. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

D. đúng. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm => nên quần thể có nguy cơ diệt vong.

Vậy: D đúng


Câu 34:

Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?

Xem đáp án

A đúng. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm à tăng kích thước.

B sai. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau à kích thước ổn định.

C sai. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng à kích thước giảm mạnh.

D sai. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng à kích thước giảm.

Vậy: A đúng.


Câu 35:

Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

Xem đáp án

Loài ưu thế: là loài (có thể nhiều loài) đóng vai trò quan trọng trong QX do so lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chủng mạnh. Quyết định chiều hướng phát triển của QX.

Vậy: D đúng.


Câu 36:

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Diễn thế nguyên sinh (DTNS): Khởi đầu môi trường trống trơn (giai đoạn đầu) à Tiếp theo là 1 dãy các quần xã (QX) tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) à Kết quả là hình thành QX ổn định (đỉnh cực) trong 1 thời gian dài (giai đoạn cuối).

Như vậy:

A à sai. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. (Xu hướng của DTNS là độ đa dạng tăng, mà độ đa dạng tăng thì ổ sinh thái của mỗi loài phải bị thu hẹp).

B à  đúng. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên (độ đa dạng tăng à tổng sản lượng tăng).

C à đúng. Tính đa dạng về loài tăng.

D à đúng. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. (Độ đa dạng tăng à lưới thức ăn càng trở nên phức tạp hơn).

Vậy: A đúng.


Câu 37:

Cho các ví dụ sau:

(1) Sán lá gan sống trong gan bò.                 (2) Ong hút mật hoa.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.     (4) Trùng roi sống trong ruột mối.

Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là

Xem đáp án

Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

Quan hệ đối kháng: kí sinh - vật chủ, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi, cạnh tranh khác loài.

(1) Sán lá gan sống trong gan bò à quan hệ kí sinh - vật chủ.

(2) Ong hút mật hoa à quan hệ cộng sinh.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm à quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

(4) Trùng roi sống trong ruột mối à quan hệ cộng sinh.

Vậy: C đúng.


Câu 38:

Có 4 loài thuỷ sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau của cùng 1 khu vực địa lí: loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét. Loài hẹp nhiệt nhất là loài:

Xem đáp án

Cùng khu vực (ở độ sâu càng lớn thì biên độ dao động về nhiệt độ càng thấp hay nhiệt độ càng ổn dịnh)

Loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển.

Loài 2 sống dưới nước ven bờ biển.

Loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi.

Loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét.

Vậy loài 4 là loài hẹp nhiệt độ nhất.

Vậy: C đúng


Câu 39:

Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:

1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi         2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi

3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi              4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây

Câu trả lời theo thứ tự sau:

Xem đáp án

Quần xã: Kiến đỏ đuổi kiến hôi, tiêu diệt sâu và rệp cây.

Kiến hôi đưa rệp lên chồi non.

Rệp lấy nhựa cây và thải ra đường cho kiến hôi ăn.

Như vậy:

1. quan hệ giữa rệp cây và cây có múi à quan hệ kí sinh - vật chủ   đối kháng.

2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi à  quan hệ hợp tác  hỗ trợ.

3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi à quan hệ cạnh tranh khác loài  đối kháng.

4. quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây à  quan hệ vật ăn thịt  - con mồi  đối kháng.

Vậy: C đúng


Câu 40:

Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.

Phương án đúng là

Xem đáp án

1) -> đúng. Vì khi tác động tích cực hệ sinh thái nông nghiệp => nâng cao năng suất hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) -> sai. Vì khi khai thác triệt để nguồn tài nguyên không tái sinh -> sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái -> giảm năng suất sinh học.

(3) -> đúng. Vì loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ thì cá, tôm các loài sẽ phát triển mạnh -> nâng cao năng suất hệ sinh thái nông nghiệp.

(4) -> đúng. Khi xây dựng hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí ->  cho năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp cao.

(5) ->  đúng. Khi bảo vệ các loài thiên địch và sử dụng tốt thiên địch ->  tác động tích cực đến môi trường và năng suất sinh học.

(6) -> sai. Khi sử dụng các chất hoá học quá nhiều -> tác động tiêu cực đến môi trường và sinh vật có ích.... =>giảm hiệu qủa sử dụng của hệ sinh thái.

Vậy: D đúng


Câu 41:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

A à sai. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao (lưới thức ăn phức tạp từ vĩ độ cao -> vĩ độ thấp: từ đồng rêu hàn đới à rừng nhiệt đới).

B à sai. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. (Mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn).

C. à  đúng.

D. à  sai. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng-sỉnh vật tự  dưỡng. (Có loại chuỗi thứ 2 bắt đầu từ mùn bả hữu cơ).

Vậy: C đúng


Câu 42:

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:

(1). Thực vật nổi          (2). Động vật nổi       (3). Giun                   (4). Cỏ

(5). Cá ăn thịt

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là:

Xem đáp án

(1) Thực vật nổi, (4) cỏ: là sinh vật sản xuất  bậc dinh dưỡng cấp 1, (3) là sinh vật tiêu thụ, một số tiêu thụ sinh vật sản xuất ít bậc dinh dưỡng cấp 2.

(4) cá ăn thịt nó chỉ ăn động vật ăn thực vật hay động vật ăn động vật nến nó ít nhất phải thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

Vậy: B đúng


Câu 43:

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:

(1). Động vật ăn động vật                                                               (2). Động vật ăn thực vật

(3). Sinh vật sản xuất

Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là

Xem đáp án

Trong hệ sinh thái:

+ Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%)

+ Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX à các bậc dinh dưỡng (sinh vật ăn thực vật à sinh vật ăn động vật) à môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. 

Vậy: D đúng


Câu 44:

Cá rô phi Việt Nam sống được trong môi trường nước có nhiệt độ từ 5,6°c đến 42°c. Cá chép sống ở môi trường nước có nhiệt độ từ 2°c đến 44°c. Biên độ dao động nhiệt độ của ao hồ nước ta là: Ở miền Bắc từ 2°c đến 42°c, ở miền Nam từ 10°c đến 40°c. Câu nào sau đây có nội dung sai?

Xem đáp án

Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5,6°Cà 42°C. Cá chép sống ở nhiệt độ từ 2° C à  44°C.  Biên độ dao động nhiệt độ nước ở:

+ Hồ miền Bắc: 2°C đến 42°C

+ Hồ miền Nam: 10°C đến 40°C Kết luận

A à đúng. Cá rô phi có thể nuôi trong mọi ao hồ miền Nam.

B à  đúng. Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi.

C à  đúng. Cá chép có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Nam.

D à  sai. Cá rô phi có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Bắc.

Vậy: D đúng.


Câu 45:

Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:

Xem đáp án

Trên bánh mì: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh (QX khởi đầu) à Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh (QX thay thế) à  Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh (QX ổ định).

=> Chính là quá trình diễn thế nguyên sinh.

Vậy: C đúng


Câu 46:

Thú có túi sống phổ biển ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ

Xem đáp án

Thú có túi sử dụng thức ăn là cỏ.

Cừu cũng sử dụng thức ăn là cỏ.

à  2 loài này cùng sử dụng một nguồn sống.

=> Đây là hình thức cạnh tranh khác loài.

Vậy: B đúng

Quan hệ này giữa các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 cùng bị hại. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá


Câu 47:

Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự

Xem đáp án

Diễn thế sinh thái (DTST): là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo tương ứng với sự biến đổi của môi trường và cuối cùng thường dẫn đến 1 quần xã tương đối ổn định.

A. à sai. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật-trong quần xã.

C à  sai. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.

D à  sai. Thay đổi hệ động vật trước, sau đỏ thay đổi hệ thực vật.

Vậy: B đúng


Câu 48:

Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưõng cấp 2 là: được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưõng cấp 2 là:

Xem đáp án

+ Thực vật thuộc  SVSX (bậc dinh dưỡng cấp 1)

+ Cào cào, thỏ, nai (sinh vật tiêu thụ bậc 1  bậc dinh dưỡng cấp 2)

+ Chim sâu, báo, mèo rừng (sinh vật tiêu thụ bậc 2  bậc dinh dưỡng cấp 3)

+ Chim mèo rừng (sinh vật tiêu thụ bậc 3  bậc dinh dưỡng cấp 4)

Vậy: D đúng


Câu 49:

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Hệ sinh thái tự nhiên:

-    Hệ sinh thái trên cạn: chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.

-    Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): điển hình ở các vùng ven biển là các rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, hệ sinh thái vùng biển khơi.

-    Hệ sinh thái nước ngọt: gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ,...) và hệ sinh thái nước chảy (sông suối).

Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, thành phố.

Kết luận: A, B, C à đúng

D à  sai. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. (Có loại chuỗi thứ 2 là bắt đầu từ mùn bã hữu cơ)

Vậy: D đúng


Câu 50:

Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

Xem đáp án

Mức độ sinh sản (B) của quần thể ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, nơi ở và khí hậu của

quần thể.

+ Nếu B tăng cao à  kích thước  tăng thì nguồn thức ăn giảm, nơi ở chật hẹp, khí hậu

dễ ô nhiễm hơn.

+ Nếu B giảm mạnh à  kích thước   giảm thì nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi, khí  hậu ít bị ảnh hưởng.

Vậy: B đúng


Bắt đầu thi ngay