615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P4)
-
8772 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ nào?
Chọn A
Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Câu 2:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thế.
II. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể có sức cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Chọn C
- I sai vì quan hệ canh tranh làm giảm kích thước của quần thể.
- II, III, IV là những phát biểu đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 3:
Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh?
Chọn A
Đặc điểm có ở cả mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh là có ít nhất một loài có lợi.
Câu 4:
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C
- A sai cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.
- B sai vì canh tranh cùng loài xảy ra khi môi một độ cá thể cao và môi trường không cung cấp đủ nguồn sống.
- C đúng, D sai.
Câu 5:
Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
Chọn B
- A, C, D là những phát biểu đúng
- B là phát biểu sai vì diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ môi trường trống trơn, chưa có quần xã nào tồn tại.
Câu 6:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ảnh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
Chọn A
- I, II, IV là những phát biểu đúng
- III là phát biểu sai, dựa vào cấu trúc tuổi không thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể. Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 7:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn C
- A sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất, còn động vật ăn thực vật có bậc sinh dưỡng cấp 2.
- B sai ở từ “tất cả”
- D sai vì nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn có bậc dinh dưỡng thấp nhất.
Câu 8:
Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định
III. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên
Chọn C
- Dựa vào nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản ta có:
+ Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản à Quần thể ổn định
+ Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản à Quần thể đang phát triển
+ Quần thể 3 có nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi sinh sản à Quần thể suy thoái
Vậy chỉ có ý II đúng
Câu 9:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn D
- A sai vì trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài sinh vật (mặt xích chung).
- B sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất.
- C sai vì hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
- D đúng
Câu 10:
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn B
- A sai vì mức tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật là phụ thuộc vào mật độ của quần thể, nhân tố vô sinh không phụ thuộc vào mật độ của quần thể.
- B đúng
- C sai vì nhân tố hữu sinh và nhân tố vô sinh tác động đồng thời vào quần thể.
- D sai vì vật lý, hoá học là những nhân tố vô sinh.
Câu 11:
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn C
- A sai quần thể cùng một loài có kích thước thường khác nhau.
- B sai vì tỉ lệ nhóm tuổi không ổn định và phụ thuộc vào môi trường.
- C đúng
- D sai vì mật độ cá thể của quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường và thường xuyên thay đổi.
Câu 12:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn D
- A sai vì lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên.
- B sai vì quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
- C sai ở từ “luôn” và thường thì lưới thức ăn ở vùng nhiệt đới thường phức tạp hơn ở vùng ôn đới.
- D đúng, lưới thức ăn ở quần xã suy thoái càng ngày càng đơn giản.
Câu 13:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn B
- A sai vì kích thước của quần thể hay số lượng cá thể trong quần thể là: tổng số cá thể, hay sản lượng, năng lượng của cá thể trong quần thể đó.
- B đúng, kích thước của quần thể ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
- C sai vì nếu kích thước của quần thể đạt tới mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường dẫn đến cạnh tranh nhau.
- D sai vì kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 14:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh
II. Ổ sinh thải của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau
Chọn B
- I, II, III, IV đều là những phát biểu đúng
Câu 15:
Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?
Chọn C
Sinh vật sản xuất là sinh vật mở đầu chuỗi thức ăn, nó trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ hay còn gọi là sinh vật tự dưỡng. Vậy thực vật chính là sinh vật sản xuất.
Câu 16:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Chọn A
Nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác. Vậy cạnh tranh cùng loài là nhân tố hữu sinh.
Câu 17:
Trên tro tàn núi lừa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái
II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường
III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này
IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này
Chọn D
- I, II, III là những phát biểu đúng
- IV sai vì ngoài sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã thì còn có các yếu tố bên ngoài như điều kiện ngoại cảnh dẫn đến diễn thế sinh thái
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 18:
Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn C
Chó rừng hỗ trợ nhau kiếm ăn à đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài
Câu 19:
Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?
Chọn A
Dầu mỏ là tài nguyên không tái sinh. Nước sạch, đất, rừng là những tài nguyên tái sinh
Câu 20:
Cho lưới thức ăn sau, có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
Khi tìm hiểu về lưới thức ăn, người ta rút ra một số nhận định:
1. Lưới thức ăn bao gồm 6 chuỗi thức ăn
2. Không tính đến sinh vật phân giải, có 5 mắt xích chung giữa các chuỗi thức ăn
3. Khi gà biến mất khỏi lưới thức ăn thì số lượng thỏ sẽ giảm mạnh
4. Có ba loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2
5. Thỏ tham gia vào ba chuỗi thức ăn
Chọn A
Dựa vào lưới thức ăn, ta lần lượt xét các nhận định mà đề bài đưa ra:
- Lưới thức ăn bao gồm 6 chuỗi thức ăn là: “Cỏ à Dê à Hổ à Vi sinh vât” ; “ Cỏ à Thỏ à Hổ à Vi sinh vật” ; “Cỏ à Thỏ à Cáo à Vi sinh vật” ; “Cỏ à Thỏ à Mèo rừng à Vi sinh vật” ; “Cỏ à Gà à Cáo à Vi sinh vật” ; “Cỏ à Gà à Mèo rừng à Vi sinh vật” à 1 đúng
- Không tính đến sinh vật phân giải, có 5 mất xích chung giữa các chuỗi thức ăn là: Hổ; Thỏ; Cáo; Gà; Mèo rừng à 2 đúng
- Khi gà biến mất khỏi lưới thức ăn thì cáo và mèo rừng chỉ còn nguồn thức ăn duy nhất là thỏ à số lượng thỏ sẽ giảm mạnh à 3 đúng
- Có ba loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2 là : Hổ; Cáo; Mèo rừng à4 đúng
- Thỏ tham gia vào ba chuỗi thức ăn là: “ Cỏ à Thỏ à Hổ à Vi sinh vật”;“Cỏ à Thỏ à Cáo à Vi sinh vật”;“Cỏ à Thỏ à Mèo rừng à Vi sinh vật”à 5 đúng
Vậy số nhận định đúng 5.
Câu 21:
Trong rừng nhiệt đới có các loài: Voi, sóc lông xám, chuột, ngựa vằn. Theo suy luận lí thuyết, quần thể động vật nào thường có kích thước lớn nhất
Đáp án A
Trong rừng nhiệt đới có các loài: Voi, sóc lông xám, chuột, ngựa vằn. Theo suy luận lí thuyết, quần thể động vật thường có kích thước lớn nhất là Chuột.
Vì chúng là sinh vật ăn cỏ, nằm ở bậc dih dưỡng thấp à kích thước quần thể lớn.
Câu 22:
Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?
Đáp án A
Mối quan hệ giữa hai loài là mối quan hệ kí sinh là Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 23:
Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là
Đáp án D
Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là quần thể.
Câu 24:
Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là
Đáp án B
Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là phân bố theo nhóm
Câu 25:
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Thực vật tiêu thụ trung bình khoảng 60% sản lượng sinh vật sơ cấp thô cho các hoạt động sống của mình.
2. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô được tạo ra bởi sinh vật sản xuất.
3. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh chính là sản lượng thực để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
4. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
Đáp án A
1. Thực vật tiêu thụ trung bình khoảng 60% sản lượng sinh vật sơ cấp thô cho các hoạt động sống của mình. sai, tiêu thụ khoảng 10%
2. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô được tạo ra bởi sinh vật sản xuất. đúng
3. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh chính là sản lượng thực để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng. đúng
4. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật. đúng
Câu 26:
Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
1. Quá trình sinh tổng hợp muối amôn đóng vai trò quan trọng nhất trong chu trình nitơ
2. Phôtpho tham gia vào chu trình các chất lắng đọng dưới dạng khởi đầu là phôtphat hoà tan. Sau khi tham gia vào chu trình, phần lớn phôtpho lắng đọng xuống đáy biển sâu, tạm thời thoát khỏi chu trình.
3. Trong tự nhiên, chu trình nước không chỉ giúp điều hoà khí hậu trên Trái Đất mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới.
4. Thực vật có khả năng hấp thụ khí cacbonđiôxit để tạo nên chất hữu cơ đầu tiên nhờ quá trình quang hợp.
Đáp án D
1. Quá trình sinh tổng hợp muối amôn đóng vai trò quan trọng nhất trong chu trình nitơ à sai
2. Phôtpho tham gia vào chu trình các chất lắng đọng dưới dạng khởi đầu là phôtphat hoà tan. Sau khi tham gia vào chu trình, phần lớn phôtpho lắng đọng xuống đáy biển sâu, tạm thời thoát khỏi chu trình. à đúng
3. Trong tự nhiên, chu trình nước không chỉ giúp điều hoà khí hậu trên Trái Đất mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới. à đúng
4. Thực vật có khả năng hấp thụ khí cacbonđiôxit để tạo nên chất hữu cơ đầu tiên nhờ quá trình quang hợp. à đúng
Câu 27:
Khi nói về chu trình sinh địa hoá các chất, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
1. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit.
2. Trong tự nhiên, muối nitơ (amôn, nitrit, nitrat) được tổng hợp chủ yếu bằng con đường sinh học.
3. Trên Trái Đất, nước phân bố không đều ở các lục địa.
4. Lượng phôtpho ở biển được thu hồi chủ yếu nhờ vào sản lượng cá khai thác và một lượng nhỏ từ phân chim thải ra trên các bờ biển và hải đảo.
Đáp án A
1. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit. à đúng
2. Trong tự nhiên, muối nitơ (amôn, nitrit, nitrat) được tổng hợp chủ yếu bằng con đường sinh học. à đúng
3. Trên Trái Đất, nước phân bố không đều ở các lục địa. à đúng
4. Lượng phôtpho ở biển được thu hồi chủ yếu nhờ vào sản lượng cá khai thác và một lượng nhỏ từ phân chim thải ra trên các bờ biển và hải đảo. à đúng
Câu 28:
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ:
Đáp án A
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ: Cạnh tranh cùng loài
Câu 29:
Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thàn
Đáp án C
Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành Nitơ khí quyển.
Câu 30:
Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?
Đáp án A
Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Câu 31:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong. à đúng
B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. à sai
C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. à sai
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. à sai
Câu 32:
Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là
Đáp án D
Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là sinh vật ăn sinh vật
Câu 33:
Khi nói về chu trình nitơ, người ta đưa ra các kết luận sau:
1. Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit.
2. Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất.
3. Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit.
4. Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án D
1. Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit. à sai, Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrat.
2. Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất. à đúng
3. Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit. à sai, Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành N2.
4. Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni. à đúng
Câu 34:
Kích thước tối thiểu của quần thể là
Đáp án B
Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển.
Câu 35:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Lưới thức ăn là tập hợp gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung
Câu 36:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
Câu 37:
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án C
Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
Câu 38:
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
A. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử. à sai, thực vật không hấp thụ nito dưới dạng nito phân tử.
Câu 39:
Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
D. Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
Câu 40:
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
Đáp án B
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
Câu 41:
Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?
Đáp án B
Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố phân tầng.
Câu 42:
Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian. à sai, tỉ lệ giới tính thường xuyên bị biến động
B. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau. à sai, tỉ lệ giới tính phụ thuộc nhiều yếu tố
C. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái. à sai
D. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể. à đúng
Câu 43:
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
Đáp án C
C. Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian. à sai, kích thước quần thể thường xuyên biến động.
Câu 44:
Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng?
1. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi.
2. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại.
3. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau.
4. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.
Đáp án D
1. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi. à đúng
2. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại. à đúng
3. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. à sai, có những lại có mối quan hệ ít mật thiết
4. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. à đúng
Câu 45:
Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên:
Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chim ăn thịt có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3.
II. Chim sâu, rắn và thú ăn thịt luôn khác bậc dinh dưỡng.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
IV. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt
Đáp án B
I. Chim ăn thịt có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3. à đúng
II. Chim sâu, rắn và thú ăn thịt luôn khác bậc dinh dưỡng. à sai
III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. à đúng
IV. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. à sai, cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt ít gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt (do chim ăn thịt có nguồn thức ăn khác là chim ăn hạt)
Câu 46:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh
Đáp án A
Độ ẩm là nhân tố vô sinh
Câu 47:
Cho các nhận định sau:
1. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
2. Diễn thế nguyên sinh diễn ra với tốc độ nhanh hơn diễn thế thứ sinh.
3. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo trước.
4. Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường.
5. Tuỳ theo điều kiện phát triển thuận lợi hoặc không thuận lợi mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu nhận định không chính xác?
Đáp án A
1. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. à đúng
2. Diễn thế nguyên sinh diễn ra với tốc độ nhanh hơn diễn thế thứ sinh. à sai
3. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo trước. à đúng
4. Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường. à đúng
5. Tuỳ theo điều kiện phát triển thuận lợi hoặc không thuận lợi mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã bị suy thoái. à đúng
Câu 48:
Cho các đặc trưng sau:
1. Độ đa dạng 2. Độ thường gặp 3. Loài ưu thế 4. Tỉ lệ giới tính
5. Mật độ 6. Loài đặc trưng
Những đặc trưng cơ bản nào nêu trên là của quần xã?
Đáp án A
Những đặc trưng cơ bản là của quần xã: 1. Độ đa dạng; 2. Độ thường gặp; 3. Loài ưu thế; 6. Loài đặc trưng
Câu 49:
Khi nói về quần xã, người ta đưa ra các nhận định sau:
1. Quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn.
2. Ở các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế.
3. Loài chủ chốt thường là sinh vật ăn thịt đầu bảng.
4. Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó.
5. Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và mức độ thay đổi của môi trường vô sinh.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Đáp án C
1. Quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. à sai
2. Ở các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế. à đúng
3. Loài chủ chốt thường là sinh vật ăn thịt đầu bảng. à đúng
4. Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó. à đúng
5. Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và mức độ thay đổi của môi trường vô sinh. à đúng
Câu 50:
Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường. à sai
B. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn à đúng
C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. à sai
D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian. à sai