Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho phương trình x3 – 3x2 + (2m – 2)x + m – 3 = 0 có ba nghiệm x1, x2, x3 thỏa mãn x1 < –1 < x2 < x3.
A. m > –5
B. m < –5
C. m ≤ –5
D. m < –6.
Đáp án đúng là: B
Đặt f(x) = x3 – 3x2 + (2m – 2)x + m – 3 = 0. Ta thấy hàm số liên tục trên ℝ
Dễ thấy nếu \(x \to - \infty \) thì \(f(x) \to - \infty \) hay \(f(x) < 0\)
Suy ra điều kiện cần để f(x) = 0 có 3 nghiệm thỏa mãn
\({x_1} < - 1 < {x_2} < {x_3}{\rm{ l\`a }}f( - 1) > 0 \Leftrightarrow - m - 5 > 0 \Leftrightarrow m < - 5\)
Điều kiện đủ: với m < –5 ta có
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = - \infty \) nên tồn tại a < –1 sao cho f(a) < 0
Mặt khác \(f( - 1) = - m - 5 > 0\). Suy ra \(f(a).f( - 1) < 0\)
Do đó tồn tại \({x_1} \in (a; - 1)\) sao cho \(f\left( {{x_1}} \right) = 0\)
\(f(0) = m - 3 < 0,f( - 1) > 0\). Suy ra \(f(0).f( - 1) < 0\)
Do đó tồn tại \({x_2} \in ( - 1;0)\) sao cho \(f\left( {{x_2}} \right) = 0\)
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty \) nên tồn tại b > 0 sao cho f(b) > 0
Mặt khác f(0) < 0. Suy ra f(0) . f(b) < 0
Do đó tồn tại \({x_3} \in (0;b)\) sao cho \(f\left( {{x_3}} \right) = 0\)
Suy ra m < –5 thỏa mãn yêu cầu bài toán
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Trong mặt phẳng α cho tứ giác ABCD, điểm E ∉ (α). Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt tạo bởi ba trong năm điểm A, B, C, D, E?
Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:
Cho hình trụ có các đáy là 2 hình tròn tâm O và O', bán kính đáy bằng chiều cao vào bằng a. Trên đường tròn đáy tâm O lấy điểm A, trên đường tròn tâm O lấy điểm B sao cho AB = 2a. Thể tích khối tứ diện OO'AB theo a là:
Cho tứ giác lồi ABCD và điểm S không thuộc mp(ABCD). Có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt xác định bởi 3 trong số các điểm A, B, C, D, S?
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình vẽ bên:
Số nghiệm thực của phương trình 2f (x2 – 1) – 5 = 0.
Hai xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 80%. Xác suất người thứ hai bắn trúng là 70 %. Xác suất hai người cùng bắn trúng là:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, AB = AD = 2a, CD = a. Gọi I là trung điểm cạnh AD, biết hai mặt phẳng (SBI), (SCI) cùng vuông góc với đáy và thể tích khối chóp S.ABCD bằng \(\frac{{3\sqrt {15} {a^3}}}{5}\). Tính góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD).
Có hai dãy ghế mỗi dãy xếp 5 nam, 5 nữ vào 2 dãy ghế trên. Có bao nhiêu cách nếu:
a) Nam và nữ được xếp tùy ý.
b) Nam 1 dãy ghế nữ 1 dãy ghế.
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC vuông tại A, \[{\rm{A}}B = a\sqrt 3 \], AC = AA’ = a. Sin góc giữa đường thẳng AC’ và mặt phẳng (BCC’B’) bằng:
Cho hình chóp S.ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) là đường thẳng:
Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?
Tập nghiệm của bất phương trình \(\frac{{{3^x}}}{{{3^x} - 2}} < 3\) là:
Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f(x) = 4x2 – 4mx + m2 – 2m trên đoạn [–2; 0] bằng 3. Tính tổng T các phần tử của S.
Cho tập hợp A={1; 2; 3; 4; a; b}. Xét các mệnh đề sau đây:
(I): “3 ∈ A”.
(II): “{3; 4} ∈ A”.
(III): “{a; 3; b} ∈ A”.
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?