- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
- Đề số 86
- Đề số 87
- Đề số 88
- Đề số 89
- Đề số 90
- Đề số 91
- Đề số 92
- Đề số 93
- Đề số 94
- Đề số 95
- Đề số 96
- Đề số 97
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 79)
-
10216 lượt thi
-
54 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong không gian cho đường thẳng △ không nằm trong mp (P), đường thẳng ∆ được gọi là vuông góc với mp (P) nếu:
Đáp án đúng là: D
Đường thẳng ∆ được gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu ∆ vuông góc với mọi đường thẳng trong mặt phẳng (P). (Định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng).
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 2:
Cho đường thẳng d song song với mặt phẳng (α), nếu mặt phẳng (β) chứa d mà cắt (α) theo giao tuyến d’ thì:
Đáp án đúng là: B
Cho đường thẳng d song song với mặt phẳng (α), nếu mặt phẳng (β) chứa d mà cắt (α) theo giao tuyến d’ thì d // d’
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Câu 3:
Cho hình thoi ABCD có AC = BD. Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp hình thoi ABCD?
Đáp án đúng là: B
Vì tứ giác ABCD là hình thoi có 2 đường chéo AC = BD nên tứ giác ABCD là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông)
Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Theo tính chất hình vuông ta có:\(OA = OB = OC = O{\rm{D}} = \frac{{AC}}{2} = \frac{{B{\rm{D}}}}{2}\)
Do đó, O là tâm đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 4:
Tìm một số thập phân biết rằng khi chia số đó cho 3,25 rồi cộng với 24,56 thì được kết quả một số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số.
Đáp án đúng là: D
Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là 99.
Giả sử x là số thập phân cần tìm
Theo đề bài ta có x : 3,25 + 24,56 = 99
⇔ x : 3,25 = 99 – 24,56
⇔ x : 3,25 = 74,44
⇔ x = 74,44 × 3,25
⇔ x = 241,93
Suy ra số thập phân cần tìm là 241,93
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 5:
Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số, trong đó chữ số 1 có mặt 3 lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng 1 lần.
Đáp án đúng là: C
Do chữ số 1 có mặt 3 lần nên ta coi như tìm các số thỏa mãn đề bài được tạo nên từ 8 số 0, 1, 1, 1, 2, 3, 4, 5
|
|
|
|
|
|
|
|
Chọn số cho ô thứ nhất có 8 cách (kể cả số 0)
Chọn số cho ô thứ hai có 7 cách
…
Chọn số cho ô thứ 8 có 1 cách
Suy ra có 8 . 7 . 6 . 5 . 4 . 3 . 2 . 1 = 8! cách xếp 8 chữ số 0, 1, 1, 1, 2, 3, 4, 5 vào 8 ô
Mặt khác chữ số 1 lặp lại 3 lần nên số cách xếp là \(\frac{{8!}}{{3!}}\) kể cả số 0 đứng đầu
Xét trường hợp ô thứ nhất là chữ số 0, tương tự ta tìm được số cách xếp là \(\frac{{7!}}{{3!}}\)
Suy ra số các số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu đề bài là \(\frac{{8!}}{{3!}} - \frac{{7!}}{{3!}} = 5880\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 6:
Tính đạo hàm của hàm số \(y = \sqrt {{{\left( {x - 2} \right)}^3}} \).
Đáp án đúng là: A
Ta có:
\(y' = \frac{1}{{2\sqrt {{{(x - 2)}^3}} }}.\left( {{{(x - 2)}^3}} \right)' = \frac{1}{{2\sqrt {{{(x - 2)}^3}} }}.3.{(x - 2)^2} = \frac{{3(x - 2)}}{{2\sqrt {x - 2} }} = \frac{3}{2}\sqrt {x - 2} \)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 7:
Cho tam giác ABC có trực tâm H. Gọi D là điểm đối xứng với B qua tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B
Vì tam giác ACD nội tiếp (O) nên tam giác BCD vuông tại C
Suy ra BC ⊥ CD
Mà AH ⊥ CB nên AH // DC
Vì tam giác ABD nội tiếp (O) nên tam giác BAD vuông tại A
Suy ra BA ⊥ AD
Mà CH ⊥ AB nên CH // DA
Xét tứ giác ADCH có AH // DC và CH // DA
Suy ra ADCH là hình bình hành
Do đó \(\overrightarrow {HA} = \overrightarrow {C{\rm{D}}} ;\overrightarrow {A{\rm{D}}} = \overrightarrow {HC} \)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 8:
Cho tam giác ABC vuông cân tại A có \(BC = a\sqrt 2 \). Tính \(\overrightarrow {CA} .\overrightarrow {CB} \).
Đáp án đúng là: A
Vì tam giác ABC vuông cân tại A nên AB = AC và \(AB = AC = \sqrt {\frac{{B{C^2}}}{2}} = \sqrt {\frac{{2{{\rm{a}}^2}}}{2}} = a\)
Ta có : \(\overrightarrow {CA} .\overrightarrow {CB} = CA.CB.\cos 45^\circ = {\rm{ a}}{\rm{.a}}{\rm{. }}\sqrt 2 .\frac{{\sqrt 2 }}{2} = {a^2}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 9:
Hai xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 80%. Xác suất người thứ hai bắn trúng là 70 %. Xác suất hai người cùng bắn trúng là:
Đáp án đúng là: D
Gọi A là biến cố “người thứ nhất bắn trúng”
Gọi B là biến cố “ người thứ hai bắn trúng”
Suy ra P(A) = 0,8 và P(B) = 0,7
Và AB là biến cố “cả hai người cùng bắn trúng”
Ta có P(AB) = P(A) . P(B) = 0,8 . 0,7 = 0,56 = 56%
Vậy đáp án cần chọn là: D.
Câu 10:
Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho phương trình x3 – 3x2 + (2m – 2)x + m – 3 = 0 có ba nghiệm x1, x2, x3 thỏa mãn x1 < –1 < x2 < x3.
Đáp án đúng là: B
Đặt f(x) = x3 – 3x2 + (2m – 2)x + m – 3 = 0. Ta thấy hàm số liên tục trên ℝ
Dễ thấy nếu \(x \to - \infty \) thì \(f(x) \to - \infty \) hay \(f(x) < 0\)
Suy ra điều kiện cần để f(x) = 0 có 3 nghiệm thỏa mãn
\({x_1} < - 1 < {x_2} < {x_3}{\rm{ l\`a }}f( - 1) > 0 \Leftrightarrow - m - 5 > 0 \Leftrightarrow m < - 5\)
Điều kiện đủ: với m < –5 ta có
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = - \infty \) nên tồn tại a < –1 sao cho f(a) < 0
Mặt khác \(f( - 1) = - m - 5 > 0\). Suy ra \(f(a).f( - 1) < 0\)
Do đó tồn tại \({x_1} \in (a; - 1)\) sao cho \(f\left( {{x_1}} \right) = 0\)
\(f(0) = m - 3 < 0,f( - 1) > 0\). Suy ra \(f(0).f( - 1) < 0\)
Do đó tồn tại \({x_2} \in ( - 1;0)\) sao cho \(f\left( {{x_2}} \right) = 0\)
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty \) nên tồn tại b > 0 sao cho f(b) > 0
Mặt khác f(0) < 0. Suy ra f(0) . f(b) < 0
Do đó tồn tại \({x_3} \in (0;b)\) sao cho \(f\left( {{x_3}} \right) = 0\)
Suy ra m < –5 thỏa mãn yêu cầu bài toán
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Câu 11:
Cho 4 điểm bất kì A, B, C, O. Đẳng thức nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B
Ta có: \(\overrightarrow {OA} = \overrightarrow {CA} - \overrightarrow {CO} \)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 12:
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC vuông tại A, \[{\rm{A}}B = a\sqrt 3 \], AC = AA’ = a. Sin góc giữa đường thẳng AC’ và mặt phẳng (BCC’B’) bằng:
Đáp án đúng là: D
Gọi H là hình chiếu của A trên BC
Ta có AH ⊥ BC, AH ⊥ BB’ nên AH ⊥ (BCC’B’)
Suy ra HC’ là hình chiếu của AC’ trên mặt phẳng (BCC’B’)
Do đó góc giữa AC’ và mặt phẳng (BCC’B’) là góc \(\widehat {AC'H}\)
Vì tam giác ABC vuông tại A nên \[{{\rm{S}}_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}AH.BC\]
Vì tam giác ABC vuông tại A nên theo định lý Pytago có
\(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {3{{\rm{a}}^2} + {a^2}} = 2{\rm{a}}\)
Suy ra \(AH = \frac{{AC.AB}}{{BC}} = \frac{{a\sqrt 3 .a}}{{2{\rm{a}}}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Vì tam giác AA’C’ vuông tại A’ nên theo định lý Pytago có
\(AC' = \sqrt {AA{'^2} + A'C{'^2}} = \sqrt {{{\rm{a}}^2} + {a^2}} = \sqrt 2 {\rm{a}}\)
Xét tam giác AC’H có
\[\sin \widehat {AC'H} = \frac{{AH}}{{AC'}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{{a\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 6 }}{4}\]
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 13:
Viết số thập phân 0,25 dưới dạng phân số ta được:
Đáp án đúng là: A
Ta có: \(0,25 = \frac{{25}}{{100}} = \frac{1}{4}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 14:
Trong mặt phẳng α cho tứ giác ABCD, điểm E ∉ (α). Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt tạo bởi ba trong năm điểm A, B, C, D, E?
Đáp án đúng là: B
Điểm E và 2 điểm bất kì trong 4 điểm A, B, C, D tạo thành 6 mặt phẳng, bốn điểm A, B, C, D tạo thành 1 mặt phẳng.
Suy ra có tất cả 7 mặt phẳng.
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Câu 15:
Chọn câu sai. Tứ giác nào có hai đường chéo bằng nhau.
Đáp án đúng là: D
Trong các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi thì hình thoi là hình có hai đường chéo không bằng nhau.
Vậy đáp án cần chọn là: D.
Câu 16:
Cho 90° < α < 180°. Kết luận nào sau đây đúng
Đáp án đúng là: B
Vì 90° < α < 180° (Góc phần tư thứ 2) nên sin(α) > 0; cos(α) < 0.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 17:
Cho tứ giác lồi ABCD và điểm S không thuộc mp(ABCD). Có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt xác định bởi 3 trong số các điểm A, B, C, D, S?
Đáp án đúng là: C
Từ hình vẽ ta thấy có 7 mặt phẳng được xác định bởi các điểm A, B, C, D, S.
Vậy đáp án cần chọn là: C.
Câu 18:
Trên một kệ sách có 6 quyển sách toán khác nhau, 7 quyển sách lý khác nhau và 8 quyển sách hóa khác nhau. Có bao nhiêu cách chọn 4 quyển sách khác nhau đủ cả ba loại sách toán, lý và hóa tặng cho 4 học sinh của lớp 11A1?
Trên một kệ sách có 6 quyển sách toán khác nhau, 7 quyển sách lý khác nhau và 8 quyển sách hóa khác nhau. Có bao nhiêu cách chọn 4 quyển sách khác nhau đủ cả ba loại sách toán, lý và hóa tặng cho 4 học sinh của lớp 11A1?
Lời giải
Chọn 4 quyển sách khác nhau đủ 3 loại có các trường hợp sau:
TH1: 1 quyển sách toán, 1 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa
Ta có \(C_6^1.C_7^1.C_8^2 = 1176\) cách
TH1: 2 quyển sách toán, 1 quyển sách lý, 1 quyển sách hóa
Ta có \(C_6^2.C_7^1.C_8^1 = 840\) cách
TH1: 1 quyển sách toán, 2 quyển sách lý, 1 quyển sách hóa
Ta có \(C_6^1.C_7^2.C_8^1 = 1008\) cách
Suy ra có 1176 + 840 +1008 = 3024 cách
Vậy 3024 cách chọn 4 quyển sách khác nhau đủ cả ba loại sách toán, lý và hóa tặng cho 4 học sinh của lớp 11A1.
Câu 19:
Rút gọn tổng sau: \(S = C_n^1 + 2C_n^2 + 3C_n^3 + ... + nC_n^n\) ta được:
Đáp án đúng là: C
Ta có \(kC_n^k = k.\frac{{n!}}{{k!\left( {n - k} \right)!}} = \frac{{n\left( {n - 1} \right)!}}{{\left( {k - 1} \right)!\left[ {n - 1 - \left( {k - 1} \right)} \right]!}} = nC_{n - 1}^{k - 1}\)
Khi đó: \(S = C_n^1 + 2C_n^2 + 3C_n^3 + ... + nC_n^n\)
\(S = nC_{n - 1}^0 + nC_{n - 1}^1 + ... + nC_{n - 1}^{n - 1}\)
\(S = n\left( {C_{n - 1}^0 + C_{n - 1}^1 + ... + C_{n - 1}^{n - 1}} \right)\)
Ta có: \({\left( {a + b} \right)^{n - 1}} = C_{n - 1}^0.{a^{n - 1}} + C_{n - 1}^1.{a^{n - 2}}b + C_{n - 1}^2{a^{n - 3}}{b^2} + ... + C_{n - 1}^{n - 1}.{b^{n - 1}}\)
Thay a = 1,b = 1 vào biểu thức ta được
\({2^{n - 1}} = C_{n - 1}^0 + C_{n - 1}^1 + ... + C_{n - 1}^{n - 1}\)
Suy ra \(S = n\left( {C_{n - 1}^0 + C_{n - 1}^1 + ... + C_{n - 1}^{n - 1}} \right) = n{.2^{n - 1}}\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 20:
Cho 2 đường thẳng a, b cắt nhau và không đi qua điểm A. Xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng bởi a, b và A?
Đáp án đúng là: C
Có 3 mặt phẳng gồm (a; b),(A; a),(A; b)
Vậy đáp án cần chọn là: C.
Câu 21:
Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?
Đáp án đúng là: B
Vì 4 điểm đã cho không đồng phẳng nên chọn 3 điểm bất kì cho ta 1 mặt phẳng
Do đó số mặt phẳng được xác định từ 4 điểm đã cho là \(C_4^3 = 4\)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 22:
Cho hình chóp S.ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) là đường thẳng:
Đáp án đúng là: C
Ta có điểm S, B là hai điểm chung của hai mặt phẳng (SAB) và (SBC)
Nên SB = (SAB) ∩ (SBC)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 23:
Cho hình trụ có các đáy là 2 hình tròn tâm O và O', bán kính đáy bằng chiều cao vào bằng a. Trên đường tròn đáy tâm O lấy điểm A, trên đường tròn tâm O lấy điểm B sao cho AB = 2a. Thể tích khối tứ diện OO'AB theo a là:
Đáp án đúng là: D
Kẻ đường sinh AA’. Gọi D là điểm đối xứng A’ qua O’ và H là hình chiếu của B trên đường thẳng A’D
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}BH \bot A'D\\BH \bot {\rm{AA'}}\end{array} \right. \Rightarrow BH \bot \left( {AO{\rm{O}}'A'} \right)\)
Vì tam giác ABA’ vuông tại A’ nên theo định lý Pytago có:
\(A'B = \sqrt {A{B^2} - A'{A^2}} = \sqrt {{{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2} - {a^2}} = a\sqrt 3 \)
Vì tam giác DBA’ vuông tại B nên theo định lý Pytago có:
\(BD = \sqrt {A'{D^2} - A'{B^2}} = \sqrt {{{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2} - {{\left( {a\sqrt 3 } \right)}^2}} = a\)
Mà O’B = O’D = a
Suy ra tam giác O’BD đều có BH là đường cao
Do đó \(BH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Diện tích tam giác AOO’ là: \[{{\rm{S}}_{AOO'}} = \frac{1}{2}OA.OO' = \frac{1}{2}{a^2}\]
Thể tích khối tứ diện OO'AB theo a là:
\(V = \frac{1}{3}.BH.{S_{AO{\rm{O}}'}} = \frac{1}{3}.\frac{{\sqrt 3 a}}{2}.\frac{{{a^2}}}{2} = \frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{{12}}\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 24:
Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:
Đáp án đúng là: B
Gọi giao điểm của BG và CD là N
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}N \in BG \subset \left( {ABG} \right) \Rightarrow N \in \left( {ABG} \right)\\N \in C{\rm{D}} \subset \left( {AC{\rm{D}}} \right) \Rightarrow N \in \left( {AC{\rm{D}}} \right)\end{array} \right.\)
Suy ra N là điểm chung giữa hai mặt phẳng (ACD) và (GAB) và N là trung điểm của CD do G là trong tâm của tam giác BCD
Mà A là 1 điểm chung giữa hai mặt phẳng (ACD) và (GAB)
Suy ra (ACD) ∩ (GAB) = AN
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 25:
Cho tứ giác ABCD có AB = CD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC, DB. Đường thẳng EF lần lượt cắt AB, CD tại H, K. Chứng minh rằng \(\widehat {KHB} = \widehat {HKC}\)
Gọi M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC
Xét tam giác ACD có M, E lần lượt là trung điểm của AD, AC
Suy ra ME là đường trung bình
Do đó ME // CD, \(ME = \frac{1}{2}C{\rm{D}}\) (1)
Xét tam giác BCD có N, F lần lượt là trung điểm của BC, BD
Suy ra NF là đường trung bình
Do đó NF // CD, \(NF = \frac{1}{2}C{\rm{D}}\) (2)
Xét tam giác ACB có N, E lần lượt là trung điểm của BC, AC
Suy ra NE là đường trung bình
Do đó NE // AB, \(NE = \frac{1}{2}AB\) (3)
Xét tam giác ABD có M, F lần lượt là trung điểm của AD, BD
Suy ra MF là đường trung bình
Do đó MF // AB, \(MF = \frac{1}{2}AB\) (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}ME//NF//C{\rm{D}}\\MF//NE//AB\\ME = NF = \frac{1}{2}C{\rm{D}}\\MF = NE = \frac{1}{2}AB\end{array} \right.\)
Mà AB = CD nên NF = NE
Suy ra tam giác NFE cân tại N
Do đó \(\widehat {NF{\rm{E}}} = \widehat {{\rm{NEF}}}\)
Vì NE // AB nên \(\widehat {KHB} = \widehat {NEK}\) (hai góc đồng vị)
Vì NF // CD nên \(\widehat {HKC} = \widehat {NFH}\) (hai góc đồng vị)
Suy ra \(\widehat {KHB} = \widehat {HKC}\)
Vậy \(\widehat {KHB} = \widehat {HKC}\).
Câu 26:
Cho phép vị tự tâm O tỉ số k ≠ 0 biến điểm M thành điểm M’. Chọn mệnh đề đúng:
Đáp án đúng là: A
Phép vị tự tâm O tỉ số k biến điểm M thành M’ nếu \(\overrightarrow {OM'} = k\overrightarrow {OM} \)
Vậy ta chọn đáp án A.Câu 27:
Với giá trị nào của m để phương trình 9x – 3x + m = 0 có nghiệm?
Đáp án đúng là: D
Đặt t = 3x > 0
Ta có t2 – t + m = 0 ⇔ t – t2 = m
Xét f(t) = t – t2
f’(t) = 1 – 2t
\(f'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow 1 - 2t = 0 \Leftrightarrow t = \frac{1}{2}\)
Ta có bảng biến thiên:
Để phương trình có nghiệm thì \(m \le f\left( {\frac{1}{2}} \right) = \frac{1}{4}\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 28:
Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f(x) = 4x2 – 4mx + m2 – 2m trên đoạn [–2; 0] bằng 3. Tính tổng T các phần tử của S.
Đáp án đúng là: D
Parabol có hệ số theo x2 là 4 > 0 nên bề lõm hướng lên. Hoành độ đỉnh \({x_I} = \frac{m}{2}\)
+) Nếu \(\frac{m}{2} < - 2 \Leftrightarrow m < - 4\) thì \({x_I} < - 2 < 0\). Suy ra f(x) đồng biến trên đoạn [–2; 0]
Do đó \({\min _{[ - 2;0]}}f(x) = f( - 2) = {m^2} + 6m + 16\)
Theo yêu cầu bài toán: \({m^2} + 6m + 16 = 3 \Leftrightarrow {m^2} + 6m + 13 = 0\)(vô nghiệm)
+) Nếu \( - 2 \le \frac{m}{2} \le 0 \Leftrightarrow - 4 \le m \le 0\) thì \({x_I} \in [0;2]\)
Suy ra f(x) đạt giá trị nhỏ nhất tại đỉnh. Do đó \({\min _{[ - 2;0]}}f(x) = f\left( {\frac{m}{2}} \right) = - 2m\)
Theo yêu cầu bài toán \( - 2m = 3 \Leftrightarrow m = - \frac{3}{2}\) (thỏa mãn \( - 4 \le m \le 0\) )
+) Nếu \(\frac{m}{2} > 0 \Leftrightarrow m > 0\) thì \({x_I} > 0 > - 2\). Suy ra f(x) nghịch biến trên đoạn [–2; 0]
Do đó \({\min _{[ - 2;0]}}f(x) = f\left( 0 \right) = {m^2} - 2m\)
Theo yêu cầu bài toán \({m^2} - 2m = 3 \Leftrightarrow {m^2} - 2m - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = - 1\\m = 3\end{array} \right.\)
Mà m > 0 nên m = 3
Ta có bảng biến thiên:
Suy ra tổng các phần tử của S là \(T = \frac{{ - 3}}{2} + 3 = \frac{3}{2}\)
Vậy đáp án cần chọn là: D.
Câu 29:
Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số trong đó các chữ số cách đều chữ số đứng giữa thì giống nhau?
Đáp án đúng là: A
Gọi số cần tìm là \(\overline {abcba} \)
Có 9 cách chọn a (vì a khác 0)
Có 10 cách chọn b
Có 10 cách chọn c
Suy ra có 9 . 10 . 10 = 900 số
Vậy đáp án cần chọn là: A.
Câu 30:
Số mặt phẳng đối xứng của hình bát diện đều là:
Đáp án đúng là: D
Hình bát diện đều có 9 mặt phẳng đối xứng
Vậy đáp án cần chọn là: D.
Câu 31:
Một số gấp lên 9 lần rồi bớt đi 13 thì được năm chục. Giá trị của số đó là:
Đáp án đúng là: D
Số cần tìm là: (50 + 13) : 9 = 7
Suy ra số cần tìm là 7
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 32:
Chứng minh rằng ngũ giác có năm cạnh bằng nhau và ba góc liên tiếp bằng nhau là ngũ giác đều.
Xét tứ giác ABCD có \(\widehat B = \widehat C,AB = C{\rm{D}}\)
Suy ra ABCD là hình thang cân
Do đó \(\widehat {BA{\rm{D}}} = \widehat {C{\rm{D}}A}\) (1)
Vì AE = ED nên tam giác ADE cân tại E
Suy ra \(\widehat {E{\rm{AD}}} = \widehat {E{\rm{DA}}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {E{\rm{AD}}} = \widehat {C{\rm{D}}A} + \widehat {E{\rm{D}}A}\)
Hay \(\widehat {BA{\rm{E}}} = \widehat {C{\rm{D}}E}\)
Chứng minh tương tự với tứ giác ABCE ta được \(\widehat C = \widehat E\)
Do đó \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D = \widehat E\)
Vậy ngũ giác có năm cạnh bằng nhau và ba góc liên tiếp bằng nhau là ngũ giác đều.
Câu 33:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các điểm A(–1; –2; 0), B(0; –4; 0), C(0; 0; –3). Phương trình mặt phẳng (P) nào dưới đây đi qua A, gốc tọa độ O và cách đều hai điểm B và C?
Đáp án đúng là: B
Ta có : \(\overrightarrow {OA} = ( - 1; - 2;0)\)
Vì (P) cách đều B, C nên \(d(B;(P)) = d(C;(P))\)
TH1: BC // (P)
\(\overrightarrow {BC} = (0;4; - 3) \Rightarrow [\overrightarrow {OA} ;\overrightarrow {BC} ] = (6; - 3; - 4){\rm{ }}\)
Suy ra (P) đi qua O và nhận \(\vec b = (6; - 3; - 4)\) là 1 VTPT
Do đó \((P):6x - 3y - 4z = 0 \Leftrightarrow (P): - 6x + 3y + 4z = 0\)
TH2: I ∈ (P), với I là trung điểm của BC
\(I\left( {0; - 2; - \frac{3}{2}} \right) \Rightarrow \overrightarrow {OI} = \left( {0; - 2; - \frac{3}{2}} \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow [\overrightarrow {OA} ;\overrightarrow {OI} ] = \frac{1}{2}(6; - 3;4)\\ \Rightarrow (P):6x - 3y + 4z = 0\end{array}\)
Do đó có hai mặt phẳng thỏa mãn là: \( - 6x + 3y + 4z = 0\) và \(6x - 3y + 4z = 0\)
Vậy đáp án cần chọn là B.
Câu 34:
Quan sát đồ thị hàm số y = f(x) = x2 rồi so sánh f(x1) và f(x2) (với x1 < x2) trong từng trường hợp sau:
+) Hình 6a):
Quan sát hình vẽ ta thấy trên trục Oy, f(x1) nằm trên f(x2) nên f(x1) > f(x2)
Vậy với x1, x2 ∈ (–∞; 0) và x1 < x2 thì f(x1) > f(x2).
+) Hình 6b):
Quan sát hình vẽ ta thấy trên trục Oy, f(x1) nằm dưới f(x2) nên f(x1) < f(x2)
Vậy với x1, x2 ∈ (–∞; 0) và x1 < x2 thì f(x1) < f(x2).
Câu 35:
Giá trị của biểu thức A = tan1° tan2°tan3° ... tan88°tan89° là:
Đáp án đúng là: D
Ta có: A = tan1° tan2°tan3° ... tan88°tan89°
A = (tan1°tan89°) . (tan2°tan88°) ... (tan44°tan46°) . tan45°
A = (tan1°cot1°) . (tan2°cot2°) ... (tan44°cot44°) . tan45°
A = 1 . 1 ... 1 . 1 = 1
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 36:
Trong mp(α), cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Điểm S ∉ mp(α). Có mấy mặt phẳng tạo bởi S và hai trong số bốn điểm nói trên?
Đáp án đúng là: C
Điểm S cùng với hai trong số bốn điểm A, B, C, D tạo thành một mặt phẳng, từ bốn điểm ta có 6 cách chọn ra hai điểm, nên có tất cả 6 mặt phẳng tạo bởi S và hai trong số bốn điểm nói trên.
Vậy đáp án cần chọn là: C.
Câu 37:
Tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{c{\rm{x}} + d}}\) là:
Đáp án đúng là: B
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{c{\rm{x}} + d}}\) nhận giao điểm của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng nên \(I\left( { - \frac{d}{c};\frac{a}{c}} \right)\)
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Câu 38:
Với a là số thực dương bất kì, mệnh đề nào dưới đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Ta có log (3a) = log 3 + log a
log a3 = 3log a
vậy ta chọn đáp án C.
Câu 39:
Giải phương trình: \[{{\rm{x}}^2} - x + 1 = 2\sqrt {3{\rm{x}} - 1} \].
ĐKXĐ: \(x \ge \frac{1}{3}\)
Ta có: \[{{\rm{x}}^2} - x + 1 = 2\sqrt {3{\rm{x}} - 1} \]
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {x^2} + 2x + 1 = 3x + 2\sqrt {3x - 1} \\ \Leftrightarrow {(x + 1)^2} = (3x - 1) + 2\sqrt {3x - 1} + 1\\ \Leftrightarrow {(x + 1)^2} = {(\sqrt {3x - 1} + 1)^2}\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 1 = \sqrt {3x - 1} + 1}\\{x + 1 = - \sqrt {3x - 1} - 1}\end{array}} \right.\end{array}\)
Xét phương trình \(x + 1 = \sqrt {3{\rm{x}} - 1} + 1\)
\( \Leftrightarrow x = \sqrt {3{\rm{x}} - 1} \Leftrightarrow {x^2} = 3{\rm{x}} - 1 \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{3 \pm \sqrt 5 }}{2}\) (thỏa mãn)
Xét phương trình \(x + 1 = - \sqrt {3{\rm{x}} - 1} - 1 \Leftrightarrow x + \sqrt {3{\rm{x}} - 1} + 2 = 0\)
Mà \[x \ge \frac{1}{3};\sqrt {3{\rm{x}} - 1} \ge 0;2 > 0\]
Suy ra \(x + \sqrt {3{\rm{x}} - 1} + 2 > 0\) nên phương trình \(x + 1 = - \sqrt {3{\rm{x}} - 1} - 1\) vô nghiệm
Vậy \(x = \frac{{3 \pm \sqrt 5 }}{2}\).
Câu 40:
Cho hình nón có đường cao h = 5a và bán kính đáy r = 12a. Gọi (α) là mặt phẳng đi qua đỉnh của hình nón và cắt đường tròn theo dây cũng có độ dài 10a. Tính diện tích thiết diện tạo bởi mặt phẳng (α) và hình nón đã cho.
Đáp án đúng là: C
Gọi S là đỉnh của hình nón và O là tâm của đường tròn đáy
Giả sử mặt phẳng (α) cắt hình nón theo một thiết diện là tam giác SAB cân tại S
Theo giả thiết ta có: SO = 5a, OA = OB = 12a và AB = 10a
Gọi M là trung điểm của AB
Suy ra \(MA = MB = \frac{{AB}}{2} = \frac{{10{\rm{a}}}}{2} = 5{\rm{a}}\)
Tam giác OAB cân tại O có OM là trung tuyến
Suy ra OM là đường cao. Hay OM ⊥ AB
Vì tam giác AOM vuông tại M nên \(O{M^2} = O{A^2} - M{A^2} = 144{{\rm{a}}^2} - 25{{\rm{a}}^2} = 119{{\rm{a}}^2}\)
Vì tam giác SOM vuông tại O nên \[{\rm{S}}M = \sqrt {S{O^2} + O{M^2}} = \sqrt {25{{\rm{a}}^2} + 119{{\rm{a}}^2}} = 12{\rm{a}}\]
Tam giác SAB cân tại S có SM là trung tuyến
Suy ra SM là đường cao
Do đó diện tích tam giác SAB là \[S = \frac{1}{2}SM.AB = \frac{1}{2}.12{\rm{a}}.10{\rm{a}} = 60{a^2}\]
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 41:
Đường tròn ngoại tiếp hình vuông cạnh bằng 2 có bán kính là:
Đáp án đúng là: C
Hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn (O)
Suy ra O là tâm của hình vuông
Vì ABCD là hình vuông nên 2 đường chéo vuông góc với nhau, đồng thời chúng bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
Suy ra OA ⊥ OB và OA = OB
Do đó ΔOAB vuông cân tại O
Gọi R là bán kính của đường tròn ngoại tiếp (O), ta có\(AB = OA\sqrt 2 = R\sqrt 2 \)
Suy ra \[R = \frac{{AB}}{{\sqrt 2 }} = \frac{2}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 \]
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 42:
Nghiệm của phương trình sin2x + cosx = 0 là:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
\(\begin{array}{l}\sin 2x + \cos x = 0\\ \Leftrightarrow 2\sin x.\cos x + \cos x = 0\\ \Leftrightarrow \cos x.(2\sin x + 1) = 0\end{array}\)
\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{ c o s x = 0}\\{2 s i n x + 1 = 0}\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\cos x = 0}\\{\sin x = - \frac{1}{2}}\end{array}} \right.} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{\pi }{2} + k\pi }\\{x = - \frac{\pi }{6} + k2\pi }\\{x = \frac{{7\pi }}{6} + k2\pi }\end{array}} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{2} + \frac{{k2\pi }}{3}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 43:
Có hai dãy ghế mỗi dãy xếp 5 nam, 5 nữ vào 2 dãy ghế trên. Có bao nhiêu cách nếu:
a) Nam và nữ được xếp tùy ý.
b) Nam 1 dãy ghế nữ 1 dãy ghế.
a) Vì nam nữ được sắp xếp tùy ý nên sử dụng hoán vị cho 5 nam + 5 nữ = 10 người
Suy ra có 10! = 3 628 800 cách xếp.
b) Chọn 1 dãy xếp nam ngồi có 2 cách.
Xếp 5 bạn nam vào các vị trí trong dãy đã chọn có 5! cách
Xếp nữ vào dãy còn lại có 1 cách
Xếp nữ vào các vị trí trong dãy đó có 5! cách
Suy ra có: 2 . 5! . 1 .5! = 28 800 cách.
Câu 44:
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình 9x – (m – 1) . 3x + 2m = 0 có nghiệm duy nhất.
Đáp án đúng là: D
Đặt t = 3x > 0, phương trình trở thành t2 – (m – 1)t + 2m = 0 (*)
Yêu cầu bài toán thành phương trình (*) có đúng một nghiệm dương
Phương trình (*) có nghiệm kép dương
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta = 0\\ - \frac{b}{{2a}} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} - 8m = 0\\\frac{{m - 1}}{2} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 10m + 1 = 0\\m > 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 5 + 2\sqrt 6 \)
Phương trình (*) có hai nghiệm trái dấu ⇔ 2m < 0 hay m < 0
Suy ra m < 0 hoặc \(m = 5 + 2\sqrt 6 \) thỏa yêu cầu bài toán
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 45:
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình vẽ bên:
Số nghiệm thực của phương trình 2f (x2 – 1) – 5 = 0.
Đáp án đúng là: D
Ta có: 2f (x2 – 1) – 5 = 0
\( \Leftrightarrow f\left( {{x^2} - 1} \right) = \frac{5}{2}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} - 1 = a < - 3\\{x^2} - 1 = b \in \left( { - 2; - 1} \right)\\{x^2} - 1 = c \in \left( { - 1;0} \right)\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = a + 1 < - 2 < 0\\{x^2} = b + 1 < 0\\{x^2} = c + 1 > 0\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {x^2} = c + 1 > 0\\ \Leftrightarrow x = \pm \sqrt {c + 1} \end{array}\)
Có 2 nghiệm thực
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 46:
Tính \(\sqrt {49} \).
Đáp án đúng là: D
Vì 72 = 49 nên \(\sqrt {49} = 7\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 47:
“ Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một … của chúng thì ta được một phân số mới … phân số đã cho”. Các cụm từ thích hợp vào chỗ trống lần lượt là:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào tính chất cơ bản của phân số:
Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
Vậy đáp án cần chọn là: A.
Câu 48:
Cho hình vuông tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc α, 0 ≤ α < 2π biến hình vuông trên thành chính nó?
Đáp án đúng là: D
Xét hình vuông ABCD có
\(\left\{ \begin{array}{l}\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {CO{\rm{D}}} = \widehat {DOA} = \frac{\pi }{4}\\OA = OB = OC - O{\rm{D}}\end{array} \right.\)
Suy ra phép quay tâm O và quay \(\alpha = k\frac{\pi }{2}\) biến hình vuông ABCD thành chính nó
\(\begin{array}{l}0 \le \alpha < 2\pi \Leftrightarrow 0 \le k\frac{\pi }{2} < 2\pi \\ \Leftrightarrow 0 \le k < 4\\ \Leftrightarrow k \in \left\{ {0;1;2;3} \right\}\\ \Rightarrow \alpha \in \left\{ {0;\frac{\pi }{2};\pi ;\frac{{3\pi }}{2}} \right\}\end{array}\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 49:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, AB = AD = 2a, CD = a. Gọi I là trung điểm cạnh AD, biết hai mặt phẳng (SBI), (SCI) cùng vuông góc với đáy và thể tích khối chóp S.ABCD bằng \(\frac{{3\sqrt {15} {a^3}}}{5}\). Tính góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD).
Đáp án đúng là: D
Gọi K là trung điểm đoạn AB ; H là chân đường cao kè từ I của tam giác IBC
Hai mặt phẳng (SBI) và (SCI) cùng vuông góc với đáy nên ta suy ra \(SI \bot (ABCD)\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{S_{ABCD}} = \frac{{(CD + AB).AD}}{2} = \frac{{\left( {a + 2{\rm{a}}} \right).2{\rm{a}}}}{2} = 3{a^2}\\{V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SI.{S_{ABCD}} \Leftrightarrow \frac{{3\sqrt {15} {a^3}}}{5} = \frac{1}{3}.SI.3{{\rm{a}}^2}\\ \Rightarrow SI = \frac{{3\sqrt {15} a}}{5}\end{array}\)
Vì \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{(SBC) \cap (ABCD) = BC}\\{BC \bot (SIH)}\\{(SIH) \cap (SBC) = SH}\\{(SIH) \cap (ABCD) = IH}\end{array}} \right.\) nên góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD) là \(\widehat {SHI}\)
Vì K là trung điểm của AB nên AK = BK = a
Mà CD = a suy ra AK = CD
Mà AK // CD (vì cùng vuông góc với AD)
Suy ra AKCD là hình bình hành
Lại có \(\widehat {A{\rm{DC}}} = 90^\circ \) nên AKCD là hình chữ nhật
Do đó CK = AD = 2a và \(CK \bot AB\)
Suy ra tam giác CBK vuông tại K. Theo định lý Pytago có
\(BC = \sqrt {B{K^2} + C{K^2}} = \sqrt {{a^2} + 4{{\rm{a}}^2}} = a\sqrt 5 \)
Ta có \[{{\rm{S}}_{IBC}} = {S_{ABC{\rm{D}}}} - {S_{ABI}} - {S_{C{\rm{D}}I}} = 3{{\rm{a}}^2} - \frac{1}{2}.a.2{\rm{a}} - \frac{1}{2}.a.a = \frac{3}{2}{a^2}\]
\({S_{IBC}} = \frac{1}{2}IH.BC \Rightarrow IH = \frac{{2{{\rm{S}}_{IBC}}}}{{BC}} = \frac{{3{{\rm{a}}^2}}}{{a\sqrt 5 }} = \frac{{3a}}{{\sqrt 5 }}\)
Xét tam giác SHI có:
\(\tan \widehat {SHI} = \frac{{SI}}{{HI}} = \frac{{\frac{{3\sqrt {15} a}}{5}}}{{\frac{{3{\rm{a}}}}{{\sqrt 5 }}}} = \sqrt 3 \)
Suy ra \(\widehat {SHI} = 60^\circ \)
Do đó giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD) là 60°
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 50:
Không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là:
Đáp án đúng là: A
Khi gieo một đồng xu thì có thể ra mặt sấp (S) hoặc mặt ngửa (N).
Do đó không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là: Ω ={SS, NN, NS, SN}
Vậy đáp án cần chọn là: A.
Câu 51:
Tập nghiệm của bất phương trình \(\frac{{{3^x}}}{{{3^x} - 2}} < 3\) là:
Đáp án đúng là: A
Ta có: \(\frac{{{3^x}}}{{{3^x} - 2}} < 3 \Leftrightarrow 3 - \frac{{{3^x}}}{{{3^x} - 2}} > 0 \Leftrightarrow \frac{{{{3.3}^x} - 6 - {3^x}}}{{{3^x} - 2}} > 0\)
\( \Leftrightarrow \frac{{{{2.3}^x} - 6}}{{{3^x} - 2}} > 0 \Leftrightarrow \frac{{{3^x} - 3}}{{{3^x} - 2}} > 0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{3^x} - 3 > 0\\{3^x} - 2 < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{3^x} > 3\\{3^x} < 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 1\\x < {\log _3}2\end{array} \right.\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 52:
Khi sản xuất vỏ lon sữa bò hình trụ có thể tích là V, các nhà thiết kế luôn đặt mục tiêu sao cho chi phí nguyên liệu làm vỏ lon sữa bò là ít nhất, tức là diện tích toàn phần của hình trụ là nhỏ nhất. Muốn thể tích khối trụ bằng V và diện tích toàn phần hình trụ nhỏ nhất thì bán kính đáy bằng bao nhiêu?
Đáp án đúng là: C
Ta có \({S_{{\rm{day }}}} = \pi {r^2};{S_{xq}} = 2\pi rh\)
Thể tích khối trụ là: \(V = {S_{{\rm{day }}}}.h \Rightarrow h = \frac{V}{{{S_{day}}}} = \frac{V}{{\pi {r^2}}}\)
Ta có: \({S_{tp}} = 2{S_{day}} + {S_{xq}} = 2\pi {r^2} + 2\pi rh = 2\pi {r^2} + 2\pi r \cdot \frac{V}{{\pi {r^2}}} = 2\pi {r^2} + \frac{{2V}}{r}\)
Xét hàm số \(f(r) = 2\pi {r^2} + \frac{{2V}}{r}\), có :
\(f'(r) = 4\pi r - \frac{{2V}}{{{r^2}}}\)
\(f'(r) = 0 \Leftrightarrow 4\pi r = \frac{{2V}}{{{r^2}}} \Leftrightarrow r = \sqrt[3]{{\frac{V}{{2\pi }}}}\)
Ta có bảng biến thiên
Suy ra giá trị nhỏ nhất của hàm số đạt tại \(r = \sqrt[3]{{\frac{V}{{2\pi }}}}\)
Do đó khi \(r = \sqrt[3]{{\frac{V}{{2\pi }}}}\) thì diện tích toàn phần hình trụ đạt giá trị nhỏ nhất
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 53:
Kí hiệu nào sau đây dùng để viết đúng mệnh đề “\(\sqrt 2 \) không phải là số hữu tỉ”?
Đáp án đúng là: C
Vì \(\sqrt 2 \) không phải là số hữu tỉ nên \(\sqrt 2 \notin \mathbb{Q}\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 54:
Cho tập hợp A={1; 2; 3; 4; a; b}. Xét các mệnh đề sau đây:
(I): “3 ∈ A”.
(II): “{3; 4} ∈ A”.
(III): “{a; 3; b} ∈ A”.
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Đáp án đúng là: A
Vì 3 là một phần tử của tập hợp A nên 3 ∈ A
Vì {3; 4} là một tập con của tập hợp A nên {3; 4} ⊂ A
Vì {3; 4} là một tập con của tập hợp A nên {3; 4} ⊂ A
Vậy ta chọn đáp án A.