Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án ( Phần 27)

  • 10389 lượt thi

  • 53 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Ba người thợ thêu làm được tất cả 115 sản phẩm trong cùng một thời gian. Để làm được một sản phẩm: người thứ nhất cần 4 phút, người thứ hai cần 8 phút, người thứ ba cần 5 phút. Hỏi mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm?

Xem đáp án

Gọi số sản phẩm 3 người thợ thêu làm được lần lượt là x, y, z (x, y, z ℕ*).

Theo đề, ta có: x + y + z = 115.

Vì số thời gian ba người cùng làm là như nhau nên 4x = 8y = 5z.

x10=y5=z8.

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

x10=y5=z8=x+y+z10+5+8=11523=5.

Với x10=5 , ta có: x = 10.5 = 50 (nhận).

Với y5=5 , ta có: y = 5.5 = 25 (nhận).

Với z8=5 , ta có: z = 8.5 = 40 (nhận).

Vậy số sản phẩm người thứ nhất, người thứ hai, người thứ ba làm được lần lượt là 50 sản phẩm; 25 sản phẩm và 40 sản phẩm.


Câu 3:

Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. BM cắt CN tại K.

a) Chứng minh ∆BNC = ∆CMB.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. BM cắt CN tại K. a) Chứng minh ∆BNC = ∆CMB. (ảnh 1)

a) Ta có tam giác ABC cân tại A.

Suy ra ABC^=ACB^  và AB = AC.

Ta có M, N lần lượt là trung điểm của AC, AB.

Suy ra MC=12AC  NB=12AB .

Mà AC = AB (chứng minh trên).

Do đó MC = NB.

Xét ∆BNC và ∆CMB, có:

BC là cạnh chung;

NBC^=MCB^ (chứng minh trên);

MC = NB (chứng minh trên).

Vậy ∆BNC = ∆CMB (c.g.c).


Câu 4:

b) Chứng minh ∆BKC cân tại K.

Xem đáp án

b) Ta có NCB^=MBC^  (∆BNC = ∆CMB).

Vậy tam giác BKC cân tại K.


Câu 5:

c) Chứng minh MN // BC.

Xem đáp án

c) Tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AC, AB.

Suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC.

Vậy MN // BC.


Câu 6:

d) ∆KMN là tam giác gì?

Xem đáp án

d) Ta có MN // BC (kết quả câu c).

Suy ra  KNM^=KCB^ KMN^=KBC^  (các cặp góc so le trong).

 KCB^=KBC^ (chứng minh trên).

Do đó KNM^=KMN^ .

Vậy tam giác KMN cân tại K.


Câu 7:

e) Chứng minh AK là phân giác của BKC^ .

Xem đáp án

e) Tam giác ABC có BM, CN là hai đường trung tuyến cắt nhau tại K.

Suy ra K là trọng tâm của tam giác ABC.

Vì vậy AK là đường trung tuyến thứ ba của tam giác ABC.

Mà tam giác ABC cân tại A.

Do đó AK cũng là đường cao của tam giác ABC.

Suy ra AK BC.

Tam giác BKC cân tại K có AK là đường cao.

Do đó AK cũng là đường phân giác của tam giác BKC.

Vậy AK là phân giác của BKC^  .


Câu 8:

Một lớp học có 50 học sinh được đăng kí chơi 2 môn thể thao: cầu lông và bóng bàn. Có 30 bạn đăng kí chơi cầu lông, 28 bạn chơi bóng bàn và 10 bạn không chơi môn nào. Hỏi có bao nhiêu bạn đăng kí chơi cả 2 môn và bao nhiêu bạn đăng kí chơi 1 môn?

Xem đáp án

Gọi X là tập hợp các học sinh trong lớp.

Gọi A, B lần lượt là tập hợp các học sinh đăng kí chơi cầu lông và chơi bóng bàn.

Suy ra n(A) = 30, n(B) = 28.

Như vậy tập hợp học sinh đăng kí chơi cả 2 môn và tập hợp học sinh đăng kí chơi ít nhất 1 môn lần lượt là A ∩ B và A B.

Ta có n(A B) = 50 – 10 = 40.

Lại có n(A B) = n(A) + n(B) – n(A ∩ B).

Suy ra n(A ∩ B) = n(A) + n(B) – n(A B) = 30 + 28 – 40 = 18.

Số học sinh chỉ đăng kí chơi 1 môn là: n(A B) – n(A ∩ B) = 40 – 18 = 22.

Vậy có 18 học sinh đăng kí chơi cả 2 môn và có 22 học sinh chỉ đăng kí chơi 1 môn.


Câu 9:

Kí hiệu I A nghĩa là gì?

Xem đáp án

Kí hiệu I A trong hình học nghĩa là điểm I trùng với điểm A.


Câu 10:

Một mảnh ruộng hình chữ nhật được chia làm 2 phần để trồng hành và trồng cà rốt. Trong đó diện tích trồng cà rốt gấp 5 lần diện tích trồng hành. Chu vi phần đất trồng cà rốt lớn hơn chu vi phần đất trồng hành 936 m. Biết chiều rộng ban đầu là 327 m. Hỏi chu vi mảnh ruộng ban đầu là bao nhiêu đề-ca-mét?

Xem đáp án

Lời giải

Vì diện tích trồng cà rốt gấp 5 lần diện tích trồng hành nên cạnh còn lại của diện tích trồng cà rốt gấp 5 lần cạnh còn lại của phần trồng hành.

Cạnh còn lại của diện tích trồng hành là:

936 : 2 : (5 – 1) × 1 = 117 (m)

Cạnh còn lại của diện tích trồng cà rốt là:

117 × 5 = 585 (m)

Chiều dài của mảnh đất ban đầu là:

117 + 585 = 702 (m)

Chu vi mảnh ruộng ban đầu là:

(702 + 327) × 2 = 2058 (m) = 205,8 (dam)

Vậy chu vi mảnh ruộng ban đầu là 205,8 dam.


Câu 11:

Một tuần lễ cửa hàng bán được 314,78 m vải, tuần lễ sau bán được 525,22 m vải. Biết rằng của hàng đó bán tất cả các ngày trong tuần hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?

Xem đáp án

Số mét vải cửa hàng bán được trong hai tuần là:

314,78 + 525,22 = 840 (m)

Số ngày trong hai tuần là:

7 × 2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày bán được số mét vải là:

840 : 14 = 60 (m)

Đáp số : 60 m vải.


Câu 12:

Rút gọn biểu thức (2x + 3y)2 + (3x – 2y)2 – 2(2x + 3y)(3x – 2y).
Xem đáp án

Ta có (2x + 3y)2 + (3x – 2y)2 – 2(2x + 3y)(3x – 2y).

= (2x + 3y)2 – 2(2x + 3y)(3x – 2y) + (3x – 2y)2.

= (2x + 3y – 3x + 2y)2.

= (5y – x)2.


Câu 13:

Tìm dấu hiệu chia hết cho 11.

Xem đáp án

Dấu hiệu chia hết cho 11: Tổng các chữ số hàng lẻ – Tổng các chữ số hàng chẵn hoặc ngược lại chia hết cho 11 thì số đó chia hết cho 11.


Câu 14:

Số học sinh khối 6 của trường khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng hay 18 hàng đều dư ra 9 học sinh. Hỏi số học sinh khối 6 trường đó là bao nhiêu? Biết rằng số đó lớn hơn 300 và nhỏ hơn 400.

Xem đáp án

Do số học sinh khối 6 của trường khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng hay 18 hàng đều dư ra 9 học sinh nên số học sinh khối 6 của trường đó khi chia cho 12, 15, 18 đều dư 9.

Vì vậy nếu ta bỏ bớt 9 học sinh thì khi xếp hàng 12, 15, 18 đều vừa đủ.

Khi đó số học sinh khối 6 của trường đó là bội chung của 12, 15, 18.

Suy ra số học sinh khối 6 của trường đó là bội của BCNN(12, 15, 18).

Ta có 12 = 22.3; 15 = 3.5; 18 = 2.32.

Suy ra BCNN(12, 15, 18) = 22.32.5 = 180.

Do đó số học sinh khối 6 của trường đó là 180k + 9, với k ℕ*.

Lại có số học sinh khối 6 của trường đó lớn hơn 300 và nhỏ hơn 400.

Tức là, 300 < 180k + 9 < 400.

291 < 180k < 391.

9760<k<391180.

Mà k ℕ* nên k = 2.

Vậy số học sinh khối 6 của trường đó là 180.2 + 9 = 369 (học sinh).


Câu 15:

Tìm x, biết x% : 3 + 45% = 0,7.
Xem đáp án

x% : 3 + 45% = 0,7.

x% : 3 + 0,45 = 0,7.

x% : 3 = 0,7 – 0,45 = 0,25.

x% = 0,25 . 3 = 0,75.

x% = 75%.

x = 75.

Vậy x = 75.


Câu 16:

Tính: 2083,25 – (37 – 25,4) : 0,8 + 3,5 × 2,5.
Xem đáp án

Ta có 2083,25 – (37 – 25,4) : 0,8 + 3,5 × 2,5

= 2083,25 – 11,6 : 0,8 + 8,75

= 2083,25 – 14,5 + 8,75

= 2068,75 + 8,75

= 2077,5.


Câu 17:

Bạn An mỗi ngày giải ít nhất một bài toán, nhưng mỗi tuần giải không quá 13 bài toán. Chứng minh có một số ngày liên tiếp mà bạn ấy giải đúng 20 bài toán.

Xem đáp án

Gọi n1 là số bài toán bạn An đã giải trong ngày đầu tiên;

n2 là số bài toán bạn An đã giải trong hai ngày đầu;

n3 là số bài toán bạn An đã giải trong ba ngày đầu;

n4 là số bài toán bạn An đã giải trong bốn ngày đầu;

...

n77 là số bài toán bạn An đã giải trong 77 ngày đầu (11 tuần).

Theo đề, ta có mỗi tuần bạn An giải không quá 13 bài toán.

Tức là, n77 ≤ 11.13 = 143.

Ta xét tập hợp các số tự nhiên M = {n1; n2; n3; ...; n77; n1 + 20; n2 + 20; ...; n77 + 20}.

Tập hợp M chứa 154 phần tử và phần tử lớn nhất là n77 + 20 ≤ 143 + 20 = 163.

Theo nguyên lí Dirichlet, trong M có ít nhất hai số bằng nhau.

Mà các số n1, n2, n3, ..., n77 là hoàn toàn khác nhau.

Suy ra tồn tại hai số nh và nk sao cho nh = nk + 20, với 1 < h ≤ 77.

Do đó nh – nk = 20.

Điều này có nghĩa là ngày thứ k + 1 đến ngày thứ h, bạn An phải giải đúng 20 bài toán.

Vậy ta có điều phải chứng minh.


Câu 18:

Chứng minh rằng 12+13+...+1100<18 .

Xem đáp án

Đặt A=12+13+...+1100=222+223+...+22100<22+1+23+2+...+2100+99  .

=2212+121+2323+232+...+210099100+9910099

=22121+23232+...+21009910099

=221+32+...+10099

=21+100=21+10=18.

Vậy A < 18 (điều phải chứng minh).


Câu 19:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh AH < BC.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh AH < BC. (ảnh 1)

Tam giác AHC vuông tại H có AC là cạnh huyền.

Suy ra AC là cạnh lớn nhất.

Do đó AH < AC   (1)

Tam giác ABC vuông tại A có BC là cạnh huyền.

Suy ra BC là cạnh lớn nhất.

Do đó AC < BC   (2)

Từ (1), (2), ta thu được AH < AC < BC.

Vậy AH < BC.


Câu 20:

Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 42 m; chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Người ta dùng 16  diện tích khu đất để làm vườn hoa. Vậy diện tích đất làm vườn hoa là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chiều rộng khu đất là: 42 : 2 = 21 (m).

Diện tích khu đất là: 42 × 21 = 882 (m2).

Diện tích đất làm vườn hoa là: 16×882=147  (m2).

Đáp số: 147 m2.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 21:

Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 42 m; chiều rộng kém chiều dài 16 m. Biết rằng nếu tăng chiều rộng và giảm chiều dài thì khu đất đó trở thành hình vuông. Tính diện tích khu đất hình vuông đó.

Xem đáp án

Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là: 42 – 16 = 26 (m).

Phải tăng chiều rộng và giảm chiều dài số mét để khu đất đó trở thành hình vuông là: (42 – 26) : 2 = 8 (m).

Cạnh của khu đất hình vuông là: 26 + 8 = 34 (m).

Diện tích khu đất hình vuông đó là: 34 × 34 = 1156 (m2).

Đáp số: 1156 m2.


Câu 22:

Một đội công nhân trồng rừng trung bình cứ 2 ngày trồng được 300 cây thông. Hỏi trong 5 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông?

Xem đáp án

Số cây thông đội đó trồng được trong 1 ngày là: 300 : 2 = 150 (cây thông).

Số cây thông trong 5 ngày đội đó trồng được là: 150 × 5 = 750 (cây thông).

Đáp số: 750 cây thông.


Câu 23:

Người thợ may lấy ra một tấm vải dài để cắt may 4 bộ quần áo, mỗi áo hết 300 cm và mỗi quần hết 325 cm. Sau khi cắt xong thì tấm vải còn lại dài 2 m. Hỏi tấm vải ban đầu dài bao nhiêu cm?

Xem đáp án

Đổi 2 m = 200 cm.

Một bộ quần áo (1 áo + 1 quần) hết số vải là:

300 + 325 = 625 (cm).

Bốn bộ quần áo hết số vải là:

625 × 4 = 2500 (cm).

Tấm vải ban đầu dài là:

2500 + 200 = 2700 (cm).

Đáp số: 2700 cm.


Câu 24:

Một trong các bạn A, B, C và D làm vỡ kính cửa sổ. Khi được hỏi, họ trả lời như sau:

Xem đáp án

Trường hợp 1: A, B nói thật D nói dối C nói thật.

Loại.


Câu 25:

Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa sổ.

Xem đáp án

Trường hợp 2:

C nói thật D làm vỡ.

C nói thật B nói dối B làm vỡ (mâu thuẫn).

Loại.


Câu 26:

Trong phép chia có số bị chia là 72, số chia là số kém số bé nhất có hai chữ số 2 đơn vị. Tính thương của hai số đó.

Xem đáp án

Lời giải

Số bé nhất có hai chữ số là: 10.

Số chia là: 10 – 2 = 8.

Thương của hai số đó là: 72 : 8 = 9.

Đáp số: 9.


Câu 27:

Chứng minh rằng a3 + b3 + c3 ≥ 3abc, với a, b, c > 0.

Xem đáp án

Ta có a > 0. Suy ra a3 > 0.

Chứng minh tương tự, ta được b3 > 0, c3 > 0.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho ba số a3, b3, c3, ta được: a3 + b3 + c3 ≥ 3abc.

Vậy ta có điều phải chứng minh.


Câu 28:

Cho a + b + c = 0 và a2 + b2 + c2 = 2. Tính giá trị biểu thức a4 + b4 + c4.

Xem đáp án

Ta có a + b + c = 0.

(a + b + c)2 = 0.

a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ca) = 0.

2 + 2(ab + bc + ca) = 0.

2(ab + bc + ca) = –2.

ab + bc + ca = –1.

Ta có ab + bc + ca = –1.

Suy ra (ab + bc + ca)2 = 1.

a2b2 + b2c2 + c2a2 + 2(ab2c + bc2a + a2bc) = 1.

a2b2 + b2c2 + c2a2 + 2abc(b + c + a) = 1.

a2b2 + b2c2 + c2a2 + 2abc.0 = 1.

a2b2 + b2c2 + c2a2 = 1.

Đặt P = a4 + b4 + c4

= (a2 + b2 + c2)2 – 2(a2b2 + b2c2 + c2a2)

= 22 – 2.1 = 2.

Vậy a4 + b4 + c4 = 2.


Câu 29:

Để chuyên chở 39 kg hàng hóa trên quãng đường dài 74 km phải chi phí hết 120 000 đồng. Hỏi phải chi phí hết bao nhiêu tiền nếu phải chuyên chở 26 kg hàng hóa trên quãng đường dài 185 km?

Xem đáp án

Chi phí chở 26 kg trên quãng đường dài 74 km là:

120 000 : 39 × 26 = 80 000 (đồng).

Chi phí chở 26 kg trên quãng đường dài 185 km là:

80 000 : 74 × 185 = 200 000 (đồng).

Đáp số: 200 000 đồng.


Câu 30:

Một vườn trẻ dự trữ gạo cho 120 em bé ăn trong 20 ngày. Sau đó có thêm một số em bé mới đến nên số ngày ăn giảm đi 4 ngày. Hỏi có bao nhiêu em bé mới đến thêm?

Xem đáp án

Để ăn hết số gạo đó trong 1 ngày cần số em là:

120 × 20 = 2400 (em)

Số gạo còn ăn được trong số ngày nữa là:

20 – 4 = 16 (ngày)

Số em đến thêm là:

(2400 : 16) – 120 = 30 (em)

Đáp số: 30 em.


Câu 31:

Một đội công nhân có 38 người nhận sửa một đoạn đường dài 1330 m trong 5 ngày. Hỏi muốn sửa đoạn đường tương tự dài 1470 m trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? (mức làm của mỗi người đều như nhau).

Xem đáp án

Trong một ngày 38 người sửa được đoạn đường là:

1330 : 5 = 266 (m).

Một người trong một ngày sửa được đoạn đường là:

266 : 38 = 7 (m).

Một người trong hai ngày sửa được đoạn đường là:

7 × 2 = 14 (m).

Sửa đoạn đường dài 1470 m trong 2 ngày thì cần số công nhân là:

1470 : 14 = 105 (công nhân).

Đáp số: 105 công nhân.


Câu 32:

Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 40 ngày nhưng vì có một số người đến thêm nên anh quản lí tính ra số gạo đó chỉ đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu người? (Biết suất ăn của mỗi người là như nhau).

Xem đáp án

Coi 1 người ăn 1 ngày là 1 suất.

Tổng số suất gạo là: 750 × 40 = 30 000 (suất).

Số người ăn trong 25 ngày là: 30 000 : 25 = 1200 (người).

Số người đến thêm là: 1200 – 750 = 450 (người).

Đáp số: 450 người.


Câu 33:

Cho A=512515251. Chứng minh A là hợp số.

Xem đáp án

Đặt a = 525. Suy ra a > 0.

Ta có A=512515251=a51a1=a4+a3+a2+a+1 .

= (a4 + 9a2 + 1 + 6a3 + 6a + 2a2) – (5a3 + 10a2 + 5a).

= (a2 + 3a + 1)2 – 5a(a2 + 2a + 1).

= (a2 + 3a + 1)2 – 5.525.(a + 1)2.

= (a2 + 3a + 1)2 – 526.(a + 1)2.

= (a2 + 3a + 1)2 – [513.(a + 1)]2.

= [a2 + 3a + 1 – 513.(a + 1)].[ a2 + 3a + 1 + 513.(a + 1)].

Lúc này, ta thấy A là tích của hai số nguyên lớn hơn 1.

Vậy A là hợp số.


Câu 34:

Cho các số tự nhiên a1, a2, ..., a2013 có tổng bằng 20132014. Chứng minh rằng  chia hết cho 3.

Xem đáp án

Theo đề, ta có a1 + a2 + ... + a2013 = 20132014.

Đặt S=a13+a23+...+a20133 .

Suy ra S20132014=a13+a23+...+a20133a1+a2+...+a2013  .

                             =a13a1+a23a2+...+a20133a2013    (*)

Ta xét bài toán phụ sau: x3 – x = x(x2 – 1) = x(x – 1)(x + 1).

Ta thấy x; (x – 1) và (x + 1) là ba số tự nhiên liên tiếp nên tích x(x – 1)(x + 1) chia hết cho 3.

Suy ra x3 – x chia hết cho 3.

Từ kết quả của bài toán phụ trên, ta suy ra mỗi hiệu của tổng (*) đều chia hết cho 3.

Do đó (*) chia hết cho 3 hay S – 20132014 chia hết cho 3.

Mà 20132014 chia hết cho 3 (vì 2013 chia hết cho 3).

Vậy S chia hết cho 3 hay  chia hết cho 3 (điều phải chứng minh).


Câu 35:

Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 18 ngày. Nay có 80 người được chuyển đi nơi khác. Hỏi số gạo đó đủ cho những người còn lại ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn của mỗi người như nhau).

Xem đáp án

Số người còn lại là:

120 – 80 = 40 (người)

120 người gấp 40 người số lần là:

120 : 40 = 3 (lần)

Số gạo đó đủ cho số người còn lại ăn trong thời gian là:

18 × 3 = 54 (ngày)

Đáp số: 54 ngày.


Câu 37:

Cho ba số a, b, c thỏa mãn a + b + c = 0 và a2 + b2 + c2 = 2009.

Tính A = a4 + b4 + c4.

Xem đáp án

Ta có a + b + c = 0.

(a + b + c)2 = 0.

a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ca) = 0.

2009 + 2(ab + bc + ca) = 0.

2(ab + bc + ca) = –2009.

ab+bc+ca=20092.

Ta có ab+bc+ca=20092  .

Suy ra ab+bc+ca2=200924  .

a2b2+b2c2+c2a2+2ab2c+bc2a+a2bc=200924.

a2b2+b2c2+c2a2+2abcb+c+a=200924.

a2b2+b2c2+c2a2+2abc.0=200924.

a2b2+b2c2+c2a2=200924.

Ta có A = a4 + b4 + c4

= (a2 + b2 + c2)2 – 2(a2b2 + b2c2 + c2a2)

=200922.200924=20092.112=40360812.

Vậy A=40360812 .


Câu 38:

Gọi x là số tự nhiên thỏa mãn 3x – 1 – 25 = 56. Chọn câu đúng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

3x – 1 – 25 = 56

3x – 1 = 56 + 25

3x – 1 = 81

3x – 1 = 34

x – 1 = 4

x = 4 + 1

x = 5.

Ta thấy x = 5 < 6.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 39:

Thu gọn tổng sau: A = 1 + 3 + 32 + 33 + ... + 3100.
Xem đáp án

Ta có A = 1 + 3 + 32 + 33 + ... + 3100.

Suy ra 3A = 3 + 32 + 33 + 34 + ... + 3101.

Khi đó 3A – A = (3 + 32 + 33 + 34 + ... + 3101) – (1 + 3 + 32 + 33 + ... + 3100).

2A = (3 – 3) + (32 – 32) + (33 – 33) + ... + (3100 – 3100) + 3101 – 1.

2A = 3101 – 1.

A=310112.

Vậy A=310112  .


Câu 40:

Tính tổng S = 1 – 3 + 32 – 33 + ... + 399 – 3100.

Xem đáp án

Ta có S = 1 – 3 + 32 – 33 + ... + 399 – 3100.

Suy ra 3S = 3 – 32 + 33 – 34 + ... + 3100 – 3101.

Khi đó 3S + S = (3 – 32 + 33 – 34 + ... + 3100 – 3101) + (1 – 3 + 32 – 33 + ... + 399 – 3100).

4S = (3 – 3) + (–32 + 32) + (33 – 33) + ... + (3100 – 3100) – 3101 + 1.

4S = –3101 + 1.

S=3101+14.

Vậy S=3101+14  .


Câu 41:

Tìm x, biết:

a) 5.22 + (x + 3) = 52.

b) 23 + (x – 32) = 53 – 43.

Xem đáp án

a) 5.22 + (x + 3) = 52.

5.4 + (x + 3) = 25.

20 + (x + 3) = 25.

x + 3 = 25 – 20.

x + 3 = 5.

x = 5 – 3.

x = 2.

Vậy x = 2.

b) 23 + (x – 32) = 53 – 43.

8 + (x – 9) = 125 – 64.

8 + (x – 9) = 61.

x – 9 = 61 – 8.

x – 9 = 53.

x = 53 + 9.

x = 62.

Vậy x = 62.


Câu 42:

Tìm x, biết:

c) 4.(x – 5) – 23 = 24.3.

d) 5.(x + 7) – 10 = 23.5.

Xem đáp án

c) 4.(x – 5) – 23 = 24.3.

4.(x – 5) – 8 = 16.3.

4.(x – 5) – 8 = 48.

4.(x – 5) = 48 + 8.

4.(x – 5) = 56.

x – 5 = 56 : 4.

x – 5 = 14.

x = 14 + 5.

x = 19.

Vậy x = 19.

d) 5.(x + 7) – 10 = 23.5.

5.(x + 7) – 10 = 8.5.

5.(x + 7) – 10 = 40.

5.(x + 7) = 40 + 10.

5.(x + 7) = 50.

x + 7 = 50 : 5.

x + 7 = 10.

x = 10 – 7.

x = 3.


Câu 43:

Thực hiện phép tính:

a) 5 . 22 – 18 : 32.

b) 17 . 85 + 15 . 17 – 120.

Xem đáp án

a) 5 . 22 – 18 : 32

= 5 . 4 – 18 : 9

= 20 – 2

= 18.

b) 17 . 85 + 15 . 17 – 120

= 17 . (85 + 15) – 120

= 17 . 100 – 120

= 1700 – 120

= 1580.


Câu 44:

Thực hiện phép tính:

c) 23 . 17 – 23 . 14.

d) 20 – [30 – (5 – 1)2].

Xem đáp án

c) 23 . 17 – 23 . 14

= 23 . (17 – 14)

= 8 . 3

= 24.

d) 20 – [30 – (5 – 1)2]

= 20 – (30 – 42)

= 20 – (30 – 16)

= 20 – 14

= 6.


Câu 45:

Hiện nay, anh 13 tuổi và em 3 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tuổi anh sẽ gấp 3 lần tuổi em?

Xem đáp án

Anh luôn hơn em số tuổi là: 13 – 3 = 10 (tuổi).

Khi tuổi anh gấp 3 lần tuổi em, ta có sơ đồ sau:

Hiện nay, anh 13 tuổi và em 3 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tuổi anh sẽ gấp 3 lần tuổi em? (ảnh 1)

Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần).

Tuổi của em lúc đó là: 10 : 2 = 5 (tuổi).

Số năm nữa thì tuổi anh sẽ gấp 3 lần tuổi em là: 5 – 3 = 2 (năm).

Đáp số: 2 năm.


Câu 46:

Bao gạo có 45 kg, cửa hàng đã bán 9 kg. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu phần bao gạo?

Xem đáp án

Cửa hàng đã bán số phần bao gạo là: 9:45=945=15   (bao gạo).

Đáp số: 15  bao gạo.


Câu 47:

Cho A = 3 + 32 + 33 + ... + 3100. Tìm số tự nhiên n biết rằng 2A + 3 = 3n.

Xem đáp án

Ta có A = 3 + 32 + 33 + ... + 3100.

Suy ra 3A = 32 + 33 + 34 + ... + 3101.

Do đó 3A – A = (32 + 33 + 34 + ... + 3101) – (3 + 32 + 33 + ... + 3100).

Suy ra 2A = (32 – 32) + (33 – 33) + ... + (3100 – 3100) + 3101 – 3.

Vì vậy 2A = 3101 – 3.

Theo đề, ta có 2A + 3 = 3n.

3101 – 3 + 3 = 3n.

3101 = 3n.

n = 101 (nhận).

Vậy n = 101.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 48:

Cho A = 3 + 32 + 33 + ... + 3100. Tìm x ℕ sao cho 2A + 3 = 3x + 100.

Xem đáp án

Ta có A = 3 + 32 + 33 + ... + 3100.

Suy ra 3A = 32 + 33 + 34 + ... + 3101.

Do đó 3A – A = (32 + 33 + 34 + ... + 3101) – (3 + 32 + 33 + ... + 3100).

Suy ra 2A = (32 – 32) + (33 – 33) + ... + (3100 – 3100) + 3101 – 3.

Vì vậy 2A = 3101 – 3.

Theo đề, ta có 2A + 3 = 3x + 100.

3101 – 3 + 3 = 3x + 100.

3101 = 3x + 100.

x + 100 = 101.

x = 101 – 100 = 1 (nhận).

Vậy x = 1.


Câu 49:

Cho tam giác ABC nhọn có  A^=70°và điểm D thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB. Gọi F là điểm đối xứng với D qua AC. Đường thẳng EF cắt AB, AC theo thứ tự tại M, N.

Tính các góc của tam giác AEF.

Xem đáp án

 

Cho tam giác ABC nhọn có  góc A=70 độ và điểm D thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB. Gọi F là điểm đối xứng với D qua AC. Đường thẳng EF cắt AB, AC theo thứ tự tại M, N. Tính các góc của tam giác AEF. (ảnh 1)

Vì E là điểm đối xứng với D qua AB nên AB là đường trung trực của đoạn DE.

Suy ra AE = AD.

Do đó tam giác AED cân tại A.

Suy ra AB là tia phân giác của DAE^  .

Vì vậy DAB^=BAE^=12DAE^  .

Chứng minh tương tự, ta được AF = AD và DAC^=CAF^=12DAF^ .

Ta có FAE^=FAD^+DAE^=2CAD^+2BAD^  .

=2CAD^+BAD^=2CAB^=2.70°=140°.

Ta có AF = AE (= AD).

Suy ra tam giác AEF cân tại A.

Do đó AEF^=AFE^ .

Tam giác AEF, có: FAE^+AEF^+AFE^=180°  (định lí tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra AEF^=AFE^=180°FAE^2=180°140°2=20°  .

Vậy FAE^=140°   và AEF^=AFE^=20°  .


Câu 50:

Học sinh khối 6 có 195 nam và 117 nữ tham gia lao động. Thầy phụ trách muốn chia ra thành các tổ sao cho số nam và nữ mỗi tổ đều bằng nhau. Hỏi có thể chia nhiều nhất thành mấy tổ? Mỗi tổ bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?

Xem đáp án

Gọi số tổ là a (a ℕ*).

Khi đó ta có 195 a và 117 a và a lớn nhất.

Do đó a là ƯCLN(195, 117).

Ta có 195 = 3.5.13 và 117 = 32.13.

Suy ra ƯCLN(195, 117) = 3.13 = 39.

Do đó a = 39.

Vậy có thể chia nhiều nhất thành 39 tổ, mỗi tổ có 195 : 39 = 5 (nam) và 117 : 39 = 3 (nữ).


Câu 51:

Một cửa hàng nhập về kho một số gạo, ngày thứ nhất bán được 14  số gạo trong kho, ngày thứ hai bán được  13 số gạo còn lại thì trong kho còn lại 300 kg gạo. Tính số gạo ban đầu.

Xem đáp án

Số gạo còn lại trong kho sau khi bán ngày thứ nhất là:

114=34(số gạo trong kho).

Số gạo ngày thứ hai bán được là:

13×34=14(số gạo trong kho).

Số gạo còn lại trong kho sau khi bán ngày thứ nhất và ngày thứ hai là:

11414=12(số gạo trong kho).

Số gạo ban đầu là:

300:12=600(kg).

Đáp số: 600 kg.


Câu 52:

Một khu an dưỡng có diện tích là 2710  ha, trong đó 49   là diện tích hồ nước. Hỏi diện tích còn lại là bao nhiêu mét vuông?

Xem đáp án

Đổi: 2710   ha = 27 000 m2.

Diện tích hồ nước là:

49×27000=12000 (m2).

Diện tích còn lại là:

27 000 – 12 000 = 15 000 (m2).

Đáp số: 15 000 m2.


Câu 53:

Một tàu hỏa cần chở 875 hành khách đi tham quan. Biết rằng mỗi toa có 10 ngăn, mỗi ngăn có 6 chỗ. Hỏi cần ít nhất mấy toa để chở hết số hành khách đó.

Xem đáp án

Số chỗ ngồi của mỗi toa là: 6 . 10 = 60 (chỗ ngồi).

Ta có 875 : 60 = 14 dư 35.

Suy ra cần thêm 1 toa để chở 35 khách tham quan.

Cần ít nhất số toa để chở hết số khách tham quan là: 14 + 1 = 15 (toa).

Đáp số: 15 toa.


Bắt đầu thi ngay