Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án ( Phần 16)

  • 10173 lượt thi

  • 87 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một ô tô cứ đi 100 km thì tiêu thụ hết 12 lít xăng. Nếu ô tô đó đã đi quãng đường 50 km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?

Xem đáp án

Nếu ô tô đó đi quãng đường 1 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:

12 : 100 = 0,12 (lít)

Nếu ô tô đó đi quãng đường 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:

0,12 × 50 = 6 (lít)

Đáp số: 6 lít xăng.


Câu 2:

Ô tô tô cứ đi được 150km thì tiêu thụ hết 12 lít xăng. Hỏi nếu xe đi tiêu thụ hết 16 lít xăng thì được bao nhiêu km?

Xem đáp án

1 lít xăng đi được số km là:

150 : 12 = 12,5 (km)

Nếu xe tiêu thụ hết 16 lít xăng thì đi được số km là:

12,5 × 16 = 200 (km)

Đáp số: 200 km.


Câu 3:

Một đơn vị bộ đội gồm 20 người được giao đắp 1 con đường dài 800 m trong 10 ngày. Trước khi khởi công, đơn vị được bổ sung thêm 30 người và được giao thêm đắp một đoạn đường dài 400 m nữa. Hỏi đơn vị đó sẽ hoàn thành kế hoạch trong bao nhiêu ngày (biết rằng năng suất làm việc của mỗi người như nhau).

Xem đáp án

Tổng số người của đơn vị đó sau khi được bổ sung thêm là: 

20 + 30 = 50 (người)

Chiều dài của đoạn đường mà đơn vị đó được giao đắp là: 

800 + 400 = 1200 (m)

Thời gian để 50 người đắp xong một đoạn đường dài 800m là: 

10 × 20 : 50 = 4 (ngày)

Thời gian để 50 người đắp xong một đoạn đường dài 1200m là: 

4 × 1200 : 800 = 6 (ngày)

 Đáp số : 6 ngày.


Câu 4:

Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng, mỗi hàng có 20 người, hoặc 25 người, hoặc 30 người đều thừa 15 người. Nếu xếp mỗi hàng 41 người thì vừa đủ (không có hàng nào thiếu, không có ai ở ngoài hàng). Hỏi đơn vị có bao nhiêu người, biết rằng số người của đơn vị chưa đến 1000?

Xem đáp án

Gọi số người là a (người)

Theo đề bài ta có:

Khi xếp hàng 20; 25; 30 đều dư 15 (a – 15) chia hết cho 20; 25; 30

(a – 15) thuộc BC(20; 25; 30)

Ta có:

20 = 22 . 5;

25 = 52;

30 = 2 . 3 . 5

BCNN(20; 25; 30) = 22 . 52 . 3 = 300

(a – 15) thuộc B(300)={0; 300; 600; 900; 1200;....}

Mà do khi xếp hàng 41 thì đủ tức là a chia hết cho 41 nên a = 615.

Vậy đơn vị có 615 người.


Câu 5:

Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng bằng 40m, chiều dài bằng  23chiều rộng. Trung bình cứ 100 m2 thu được 50kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô?

Xem đáp án

Chiều dài thửa ruộng đó là:

40 .  32= 60 (m)

Diện tích thửa ruộng là:

60 . 40 = 2400 (m2)

Người ta thu hoạch được số kg ngô là:

2400 : 100 . 50 = 1200 (kg)

Đổi 1200 kg = 1,2 (tạ)

Đáp số: 1,2 tạ.


Câu 6:

Phân tích đa thức thành nhân tử: 12x2 + 7x – 12.

Xem đáp án

12x2 + 7x – 12

= 12x2 – 9x + 16x – 12

= 3x (4x – 3) + 4(4x – 3)

= (3x + 4)(4x – 3).


Câu 7:

Cho tam giác ABC. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B, vẽ tia Ax sao cho CAx^=ACB^ . Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C, vẽ tia Ay sao cho  BAy^= ABC^ .

a) Chứng minh: hai tia Ax và Ay tạo thành một đường thẳng.

Xem đáp án
trên nửa mặt phẳng bờ ab không chứa b vẽ ac sao cho ax = ac b trên nửa mặt phẳng bờ ab không chứa c vẽ tia oy sao cho (ảnh 1)

a) Ta có: CAx^=ACB^  mà 2 góc này là góc so le trong nên Ax // BC (1)

BAy^ =  ABC^ mà 2 góc này là góc so le trong nên Ay // BC (2)

Từ (1) và (2) suy ra: Ax và Ay là hai tia đối nhau nên hai tia này tạo thành một đường thẳng.


Câu 8:

b) Qua C kẻ đường thẳng d vuông góc với BC. Đường thẳng d có vuông góc với đường thẳng xy không. Tại sao?

Xem đáp án

b) Lại có tia Ax thuộc mặt phẳng bờ AB có chứa C, tia Ay thuộc mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C.

Vì Ax // BC và Ay // BC nên xy // BC

Mà BC d nên xy d.


Câu 9:

Cho 2 đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O sao cho xOy^= 70°. Tính số đo các góc trong hình vẽ? (không tính góc bẹt).

Xem đáp án
Cho 2 đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O sao cho  góc xOy= 70°. Tính số đo các góc trong hình vẽ? (không tính góc bẹt). (ảnh 1)

Ta có:xOz^=tOy^ = 70° (2 góc đối đỉnh)

Lại có:xOz^+xOt^  = 180° (2 góc kề bù)

 xOt^= 180° – 70° = 110°

xOt^  =  zOy^ (2 góc đối đỉnh) nên zOy^ = 110°

Vậy tOy^  = 70°; xOt^ = 110°; zOy^ = 110°.


Câu 10:

Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 0,8 km. Chiều rộng bằng​​​​​​ 35  c​​hiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc – ta ?

Xem đáp án

Nửa chu vi là:

0,8 : 2 = 0,4 (km)

Chiều rộng của mảnh đất đó là:

0,4 : (3 + 5) . 3 = 0,15 (km)

Chiều dài của khu đất đó là:

0,4 – 0,15 = 0,25 (km )

Diện tích mảnh đất đó là:

0,15 . 0,25 = 0,0375 (km2)

Đổi 0,0375 km2 = 375 ha


Câu 11:

Quãng đường từ A đến B dài 90km. Một người đi xe máy từ A đến B. Khi đến B, người đó nghỉ 30 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vạn tốc lúc đi là 9 km/giờ. Thời gian kể từ lúc bắt đầu đi từ A đến lúc trở về A là là 5 giờ. Tính vận tốc xe máy lúc đi từ A đến B?

Xem đáp án

Đổi 30 phút = 12  giờ

Gọi vận tốc xe máy lúc đi từ A đến B là x (km/giờ), với x > 0

Thời gian xe đi từ A đến B là: 90x  (giờ)

Vận tốc lúc về BA là x + 9 (km/giờ)

Thời gian về là:90x+9 (giờ)

Ta có phương trình:

90x+90x+9 + 12 = 5

40x + 180 = x2 + 9x

x2 – 31x – 180 = 0

⇔ x=36x=5

Vậy vận tốc xe máy đi từ A đến B là 36 km/giờ.


Câu 12:

Tìm x, y là các số tự nhiên > 0 biết:xyxy=5 .

Xem đáp án

xyxy=5

⇔ x2y2=5

xy = 5 (vì x,y > 0).

Mà 5 = 1.5

Nên x = 1; y = 5 hoặc x = 5; y = 1.


Câu 13:

Tìm các chữ số a và b sao cho a – b = 4 và 87ab¯  chia hết cho 9
Xem đáp án

 87ab¯ chia hết cho 9 nên (15 + a + b) phải chia hết cho 9

Mà a = b + 4 nên a ≥ 4

Vì 4 ≤ a + b ≤ 18 a + b = 12

Với a + b = 12 kết hợp với a – b = 4

Suy ra: a = 8 và b = 4

Vậy số cần tìm là 84.


Câu 14:

Cho đường thẳng d: (9m2 – 4)x + (n2 – 9)y = (n – 3)(3m + 2). Với giá trị nào của m và n thì phương trình đã cho là đường thẳng song song với trục Ox?

Xem đáp án

Để d song song với Ox thì d phải có dạng by + c = 0 với b, c ≠ 0.

Nên: 9m24=0n290n33m+20      m=±23n±3n3m23  m=23n±3 .


Câu 15:

Phân tích đa thức thành nhân tử: (5x – 2y)(5x + 2y) + 4y – 1.

Xem đáp án

(5x – 2y)(5x + 2y) + 4y – 1

= 25x2 – 4y2 + 4y – 1

= 25x2 – (4y2 – 4y + 1)

= 25x2 – (2y – 1)2

= (5x + 2y – 1)(5x – 2y + 1)


Câu 16:

Một hình chữ nhật có chiều dài 16m, chiều rộng bằng 4,5 m. Tính chu vi hình vuông có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật đó?

Xem đáp án

Diện tích hình chữ nhật là:

16 . 4,5 = 72 (m2)

Vì diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật nên diện tích hình vuông là 72 m2

Ta thấy 72 = 62.62  nên cạnh hình vuông là 62  m

Chu vi hình vuông là:

62. 4 = 242 (m).


Câu 18:

8 là hợp số hay là số nguyên tố?

Xem đáp án

Ta có: 8 = 23

Suy ra: 8 chia hết cho 2; 4

Vậy 8 là hợp số vì nó có nhiều hơn 2 ước (số nguyên tố chỉ chia hết cho 1 và chính nó).


Câu 19:

Bạn An có 60 cái kẹo. An cho Bình 13  số kẹo của mình, Bình cho Minh  14số kẹo của mình. Hỏi Bình còn lại bao nhiêu cái kẹo?

Xem đáp án

Số kẹo của Bình là:

60 .  13= 20 (cái).

Số kẹo Bình cho Minh là:

20 .14 = 5 (cái)

Số kẹo còn lại của Bình là:

20 – 5 = 15 (cái).

Đáp số: 15 cái.


Câu 20:

Xem đáp án

x3 – 3x2 + 5x + m

= (x3 – x2 + 3x) – (2x2 – 2x + 6) + m + 6

= (x – 2)(x2 – x + 3) + m + 6

Ta thấy: (x – 2)(x2 – x + 3) chia hết cho x – 2 nên để A chia hết cho B thì:

m + 6 = 0 tức m = – 6

Vậy m = – 6.


Câu 21:

Cho 49 số tự nhiên liên tiếp 1, 2, 3, 4,....., 49. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một bộ 6 số khác nhau từ 49 số đó sao cho trong đó có ít nhất 2 số nguyên dương liên tiếp.

Xem đáp án

Số cách lấy 6 số khác nhau có ít nhất 2 số nguyên dương liên tiếp ta làm như sau:

+ Trường hợp 1: Luôn có cặp (1; 2)

Chọn cặp (1; 2): 1 cách

Chọn 4 số bất kì từ 47 số còn lại: C474

Có C474số

+ Trường hợp 2: Luôn có cặp (2; 3)

Chọn cặp (2; 3): 1 cách

Chọn 4 số bất kì từ 46 số còn lại: C464  (ta bỏ đi thêm số 1 thì nếu lấy số 1 sẽ xuất hiện số cách trùng với trường hợp 1)

C464   số

+ Trường hợp 3: Luôn có cặp (3; 4)

Chọn cặp (3; 4): 1 cách

Chọn 4 số bất kì từ 45 số còn lại:  C454 cách (bỏ đi thêm số 2 với lí do tương tự trên)

Có C454 cách

Tương tự thì số lượng số thỏa mãn là: 

C474+C464 + C454+…+ C44

Vậy số lượng số thỏa mãn là C474+C464 + C454+…+  C44= 1712304 số.


Câu 22:

Cho hình chữ nhật ABCD. Từ D hạ đường vuông góc với AC, cắt AC ở H. Biết rằng AB = 13cm, DH = 5cm. Tính BD.

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD. Từ D hạ đường vuông góc với AC, cắt AC ở H. Biết rằng AB = 13cm, DH = 5cm. Tính BD. (ảnh 1)

Do ABCD là hình chữ nhật CD = AB = 13 cm và BD = AC

Áp dụng định lí Pi–ta–go vào tam giác vuông DHC có:

HC2 = CD2 – DH2 = 132 – 52 = 122 HC = 12 cm

Áp dụng hệ thức lượng vào tam giác vuông ACD có:

CD2 = HC.AC AC = CD2 : HC = 169 : 12 = 25 cm

Vậy BD = AC = 25cm.


Câu 23:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi K, I lần lượt là trung điểm của AB và CD. Gọi M, N là giao điểm của AI, CK với BD. Chứng minh:

a) ∆ADM = ∆CBN.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Gọi K, I lần lượt là trung điểm của AB và CD. Gọi M, N là giao điểm của AI, CK với BD. Chứng minh: a) ∆ADM = ∆CBN. (ảnh 1)

a) ABCD là hình bình hành

 AB // CD AB // IC

AB = CD

Mà K, I lần lượt là trung điểm của AB và CD.

AK = IC

Mà AK // IC

 AKIC là hình bình hành

Xét ΔADI và ΔBCKcó:

DI = BK

AI = CK

AD = BC

 ΔADI = ΔBCK (c.c.c)

DAI^=BCK^

Xét ΔADM và ΔCBN có: 

DAI^=BCK^

AD=BC

ADB^=DBC^ ( Do AD//BC)

 ΔADM = ΔCBN (g.c.g)

Câu 24:

Chứng minh:

b) ADM^=NCA^ và IM // CN.

Xem đáp án

b) Vì AKIC là hình bình hành   ADM^=NCA^và IM // CN


Câu 25:

Chứng minh:

c) DM = MN = NB.

Xem đáp án

c) Xét ΔDCN có: MI // NC, I là trung điểm DC

Nên MI là đường trung bình của ΔDCN

DM = MN (1)

Xét ΔAMB có AM // KN, K là trung điểm AB

Nên KN là đường trung bình của ΔAMB

NB = MN (2)

Từ (1) và (2) suy ra: DM = MN = NB.


Câu 26:

Cho phân số 713  . Hãy tìm một số để khi cùng thêm số đó vào tử số và mẫu số của phân số đã cho thì được phân số mới có giá trị bằng 23 .

Xem đáp án

Hiệu mẫu và tử số là:

13 – 7 = 6

Khi cùng thêm 1 số vào mẫu và tử thì hiệu mẫu và tử vẫn bằng 6

Hiệu số phần bằng nhau là:

3 – 2 = 1 (phần)

Tử mới là:

6 : 1 . 2 = 12

Số cần tìm là:

12 – 7 = 5

Đáp số: 5.


Câu 27:

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.

Chứng minh: Tứ giác BFCE nội tiếp.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh: Tứ giác BFCE nội tiếp. (ảnh 1)

Ta có:CFB^ =BEC^ = 90° (Vì BE và CF là đường cao)

Mà 2 góc này cùng thuộc 1 nửa mặt phẳng bờ BC nên tứ giác BFCE nội tiếp.


Câu 28:

Có 36 bạn xếp được 4 hàng. Hỏi có 54 bạn thì xếp được bao nhiêu hàng như thế?

Xem đáp án

Số bạn mỗi hàng có là:

36 : 4 = 9 (bạn).

Số hàng 54 bạn xếp được là:

54 : 9 = 6 (hàng).

Đáp số: 6 hàng.


Câu 29:

Hãy tìm hai số sao cho khi thêm vào số bé 3,25 và bớt số lớn 14,75 ta có hai số bằng nhau. Biết tổng số lớn và số bé là 20.

Xem đáp án

Gọi số lớn là a, số bé là b

Ta có:

a – 14,75 = b + 3,25

Suy ra a – b = 18

Lại có: a + b = 20

Số lớn là:

(20 + 18) : 2 = 19

Số bé là:

20 – 19 = 1.


Câu 30:

Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 5 viên bi thì số bi của 2 bạn sẽ bằng nhau. Vậy lúc đầu bạn Hùng và Dũng mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

Xem đáp án

Ban đầu Hùng có nhiều hơn Dũng:

5 + 5 = 10 (viên bi).

Số viên bi của bạn Hùng là:

(46 + 10) : 2 = 28 (viên bi).

Số viên bi của bạn Dũng là:

46 – 28 = 18 (viên bi).

Đáp số: Hùng: 28 viên bi; Dũng: 18 viên bi.


Câu 31:

Một xưởng sản xuất nước mắm đã sản xuất được 1230 lít nước mắm, người ta muốn đóng vào các can như nhau. Hãy tính và nêu số can nước mắm đóng được trong các trường hợp sau:

Số lít mỗi can

2 lít

3 lít

5 lít

Số can

?

?

?

Xem đáp án

Xưởng sản xuất nước mắm đã sản xuất được 1230 lít nước mắm.

Mỗi can 2 lít thì cần số can là:

1230 : 2 = 615 (can)

Mỗi can 3 lít thì cần số can là:

1230 : 3 = 410 (can)

Mỗi can 5 lít thì cần số can là:

1230 : 5 = 246 (can)

Vậy ta hoàn thành bảng sau:

Số lít mỗi can

2 lít

3 lít

5 lít

Số can

615

410

246


Câu 32:

Mỗi xe đổ 2 lít xăng thì vừa đủ số xăng cho 12 xe. Vậy xe đổ 3 lít thì số xăng đổ cho bao nhiêu xe?

Xem đáp án

Có tất cả số lít xăng là:

2 . 12 = 24 (lít)

Nếu mỗi xe đổ 3 lít thì số xăng đó đủ đổ cho số xe là:

24 : 3 = 8 (xe)

Đáp số: 8 xe.


Câu 33:

Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 0,8km. Chiều rộng bằng 35  chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc – ta ?

Xem đáp án

Đổi 0,8km = 800 m

Nửa chu vi khu đất hình chữ nhật là: 

800 : 2 = 400 (m)

Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là:   

400 : (3 + 5) × 3 = 150 (m)

Chiều dài khu đất hình chữ nhật là:   

400 – 150 = 250 (m)

Diện tích khu đất đó là:

250 × 150 = 37500 (m2)

Đổi 37500 m2 = 3,75 ha.


Câu 34:

Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B hết 5 giờ. Trong hai giờ đầu, mỗi giờ chạy được 46 km. Giờ thứ ba chạy được 52 km. Hai giờ sau, mỗi giờ chạy được 43 km. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki–lô–mét và trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu ki–lô–mét?

Xem đáp án

Quãng đường ô tô chạy được trong hai giờ đầu là:

46 × 2 = 92 (km)

Quãng đường ô tô chạy được trong hai giờ sau là:

43 × 2 = 86 (km)

Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài là:

92 + 52 + 86 = 230 (km)

Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được là:

230 : 5 = 46 (km)

Đáp số: Quãng đường AB: 230 km;

Trung bình mỗi giờ ô tô chạy 46 km


Câu 35:

Trong vườn thú có 6 con sư tử. Trung bình mỗi ngày một con ăn hết 9kg thịt. Hỏi cần bao nhiêu tấn thịt để nuôi số sư tử đó trong 30 ngày?

Xem đáp án

Trong 30 ngày một con sư tử ăn hết số ki–lô–gam thịt là:

9 . 30 = 270 (kg)

Trong 30 ngày 6 con sư tử ăn hết số tấn thịt là:

270 . 6 = 1620 (kg) = 1,62 (tấn)

Đáp số: 1,62 tấn thịt.


Câu 36:

Trung bình cộng của ba số bằng 18, biết số thứ nhất bằng 28 và gấp đôi số thứ 2. Tìm số thứ ba.

Xem đáp án

Tổng 3 số là:

18 . 3 = 54

Số thứ 2 là:

28 : 2 = 14

Số thứ 3 là:

54 – 28 – 14 = 12

Đáp số: 12.


Câu 38:

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức abc biết a, b, c là ba số khác nhau và là số có 1 chữ số.

Xem đáp án

3 số khác nhau có 1 chữ số lớn nhất là 7, 8, 9

Vậy giá trị lớn nhất của abc là: 7.8.9 = 504.


Câu 39:

Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 110, biết giữa chúng có 44 số chẵn.

Xem đáp án

Hiệu 2 số là:

44 . 2 + 2 = 90.

Số lớn là:

(110 + 90) : 2 = 100.

Số bé là:

110 – 100 = 10.

Đáp số: số lớn 100; số bé 10.


Câu 40:

Tổng của hai số chẵn là 38. Hãy tìm hai số đó biết rằng giữa chúng chỉ có ba số lẻ.

Xem đáp án

Vì ở giữa hai số chẵn có 3 số lẻ nên hiệu của hai số chẵn đó là 6. Tổng của chúng là 38.

Vậy số bé là:

(38 − 6) : 2 =16.

Số lớn là:

16 + 6 = 22.

Đáp số: 16 và 22.


Câu 41:

Xã em có 3600 người số nam bằng 4951  số nữ . Hỏi số nữ nhiều hơn nam là bao nhiêu người?

Xem đáp án

Số nữ của xã là:

3600 : (49 + 51) × 51 = 1836 (người).

Số nam của xã là:

3600 – 1836 = 1764 (người).

Số nữ nhiều hơn số nam số người là:

1836 – 1764 = 72 (người).

Đáp số: 72 người.


Câu 42:

Tìm tham số m sao cho hàm số y = mx – (2m – 3).cos x đồng biến trên ℝ.
Xem đáp án

y = mx – (2m–3).cos x

y' = m + (2m – 3). sin x (1)

Để hàm số đồng biến trên ℝ thì y' ≥ 0 với mọi x thuộc ℝ

Tức: m + (2m – 3). sin x ≥ 0 với mọi x thuộc ℝ

Vì –1 ≤ sin x ≤ 1 nên ta có:

Với 2m−3 ≥ 0 m  32

(1) tương đương với m – (2m – 3) ≥ 0

 m ≤ 3

suy ra 32 ​≤ m ≤ 3.

Với 2m−3 < 0 m <32

(1) tương đương với: m + (2m−3) ≥ 0

m ≥ 1

suy ra 1 ≤ m < 32.

Vậy 1 ≤ m ≤ 3.


Câu 43:

Tìm x biết: (x – 7)(x2 – 9x + 20)(x – 2) = 72.

Xem đáp án

(x – 7)(x2 – 9x + 20)(x – 2) = 72

(x2 – 9x+ 20)(x2 – 9x + 14) – 72 = 0

Đặt x2 – 9x + 14 = a

Ta có:

(a + 6)a – 72 = 0

a2 + 6a – 72 = 0

(a – 6)(a + 12) = 0

a=6a=12

Với a = 6 thì x2 – 9x + 14 = 6

x2 – 9x + 8 = 0

(x – 8)(x – 1) = 0

x=1x=8

Với a = –12 thì x2 – 9x + 14 = –12

x2 – 9x + 26 = 0

x922+234=0 (vô lí)

Vậy x = 1 hoặc x = 8.


Câu 44:

Lớp 10A có 10 học sinh giỏi Toán, 10 học sinh giỏi Lý, 11 học sinh giỏi Hóa, 6 học sinh giỏi cả Toán và Lý, 5 học sinh giỏi cả Hóa và Lý, 4 học sinh giỏi cả Toán và Hóa, 3 học sinh giỏi cả ba môn Toán, Lý, Hóa. Số học sinh giỏi ít nhất một trong ba môn (Toán, Lý, Hóa) của lớp 10A là?

Xem đáp án

Theo giả thiết đề bài cho, ta có biểu đồ Ven:

Lớp 10A có 10 học sinh giỏi Toán, 10 học sinh giỏi Lý, 11 học sinh giỏi Hóa, 6 học sinh giỏi cả Toán và Lý, 5 học sinh giỏi cả Hóa và Lý, 4 học sinh giỏi cả Toán và Hóa, 3 học sinh giỏi cả ba môn Toán, Lý, Hóa. Số học sinh giỏi ít nhất một trong ba môn (Toán, Lý, Hóa) của lớp 10A là? (ảnh 1)

Dựa vào biểu đồ Ven ta thấy:

Số học sinh chỉ giỏi Toán và Lý (không giỏi Hóa) là: 

6 – 3 = 3 (em).

Số học sinh chỉ giỏi Toán và Hóa (không giỏi Lý) là: 

4 − 3 = 1 (em).

Số học sinh chỉ giỏi Lý và Hóa (không giỏi Toán) là: 

5 − 3 = 2 (em).

Số học sinh chỉ giỏi một môn Toán là: 

10 – 3 – 3 − 1 = 3 (em).

Số học sinh chỉ giỏi một môn Lý là: 

10 – 3 – 3 − 2 = 2 (em).

Số học sinh chỉ giỏi một môn Hóa là: 

11 – 1 – 3 − 2 = 5 (em).

Số học sinh giỏi ít nhất một trong ba môn là:

3 + 2 + 5 + 1 + 2 + 3 + 3 = 19 (em).


Câu 46:

Chứng minh A = 4 + 42 + … + 420 chia hết cho 5.

Xem đáp án

A = 4 + 42 + … + 420

A = (4 + 42) + (43 + 44) + … + (419 + 420)

A = 4(1 + 4) + 43 (1 + 4) + … + 419(1 + 4)

A = (1 + 4)(4 + 43 + … + 419)

A = 5 . (4 + 43 + … + 419)

Vì 5 chia hết cho 5 nên 5 . (4 + 43 + … + 419) chia hết cho 5.

Vậy A chia hết cho 5.


Câu 47:

Hiện nay, bố hơn con 26 tuổi, 5 năm nữa, tổng số tuổi của hai bố con là 54 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
Xem đáp án

Tổng số tuổi 22 bố con hiện nay là:

54 − 2 × 5 = 44 (tuổi).

Tuổi con hiện nay là:

(44 − 26) : 2 = 9 (tuổi).

Tuổi bố hiện nay là:

9 + 26 = 35 (tuổi).

Đáp số: bố: 35 tuổi; con: 9 tuổi.


Câu 48:

Cho mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 5cm chiều rộng 3cm tỉ lệ 1 : 2500. Tính diện tích thật của mảnh vườn?

Xem đáp án

Chiều rộng thật của mảnh vườn là:

3 × 2500 = 7500 (cm).

Chiều dài thật của mảnh vườn là:

5 × 2500 = 12500 (cm).

Diện tích thật của mảnh vườn là:

7500 × 12500 = 93750000 (cm2).

Đáp số: 93750000 cm2.


Câu 49:

Cho đường thẳng d: (9m2 – 4)x + (n2 – 9)y = (n – 3)(3m + 2). Với giá trị nào của m và n thì phương trình đã cho là đường thẳng song song với trục Ox?

Xem đáp án

Để d song song với Ox thì d phải có dạng by + c = 0 với b, c ≠ 0.

Nên: 9m24=0n290n33m+20     m=±23n±3n3m23   m=23n±3 .


Câu 50:

Một mảnh vải hình chữ nhật có nửa chu vi là 120cm, chiều rộng kém chiều dài 20cm. Tính diện tích mảnh vải đó?

Xem đáp án

Chiều dài mảnh vải hình chữ nhật là:

(120 + 20) : 2 = 70 (cm)

Chiều rộng mảnh vải hình chữ nhật là:

(120 – 20) : 2 = 50 (cm)

Diện tích mảnh vải hình chữ nhật là:

70 × 50 = 3500 (cm2)

Đáp số: 3500 cm2.


Câu 51:

Trung bình mỗi năm nhà em hết 1,8 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi tháng nhà em ăn hết bao nhiêu ki–lô–gam gạo?

Xem đáp án

1,8 tạ = 180 kg

1 năm = 12 tháng

Trung bình mỗi tháng nhà em ăn hết là :

180 : 12 = 15 (kg).

Đáp án: 15 kg.


Câu 52:

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên AB lấy E, trên tia đối của CA lấy F sao cho BE = CF. Gọi I là giao điểm của EF và BC. Qua E vẽ đường thẳng vuông góc AB cắt BI tại K. Chứng minh tam giác BEK là tam giác vuông cân.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên AB lấy E, trên tia đối của CA lấy F sao cho BE = CF. Gọi I là giao điểm của EF và BC. Qua E vẽ đường thẳng vuông góc AB cắt BI tại K. Chứng minh tam giác BEK là tam giác vuông cân. (ảnh 1)

Ta có:

 EB // FD

AE // FD (1)

Từ tia đối của tia EK vẽ KD // AE

Lại có: EK và KD cùng song song với FA

ED song song với FA (2)

Từ (1) và (2) suy ra AFDE là hình bình hành.

AD giao EF tại trung điểm mỗi đường

I là trung điểm của EF

IE = IF (*)

EK AB

FA AB

FA // EK

KEI^=CFI^

 Xét tam giác EKI và tam giác FCI có :

KEI^=CFI^ (chứng minh trên)

IE = IF ( chứng minh * )

KIE^=CIF^ ( hai góc đối đỉnh bằng nhau )

∆EKI = ∆FCI ( g.c.g )

EK = CF

Mà BE = CF

BE = EK

Mà lại có:  vuông

Tam giác BEK là tam giác vuông cân tại E.


Câu 53:

Chứng minh rằng với mọi x, y thuộc ℤ thì

A = (x – y)(x – 2y)(x – 3y)(x – 4y) + y4 là số chính phương.

Xem đáp án

N = (x – y)(x – 2y)(x – 3y)(x – 4y) + y4

N = [(x – y)(x – 4y)][(x – 2y)(x – 3y)] + y4

N = (x2 – 5xy + 4y2)(x2 – 5xy + 6y2) + y4

Đặt x2 – 5xy + 5y2 = a, ta được:

N = (a – y2)(a + y2) + y4

N = a2 – y4 + y4

N = a2

N = (x2 – 5xy + 5y2)2

Vậy N là số chính phương.


Câu 54:

Lúc 6 giờ 30 phút, một người đi xe máy khởi hành từ A để đi đến B với vận tốc 36km/giờ, đến 7 giờ 15 phút người đó nghỉ lại 10 phút sau đó đi tiếp với vận tôc 40km/giờ để đến B. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? Biết quãng đường từ A đến B dài 75km.

Xem đáp án

Thời gian người đi xe máy đi từ A đến chỗ nghĩ là:

7 giờ 15 phút – 6 giờ 30 phút = 45 phút

Đổi 45 phút = 0,75 giờ.

Quãng đường người đó đi được từ A đến chỗ nghỉ là:

36 . 0,75 = 27 (km).

Quãng đường còn lại người đó phải đi là:

75 – 27 = 48 (km).

Thời gian người đó đi từ chỗ nghỉ đến B là:

48 : 40 = 1,2 (giờ).

Đổi 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút

Thời gian người đó đi từ A đến B (tính cả thời gian nghỉ là):

45 phút + 10 phút + 1 giờ 12 phút = 2 giờ 7 phút.

Người đó đến B lúc:

6 giờ 30 phút + 2 giờ 7 phút = 8 giờ 37 phút.


Câu 55:

Biết 0,75 lít sữa cân nặng 0,78 kg. Hỏi có bao nhiêu lít sữa nếu lượng sữa đó cân nặng 26kg?

Xem đáp án

Mỗi lít sữa nặng là:

0,78 : 0,75 = 1,04 (kg)

Số lít sữa nặng 26 kg là:

26 : 1,04 = 25 (lít)

Đáp số: 25 lít.


Câu 56:

Tính A = 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + ... + 2018 – 2019 – 2020 + 2021 – 2022 + 2023.

Xem đáp án

A = 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + ... + 2018 – 2019 – 2020 + 2021 – 2022 + 2023

A = (1 + 2 – 3 – 4) + (5 + 6 – 7 – 8) + … + (2017 + 2018 – 2019 – 2020) + 2021 – 2022 + 2023

A = (–4) + (–4) + … + (–4) + 2021 – 2022 + 2023

A = (–4) . 505 + 2021 + 1

A = (–2020) + 2021 + 1

A = 2.

Vậy A = 2.


Câu 57:

Phân tích đa thức thành nhân tử: x(x – y)3 – y(y – x)2 – y2(x – y).
Xem đáp án

x(x – y)3 – y(y – x)2 – y2(x – y)

= x(x – y)3 – y(x – y)2 – y2(x – y)

= (x – y)[x(x – y)2 – y(x – y) – y2]

= (x – y)(x3 – 2x2y + y2x – xy )

= x(x – y)(x2 – 2xy + y2 – y)

= x(x – y)[(x – y)2 – y]

= x(x – y)(x – y – )(x – y + ).


Câu 58:

Ba số có tổng là 62,2. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai là 53,15. Số thứ ba kém số thứ nhất 6,85. Tìm số thứ hai.

Xem đáp án

Số thứ ba là:

62,2 – 53,15 = 9,05

Số thứ nhất là:

9,05 + 6,85 = 15,9

Số thứ hai là:

53,15 – 15,9 = 37,25

Đáp số: 37,25.


Câu 59:

Tìm số tự nhiên lớn nhất x biết rằng 308 và 264 đều chia hết cho x.
Xem đáp án

308 và 264 đều chia hết cho x và x lớn nhất nên x = ƯCLN(308, 264)

308 = 22 . 7 . 11

264 = 23 . 3 . 11

ƯCLN (308, 264) = 22 . 11 = 44

Vậy x = 44.


Câu 61:

Tìm số tự nhiên n biết 5 chia hết cho (n + 1).
Xem đáp án

Vì 5 (n + 1) nên n + 1 Ư(5) = {±1; ±5}

Suy ra n {–2; 0; 4; –6}

Mà n là số tự nhiên nên n = 0 hoặc n = 4.


Câu 62:

Tính bằng cách thuận tiện nhất: 97345 – 9205 × 3 – 7 × 9205

Xem đáp án

97345 – 9205 × 3 – 7 × 9205

= 97345 – 9205 × (3 + 7)

= 97345 – 9205 × 10

= 97345 – 92050

= 5295.


Câu 63:

Từ năm chữ số 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3?

Xem đáp án

Để được số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 3.

Các bộ số lập thành số chia hết cho 3 là (5; 6; 7), (5; 7; 9), (6; 7; 8), (7; 8; 9)

Với mỗi bộ số này có thể lập được 3! số

Vậy ta lập được: 4 . 3! = 24 (số).


Câu 64:

Tính diện tích mảnh đất hình thang ABCD như hình dưới, biết AB = 10 m; DC = 25 m và hình chữ nhật ABED có diện tích là 150 m2.

Xem đáp án
Tính diện tích mảnh đất hình thang ABCD như hình dưới, biết AB = 10 m; DC = 25 m và hình chữ nhật ABED có diện tích là 150 m2. (ảnh 1)

Chiều dài của đoạn AD là:   

150 : 10 = 15 (m)

Diện tích mảnh đất là:     

12AD. (AB + DC) =  . 15. (10 + 25) = 262,5 (m2)

Vậy diện tích mảnh đất hình thang ABCD là 262,5 m2.


Câu 65:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt chiều dài đi 5m thì mảnh đất hình chữ nhật trở thành một mảnh đất hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật.

Xem đáp án

Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt chiều dài đi 5m thì mảnh đất hình chữ nhật trở thành một mảnh đất hình vuông.Vậy chiều dài hơn chiều rộng là:

5 + 5 = 10 (m).

Nửa chu vi hình chữ nhật là:

120 : 2 = 60 (m).

Chiều rộng hình chữ nhật là:

(60 – 10) : 2 = 25 (m).

Chiều dài hình chữ nhật là:

25 + 10 = 35 (m).

Diện tích hình chữ nhật:

25 . 35 = 875 (m2).

Đáp số: 875 m2.


Câu 66:

Tính tổng với đơn vị đo là km: 3,6 km + 2,075 m + 872 m.

Xem đáp án

Đổi 2,075 m = 0,002075 km

872 m = 0,872 km

Suy ra:

3,6 km + 2,075 m + 872 m

= 3,6 km + 0,002075 km + 0,872 km

= 4,474075 km.


Câu 67:

Tìm x biết: 8x(x – 2017) – 2x + 4034 = 0.

Xem đáp án

8x(x – 2017) – 2x + 4034 = 0

8x(x – 2017) – 2(x – 2017) = 0

(x – 2017)(8x – 2) = 0

⇔ x2017=08x2=0

⇔ x=2017x=14

Vậy x = 2017 hoặc x =  14.


Câu 68:

Một lớp học có 3 tổ học sinh cùng thu nhặt giấy vụn. Tổ 1 và tổ 2 thu nhặt được 25,5kg. Tổ 1 và tổ 3 thu nhặt được 36,2 kg. Tổ 2 và tổ 3 thu nhặt được 24,5 kg. Hỏi lớp đó mỗi tổ thu nhặt được bao nhiêu kg giấy vụn?

Xem đáp án

Ba tổ thu gom được:

(25,5 + 36,2 + 24,5) : 2 = 43,1 (kg giấy vụn).

Tổ 1 thu gom được:

43,1 – 24,5 = 18,6 (kg giấy vụn).

Tổ 2 thu gom được:

43,1 – 36,2 = 6,9 (kg giấy vụn).

Tổ 3 thu gom được:

43,1 – 25,5 = 17,6 (kg giấy vụn).


Câu 69:

Có 10 túi gạo loại 1 và 12 túi gạo loại 2 cân nặng tất cả là 220 kg. Biết rằng số gạo trong mỗi túi đều cân nặng bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu ki–lô–gam gạo mỗi loại?

Xem đáp án

Số túi cả hai loại gạo là:

10 + 12 = 22 (túi).

Số ki–lô– gam gạo trong mỗi túi là:

220 : 22 = 10(kg).

Số ki–lô–gam gạo loại 1 là:

10 . 10 = 100 (kg).

Số ki–lô–gam gạo loại 2 là :

220 – 100 = 120 (kg).

Đáp số: Gạo loại 1: 100kg; gạo loại 2: 120 kg.


Câu 70:

Một hình vuông có diện tích bằng diện tích một hình chữ nhật có chiều rộng 2m và chiều dài 8m, độ dài cạnh hình vuông là?

Xem đáp án

Diện tích hình vuông hay diện tích hình chữ nhật là:

2 × 8 = 16 (m2).

Vì 16 = 4 × 4 nên cạnh hình vuông là 4 m.

Vậy độ dài cạnh hình vuông là 4 m.


Câu 71:

Chứng minh rằng A = 1 + 4 + 42 + … + 42021 chia hết cho 21.
Xem đáp án

A = 1 + 4 + 42 + … + 42021

A = (1 + 4 + 42) + (43 + 44 + 45) + … + (42019 + 42020 + 42021)

A = (1 + 4 + 42) + 43(1 + 4 + 42) + … + 42019 (1 + 4 + 42)

A = (1 + 4 + 42)(1 + 43 + … + 42019)

A = 21 . (1 + 43 + … + 42019)

Vì 21 chia hết cho 21 nên 21 . (1 + 43 + … + 42019) chia hết cho 21.

Vậy A chia hết cho 21.


Câu 72:

Phân tích đa thức thành nhân tử: 2ax3 + 6ax2 + 6ax + 18a.

Xem đáp án

2ax3 + 6ax2 + 6ax + 18a

= 2ax2 (x + 3) + 6a (x + 3)

= (x + 3)(2ax2 + 6a)

= 2a(x + 3)(x2 + 3).


Câu 73:

Tích của 2 số là 3648. Nếu gấp một thừa số lên 3 lần thì tích mới là?

Xem đáp án

Khi gấp một thừa số lên 33 lần thì tích mới gấp lên 33 lần so với tích cũ.

Tích mới có giá trị là:

3648 . 3 = 10944.


Câu 74:

Cho tam giác ABC, gọi D là trung điểm của AB, trên tia BC lấy điểm E và F sao cho BE = EF = FC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm G sao cho BG = BD. Chứng minh: AF, CD, GE đồng quy.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, gọi D là trung điểm của AB, trên tia BC lấy điểm E và F sao cho BE = EF = FC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm G sao cho BG = BD. Chứng minh: AF, CD, GE đồng quy. (ảnh 1)

Gọi giao điểm của AF và CD là O.

∆ABF có D, E là trung điểm AB, BF nên DE là đường trung bình của tam giác ABF

DE // AF hay DE // OF

∆CDE có OF // DE, F là trung điểm CE nên O là trung điểm của CD.

Xét ∆CDG có: CE = 23  CB, CB là đường trung tuyến

Nên E là trọng tâm của ∆CDG

Hay GE đi qua trung điểm CD tức GE đi qua O.

Vậy AF, CD, GE đồng quy tại O.


Câu 75:

Có 3 thùng đựng dầu. Thùng thứ nhất có 10,5lít, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3 lít, số lít dầu ở thùng thứ ba bằng trung bình cộng của số lít dầu trong hai thùng đầu. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?

Xem đáp án

Số lít dầu có trong thùng thứ hai là:

10,5 + 3 = 13,5 (lít).

Số lít dầu có trong thùng thứ ba là:

(10,5 + 13,55) : 2 = 12 (lít).

Số lít dầu có trong cả ba thùng  là:

10,5 + 13,5 + 12 = 36 (lít).

Đáp số: 36 lít dầu.


Câu 76:

Có bao nhiêu số lẻ có 2 chữ số lớn hơn 15?

Xem đáp án

Số lẻ lớn nhất có 2 chữ số là 99.

Số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số lớn hơn 15 là 17.

Số các số lẻ thỏa mãn yêu cầu bài toán là:

(99 – 17) : 2 + 1 = 42 (số).


Câu 77:

Dùng một số tiền nếu mua gạo loại 4000 đồng 1 kg thì được 30 kg gạo. Với số tiền đó mua gạo loại 6000 đồng 1 kg thì được bao nhiêu ki–lô–gam gạo?

Xem đáp án

Tổng số tiền người đó có là:

4000 . 30 = 120000 (đồng)

Với số tiền đó mua gạo loại 6000 đồng thì được số kg là:

120000 : 6000 = 20 (kg).

Đáp số: 20 kg.


Câu 78:

Hùng và Dũng có tổng cộng 64 viên bi. Nếu Dũng có thêm 6 viên bi thì hai bạn có số bi bằng nhau. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?

Xem đáp án

Tổng số viên bi của hai bạn sau khi thêm 6 viên là:

64 + 6 = 70 (viên).

Số bi của hai bạn sau khi thêm là:

70 : 2 = 35 (viên).

Dũng có số bi là:

35 – 6 = 29 (viên).

Đáp số: Hùng 35 viên; Dũng 29 viên.


Câu 80:

Một mảnh bìa hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông có cạnh 6 cm, chiều dài hơn chiều rộng 6 cm. Diện tích mảnh đó là bao nhiêu cm2?

Xem đáp án

Chu vi hình chữ nhật là:

6 × 4 = 24 (cm)

Nửa chu vi mảnh bìa là:

24 : 2 = 12 (cm)

Chiều dài mảnh bìa là:

(12 + 6) : 2 = 9 (cm).

Chiều rộng mảnh bìa là:

9 – 6 = 3 (cm).

Diện tích mảnh bìa là:

9 × 3 = 27 (cm²).

Đáp số: 27 cm².


Câu 81:

So sánh 32n và 23n.

Xem đáp án

32n = (32)n = 9n

23n = 8n

Vì 9n > 8n nên 32n > 23n.


Câu 82:

So sánh 19920 và 200315
Xem đáp án

19920 < 20020 = (8.25)20 = (23.52)20 = 260 . 540

200315 > 200015 = (16.125)15 = (42.53)15 = 260 . 545

Vì 260 . 540 < 260 . 545 nên 19920 < 200315.

Vậy 19920 < 200315.


Câu 83:

Tìm hai số khi biết hiệu của chúng bằng 19,98 và thương của chúng bằng 19.
Xem đáp án

Hiệu số phần bằng nhau là:

19 – 1 = 18 (phần).

Số lớn là:

19,98 : 18 × 19 = 21,09.

Số bé là:

19,98 : 18 × 1 = 1,11.


Câu 84:

Tìm 1 số có 2 chữ số biết rằng, nếu viết thêm 1 chữ số vào bên trái và bên phải ta được số mới gấp 23 lần số đã cho.

Xem đáp án

Gọi số có 2 chữ số cần tìm là ab¯  (a ≠ 0; a, b < 10).

Ta có:

23  ab¯=  1ab1¯

23  ab¯= 1001 + 10 ab¯

13  ab¯= 1001

⇔ ab¯ = 1001 : 13

ab¯ = 77.

Vậy số cần tìm là 77.


Câu 85:

Xe thứ nhất chở được 45 tạ hàng, xe thứ hai chở được 53 tạ hàng, xe thứ ba chở được nhiều hơn trung bình cộng 2 xe trên là 6 tạ hàng. Hỏi trung bình cộng của cả 3 xe là bao nhiêu tạ hàng?

Xem đáp án

Trung bình cộng xe thứ nhất và thứ hai là:

(45 + 53) : 2 = 49 (tạ).

Xe thứ ba chở số tạ hàng là:

49 + 6 = 55 (tạ).

Trung bình cộng 3 xe chở số tạ là:

(45 + 53 + 55) : 3 = 51 (tạ).

Đáp số: 51 tạ.


Câu 86:

Nêu các ước của 51.

Xem đáp án

Ta có: 51 = 1.51 = 3.17 = (–1).(–51) = (–3)(–17)

Vậy các ước của 51 là ±1; ±3; ±17; ±51.


Câu 87:

Phân tích đa thức thành nhân tử: 3ax2 + 3bx2 + ax + bx + 5a + 5b.
Xem đáp án

3ax2 + 3bx2 + ax + bx + 5a + 5b

= 3x2(a + b) + x(a + b) + 5(a + b)

= (a + b)(3x2 + x + 5).


Bắt đầu thi ngay