Trắc nghiệm Toán 12 Kết nối tri thức Bài 5. Ứng dụng đạo hàm để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn có đáp án
Trắc nghiệm Toán 12 Kết nối tri thức Bài 5. Ứng dụng đạo hàm để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn có đáp án
-
48 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Cho hàm số y = f(x), nếu x thay đổi từ x1 đến x2 thì:
Đáp án đúng là: C
x = x2 − x1.
Câu 2:
Tốc độ thay đổi trung bình của y đối với x trên đoạn [x1; x2] là:
Đáp án đúng là: A
\(\frac{{\Delta y}}{{\Delta x}} = \frac{{f\left( {{x_2}} \right) - f\left( {{x_1}} \right)}}{{{x_2} - {x_1}}}\).
Câu 3:
Một vật chuyển động trên một đường thẳng theo quy luật s = s(t), khi đó biểu thức biểu thị vận tốc tức thời của vật là:
Đáp án đúng là: B
v = s'(t).
Câu 4:
Nếu C = C(t) là nồng độ của một chất tham gia phản ứng hóa học tại thời điểm t. Tốc độ phản ứng tức thời (độ thay đổi của nồng độ) của chất đó tại thời điểm t là:
Đáp án đúng là: B
C'(t) là tốc độ phản ứng tức thời (độ thay đổi của nồng độ) của chất đó tại thời điểm t.
Câu 5:
Quy trình giải một bài toán tối ưu hóa được thực hiện theo các bước sau:
(1) Xác định đại lượng Q mà ta cần làm cho giá trị của đại lượng ấy lớn nhất hoặc nhỏ nhất và biểu diễn nó qua các đại lượng khác trong bài toán.
(2) Chọn một đại lượng thích hợp nào đó, kí hiệu là x và biểu diễn các đại lượng khác theo x. Khi đó đại lượng Q sẽ là hàm số của một biến x. Tìm tập xác định của hàm số Q = Q(x).
(3) Tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của hàm số Q = Q(x) bằng các phương pháp đã biết và kết luận.
Thứ tự các bước đúng là:
Đáp án đúng là: D
Thứ tự đúng là (1) → (2) → (3).
Câu 6:
II. Thông hiểu
Một tên lửa bay vào không trung với quãng đường đi được \(s\left( t \right) = {e^{{t^2} + 3}} + 2t.{e^{3t + 1}}\) (km). Hỏi vận tốc của tên lửa sau 1 giây là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: D
Có \(v\left( t \right) = s'\left( t \right) = 2t{e^{{t^2} + 3}} + \left( {6t + 2} \right).{e^{3t + 1}}\).
Với t =1, ta có \(v\left( 1 \right) = 2.1.{e^{{1^2} + 3}} + \left( {6.1 + 2} \right).{e^{3.1 + 1}} = 10{e^4}\) (km/s).
Câu 7:
Một vật rơi tự do với phương trình chuyển động \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\) trong đó g = 9,8 m/s2 và t tính bằng giây (s). Vận tốc của vật tại thời điểm t = 5 s bằng:
Đáp án đúng là: A
Có \(v\left( t \right) = s'\left( t \right) = gt\). Do đó v(5) = 9,8.5 = 49 (m/s).
Câu 8:
Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình s = t3 – 3t2 + 4t trong đó t tính bằng giây (s) và s được tính bằng mét (m). Gia tốc của chất điểm lúc t = 2 s bằng:
Đáp án đúng là: B
Có v(t) = s' = 3t2 – 6t + 4; a(t) = v' = 6t – 6;
Có a(2) = 6.2 – 6 = 6 (m/s2).
Câu 9:
Giả sử chi phí C(x) (nghìn đồng) để sản xuất x bánh mì của một cửa hàng bánh được cho bởi hàm số C(x) = 2,5x3 – 500x + 100 000. Hàm chi phí biên của cửa hàng để sản xuất 120 bánh mì là:
Đáp án đúng là: D
Hàm chi phí biên là C'(x) = 7,5x2 – 500.
Có C'(120) = 7,5.1202 – 500 = 107500 đồng.
Câu 10:
Một vật chuyển động theo quy luật \(s = {t^3} + \frac{3}{2}{t^2} + 1\), với t (giây) là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động và s (mét) là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó. Vận tốc tức thời của vật là:
Đáp án đúng là: C
Có \(v\left( t \right) = s' = 3{t^2} + 3t\).
Câu 11:
Nồng độ của axit HCl khi tham gia phản ứng hóa học tại thời điểm t được cho bởi hàm số C(t) = −x2 + 6x + 3. Tốc độ phản ứng tức thời (độ thay đổi nồng độ) của axit HCl tại thời điểm t = 2 là:
Đáp án đúng là: A
Có C'(t) = −2x + 6.
Có C'(2) = −2.2 + 6 = 2.
Câu 12:
Cho phương trình chuyển động của một chất điểm s(t) = t3 – 6t2 + 9t, với t (giây), s (mét). Tại thời điểm nào của t thì chất điểm đứng yên?
Đáp án đúng là: C
Có v'(t) = 3t2 – 12t + 9.
Chất điểm đứng yên khi v'(t) = 0 3t2 – 12t + 9 = 0 t = 1 hoặc t = 3.
Câu 13:
Khi máu di chuyển từ tim qua các động mạch chính rồi đến các mao mạch và quay trở lại qua các tĩnh mạch, huyết áp tâm thu (tức là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp) liên tục giảm xuống. Giả sử một người có huyết áp tâm thu P (tính bằng mmHg) được cho bởi hàm số \(P\left( t \right) = \frac{{25{t^2} + 125}}{{{t^2} + 1}}\), (0 ≤ t ≤ 10) trong đó thời gian t được tính bằng giây. Tốc độ thay đổi của huyết áp sau 5 giây kể từ khi máu rời tim là:
Đáp án đúng là: C
Có \(P'\left( t \right) = \frac{{50t\left( {{t^2} + 1} \right) - 2t\left( {25{t^2} + 125} \right)}}{{{{\left( {{t^2} + 1} \right)}^2}}} = \frac{{ - 200t}}{{{{\left( {{t^2} + 1} \right)}^2}}}\).
\(P'\left( 5 \right) = \frac{{ - 200.5}}{{{{\left( {{5^2} + 1} \right)}^2}}} = - \frac{{250}}{{169}}\).
Tốc độ thay đổi của huyết áp sau 5 giây kể từ khi máu rời tim là giảm \(\frac{{250}}{{169}}\).
Câu 14:
Giả sử một hạt chuyển động trên một trục thẳng đứng chiều dương hướng lên trên sao cho tọa độ của hạt (đơn vị: mét) tại thời điểm t (giây) là y = t3 – 12t + 3, (t ≥ 0). Quãng đường hạt đi được trong khoảng thời gian 0 < t < 3 là
</>
Đáp án đúng là: C
Ta có y(3) – y(0) = −6 – 3 = −9.
Vậy quãng đường hạt đi được là 9m.
Câu 15:
Một nhà sản xuất trung bình bán được 1000 ti vi màn hình phẳng mỗi tuần với giá 14 triệu đồng một chiếc. Một cuộc khảo sát thị trường chỉ ra rằng nếu cứ giảm giá bán 500 nghìn đồng, số lượng ti vi bán ra sẽ tăng thêm khoảng 100 ti vi mỗi tuần. Gọi p (triệu đồng) là giá của mỗi ti vi, x là số ti vi. Khi đó hàm cầu là:
Đáp án đúng là: A
p (triệu đồng) là giá của mỗi ti vi, x là số ti vi.
Theo giả thiết tốc độ thay đổi của x tỉ lệ với tốc độ thay đổi của p nên hàm số p = p(x) là hàm số bậc nhất. Do đó p(x) = ax + b (a ≠ 0)
Theo đề ta có: x1 = 1000 thì p1 = 14; x2 = 1100 thì p1 = 13,5.
Vì đường thẳng p = ax + b đi qua hai điểm (1000; 14) và (1100; 13,5) nên ta có hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l}1000a + b = 14\\1100a + b = 13,5\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - \frac{1}{{200}}\\b = 19\end{array} \right.\).
Vậy \(p = - \frac{1}{{200}}x + 19\).
Câu 16:
III. Vận dụng
Một vật chuyển động theo quy luật \(s = - \frac{1}{2}{t^{\rm{3}}}{\rm{ + 9}}{t^{\rm{2}}},\) với t (giây) là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động và s (mét) là quãng đường vật đi được trong thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian 10 giây, kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất của vật đạt được bằng bao nhiêu ?
Đáp án đúng là: D
Vận tốc chuyển động của vật: \(v(t) = s'(t) = - \frac{3}{2}{t^2} + 18t\) .
Xét hàm \(v(t) = - \frac{3}{2}{t^2} + 18t\) với \(t \in (0;10)\). Ta có \(v'(t) = - 3t + 18;\,\,\,v'(t) = 0 \Leftrightarrow t = 6.\)
Bảng biến thiên:
Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy vận tốc lớn nhất của vật trong khoảng 10 giây đầu là \(54\) m/s.
Câu 17:
Một người muốn xây một cái bể chứa nước, dạng một khối hộp chữ nhật không nắp có thể tích bằng \[288\,\,\,d{m^3}\]. Đáy bể là hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, giá thuê nhân công để xây bể là \[500\,000\] đồng/\({m^2}\). Nếu người đó biết xác định các kích thước của bể hợp lí thì chi phí thuê nhân công sẽ thấp nhất. Hỏi người đó trả chi phí thấp nhất để thuê nhân công xây dựng bể đó là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Gọi \(x\) chiều rộng của đáy bể \((x > 0)\).
Khi đó chiều dài của bể là \(2x.\)
Thể tích của bể: \(V = 288\,\,\,d{m^3} = 0,288\,\,\,{m^3}\) ,
mà \(V = x.2x.h \Rightarrow h = \frac{V}{{2{x^2}}} = \frac{{0,288}}{{2{x^2}}} = \frac{{0,144}}{{{x^2}}}\) .
Phần xây dựng của bể (trừ mặt trên của bể) có diện tích:
\(S = 2.hx + 2.h.2x + x.2x = 6hx + 2{x^2} = 6.\frac{{0,144}}{{{x^2}}}.x + 2{x^2} = \frac{{0,864}}{x} + 2{x^2}\).
Xét hàm số \(S(x) = \frac{{0,864}}{x} + 2{x^2}\,\,\,,x > 0.\)
Đạo hàm: \(y' = - \frac{{0,864}}{{{x^2}}} + 4x = \frac{{4{x^3} - 0,864}}{{{x^2}}};\,\,\,y' = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 0,864 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{5} = 0,6\,\,\,m.\)
Bảng biến thiên:
Vậy \({S_{Min}} = \frac{{54}}{{25}}\,\,\,{m^2} \Rightarrow \) Chi phí thấp nhất phải trả: \(\frac{{54}}{{25}}.500\,\,000 = 1\,\,080\,\,000\) đồng.
Câu 18:
Một tấm kẽm hình vuông \(ABCD\) có cạnh bằng \(30{\rm{ (cm)}}{\rm{.}}\) Người ta gập tấm kẽm theo hai cạnh \[EF\] và \(GH\) cho đến khi \(AD\) và \(BC\) trùng nhau như hình vẽ dưới đây để được một hình lăng trụ khuyết hai đáy. Giá trị của \(x\) để thể tích khối lăng trụ lớn nhất là
Đáp án đúng là: D
Gọi \(p\) là nửa chu vi tam giác \(DHF\).
Ta có: \(DF = CH = x,{\rm{ }}FH = 30 - 2x \Rightarrow p = 15.\)
Thể tích khối lăng trụ như hình vẽ là
\(V = {S_{\Delta FDH}}.EF = 30\sqrt {15(15 - x)(15 - x)(15 - 30 + 2x)} \)\( = 30\sqrt {15{{(15 - x)}^2}(2x - 15)} .\)
Xét hàm số \(f(x) = {(15 - x)^2}(2x - 15)\),\(x \in \left( {\frac{{15}}{2};15} \right)\).
\[f'(x) = - 2(15 - x)(2x - 15) + 2{(15 - x)^2} = - 2(15 - x)(3x - 30)\]; \(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 10\left( {TM} \right)\\x = 15\left( {KTM} \right)\end{array} \right.\).
Bảng biến thiên:
Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy: \(\mathop {\max }\limits_{\left( {\frac{{15}}{2};15} \right)} f(x) = 125\) khi \(x = 10.\)
Do đó thể tích khối lăng trụ như hình vẽ lớn nhất: \({V_{\max }} = 750\sqrt 3 {\rm{ (c}}{{\rm{m}}^3}).\) Khi đó: \(x = 10{\rm{ (cm)}}{\rm{.}}\)
Câu 19:
Khi nuôi cá thí nghiệm trong hồ, một nhà sinh vật học thấy rằng: Nếu trên mỗi đơn vị diện tích mặt hồ có \(n\) con cá thì trung bình mỗi con cá sau một vụ cân nặng \(P(n) = 480 - 20n\) (gam). Hỏi phải thả bao nhiêu cá trên một đơn vị diện tích của mặt hồ để sau một vụ thu hoạch cá đạt được tổng khối lượng lớn nhất?
Đáp án đúng là: A
Cân nặng của n con cá là f(n) = n.P(n) = −20n2 + 480n.
Bài toán trở thành tìm n để f(n) đạt giá trị lớn nhất với n > 0.
Có f'(n) = −40n +480; f'(n) = 0 n = 12.
Bảng biến thiên
Dựa vào bảng biến thiên ta suy n = 12.
Câu 20:
Trong một môi trường dinh dưỡng có 1000 vi khuẩn được cấy vào. Bằng thực nghiệm xác định được số lượng vi khuẩn tăng theo thời gian bởi qui luật \(N\left( t \right) = 1000 + \frac{{100t}}{{100 + {t^2}}}\) (con vi khuẩn), trong đó t là thời gian (đơn vị giây). Hãy xác định thời điểm sau khi thực hiện cấy vi khuẩn vào, số lượng vi khuẩn tăng lên lớn nhất là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: D
Ta có tốc độ phát triển của đàn vi khuẩn tại thời điểm t là:
\(N'\left( t \right) = \frac{{{{100}^2} - 100{t^2}}}{{{{\left( {100 + {t^2}} \right)}^2}}}\left( {\forall t > 0} \right)\).
Xét N'(t) = 0 t2 = 100 t = 10 (vì t > 0).
Lập bảng biến thiên ta được
Dựa vào bảng biến thiên ta có maxN(t) = N(10) = 1005.