Trắc nghiệm Toán 12 Kết nối tri thức Bài 9. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị có đáp án
Trắc nghiệm Toán 12 Kết nối tri thức Bài 9. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị có đáp án
-
55 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Gọi \({Q_1},{Q_2},{Q_3}\) là tứ phân vị thứ nhất, tứ phân vị thứ hai và thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm. Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là:
Đáp án đúng là: B
Khoảng tứ phân vị của mẫu ghép nhóm có công thức là: \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1}.\)
Câu 2:
Bảng sau thống kê khối lượng một quả cam được chọn ngẫu nhiên trong một thùng hàng.
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:
Đáp án đúng là: A
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: \(R = 90 - 80 = 10\) (gam).
Câu 3:
Một vườn thú ghi lại tuổi thọ (đơn vị: năm) của 20 con hổ và thu được kết quả như sau:
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm này là
Đáp án đúng là: C
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: \(R = 19 - 14 = 5.\)
Câu 4:
Một vườn thú ghi lại tuổi thọ (đơn vị: năm) của 20 con hổ và thu được kết quả như sau:
Nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là:
Đáp án đúng là: C
Ta có: \(\frac{n}{4} = \frac{{20}}{4} = 5\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là nhóm \(\left[ {16;17} \right).\)
Câu 5:
Doanh thu bán hàng trong 20 ngày được lựa chọn ngẫu nhiên của một cửa hàng được ghi lại ở bảng sau (đơn vị: triệu đồng).
Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu trên gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau?
Đáp án đúng là: B
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = \frac{{3.20}}{4} = 15\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là nhóm \(\left[ {9;11} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 9 + \frac{{15 - \left( {2 + 7} \right)}}{7}\left( {11 - 9} \right) = \frac{{75}}{7} \approx 10,71.\)
Vậy tứ phân vị thứ ba gần nhất với giá trị 11.
Sử dụng mẫu số liệu dưới đây trả lời các câu hỏi từ 6 đến 9.
Thầy Tuấn thống kê lại điểm trung bình cuối năm của các học sinh lớp 11A và 11B ở bảng sau:
Câu 6:
II. Thông hiểu
Nếu so sánh theo khoảng biến thiên thì học sinh lớp nào có điểm trung bình ít phân tán hơn?
Đáp án đúng là: B
Xét về khoảng biến thiên:
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu lớp 11A là: \({R_A} = 10 - 5 = 5\) (điểm).
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu lớp 11B là: \({R_B} = 10 - 6 = 4\) (điểm).
Vì \({R_B} < {R_A}\)nên học sinh lớp 11B có điểm trung bình ít phân tán hơn.
Câu 7:
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm lớp 11A là:
Đáp án đúng là: D
Xét mẫu số liệu ghép nhóm của lớp 11A, ta có:
Cỡ mẫu \({n_A} = 1 + 11 + 22 + 6 = 40\).
Có \(\frac{n}{4} = 10\) nên nhóm chưa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {7;8} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 7 + \frac{{10 - \left( {1 + 0} \right)}}{{11}}\left( {8 - 7} \right) = \frac{{86}}{{11}}.\)
Có \(\frac{{3n}}{4} = 30\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {8;9} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 8 + \frac{{30 - \left( {1 + 0 + 11} \right)}}{{22}}\left( {9 - 8} \right) = \frac{{97}}{{11}}.\)\[\]
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu lớp 11A là: \(\Delta {Q_A} = \frac{{97}}{{11}} - \frac{{86}}{{11}} = 1.\)
Câu 8:
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm lớp 11B gần nhất với giá trị nào dưới đây:
Đáp án đúng là: C
Xét mẫu số liệu ghép nhóm của học sinh lớp 11B:
Cỡ mẫu \({n_B} = 0 + 6 + 8 + 14 + 12 = 40\).
Có \(\frac{n}{4} = 10\) nên nhóm chưa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {7;8} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 7 + \frac{{10 - \left( {0 + 6} \right)}}{8}\left( {8 - 7} \right) = 7,5.\)
Có \(\frac{{3n}}{4} = 30\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {9;10} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 9 + \frac{{30 - \left( {0 + 6 + 8 + 14} \right)}}{{12}}\left( {10 - 9} \right) = \frac{{55}}{6}.\)
Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu lớp 11B là: \(\Delta {Q_B} = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{55}}{6} - 7,5 = \frac{5}{3} \approx 1,67.\)
Câu 9:
Nếu so sánh theo khoảng tứ phân vị thì học sinh lớp nào có điểm trung bình ít phân tán hơn?
Đáp án đúng là: A
Ta thấy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu lớp 11A là 1; khoảng tứ phân vị mẫu số liệu học sinh lớp 11B là 1,67 nên điểm trung bình lớp 11A ít phân tán hơn lớp 11B.
Câu 10:
Điểm kiểm tra giữa học kì 1 của một nhóm học sinh được thống kê như bảng sau:
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên:
Đáp án đúng là: A
Cỡ mẫu \(n = 3 + 5 + 10 + 6 + 2 = 26\).
Ta có: \(\frac{n}{4} = 6,5\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {6;7} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 6 + \frac{{6,5 - 3}}{5}\left( {7 - 6} \right) = 6,7.\)
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = 19,5\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {8;9} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 8 + \frac{{19,5 - \left( {3 + 5 + 10} \right)}}{6}\left( {9 - 8} \right) = 8,25\).
Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:
\(\Delta Q = 8,25 - 6,7 = 1,55\).
Câu 11:
Kiểm tra điện lượng của một số viên pin tiểu do một hãng sản xuất thu được kết quả sau.
Hãy tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm này ? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Đáp án đúng là: B
Cỡ mẫu \(n = 21 + 39 + 55 + 26 + 9 = 150.\)
Ta có: \(\frac{n}{4} = 37,5\) nên nhóm chứa tứ phân vị thức nhất là \(\left[ {0,95;1,0} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 0,95 + \frac{{37,5 - 21}}{{39}}\left( {1,0 - 0,95} \right) = \frac{{101}}{{104}}.\)
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = 112,5\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {1,0;1,05} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 1,0 + \frac{{112,5 - \left( {21 + 39} \right)}}{{55}}\left( {1,05 - 1,0} \right) = \frac{{461}}{{440}}.\)
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:
\(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{461}}{{440}} - \frac{{101}}{{104}} \approx 0,08.\)
Câu 12:
Thời gian chờ khám bệnh của các bệnh nhận tại phòng khám X được cho trong bảng sau:
Hãy tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm này ? (Làm tròn kết quả đến hàng phần chục).
Đáp án đúng là:
Cỡ mẫu \(n = 3 + 12 + 15 + 8 = 38.\)
Có \(\frac{n}{4} = 9,5\) nên tứ phân vị thứ nhất nằm trong nhóm \(\left[ {5;10} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 5 + \frac{{9,5 - 3}}{{12}}\left( {10 - 5} \right) = \frac{{185}}{{24}}.\)
Có \(\frac{{3n}}{4} = 28,5\) nên tứ phân vị thứ ba nằm trong nhóm \(\left[ {10;15} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 10 + \frac{{28,5 - \left( {3 + 12} \right)}}{{15}}\left( {15 - 10} \right) = 14,5.\)
Do đó, khoảng tứ phân vị là:
\(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = 14,5 - \frac{{185}}{{24}} \approx 6,8.\)
Câu 13:
Bảng dưới đây biểu diễn mẫu số liệu ghép nhóm về số tiền (đơn vị: nghìn đồng) mà 12 khách hàng mua sách ở một cửa hàng trong một ngày.
Xác định khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.
Đáp án đúng là: A
Ta có: \(\frac{n}{4} = 3\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {50;60} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 50 + \frac{{3 - 2}}{6}\left( {60 - 50} \right) = \frac{{155}}{3}.\)
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = 9\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {60;70} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 60 + \frac{{9 - \left( {2 + 6} \right)}}{4}\left( {70 - 60} \right) = 62,5.\)
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:
\(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = 62,5 - \frac{{155}}{3} = \frac{{65}}{6}\).
Câu 14:
Kết quả đo chiều cao của 200 cây keo 3 năm tuổi ở một nông trường được biểu diễn ở biểu đồ dưới đây:
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm cho bởi biểu đồ trên là (kết quả làm tròn đến chữ số hàng thập phân thứ hai):
Đáp án đúng là: A
Ta có bảng số liệu sau:
Ta có: \(\frac{n}{4} = 50\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {8,8;9,1} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 8,8 + \frac{{50 - 20}}{{35}}\left( {9,1 - 8,8} \right) = \frac{{317}}{{35}}.\)
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = 150\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {9,4;9,7} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 9,4 + \frac{{150 - \left( {20 + 35 + 60} \right)}}{{55}}\left( {9,7 - 9,4} \right) = \frac{{211}}{{22}}.\)
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:
\(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{211}}{{22}} - \frac{{317}}{{35}} = \frac{{411}}{{770}} \approx 0,53.\)
Câu 15:
Bảng sau biểu diễn mẫu số liệu ghép nhóm về độ tuổi của cư dân trong một khu phố.
Khi đó:
a) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: \(R = 60.\)
b) Tứ phân vị thứ nhất là: \({Q_1} = 35.\)
c) Tứ phân vị thứ ba là: \({Q_3} = \frac{{160}}{3}.\)
d) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: \(\Delta Q = \frac{{65}}{3}.\)
Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên là:
Đáp án đúng là: A
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: \(R = 80 - 20 = 60.\)
Ta có: \(\frac{n}{4} = 25\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {20;30} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 20 + \frac{{25 - 0}}{{25}}\left( {30 - 20} \right) = 30\).
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = 75\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {50;60} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 50 + \frac{{75 - \left( {20 + 20 + 25} \right)}}{{15}}\left( {60 - 50} \right) = \frac{{170}}{3}.\)
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: \(\Delta Q = \frac{{170}}{3} - 30 = \frac{{80}}{3}\).
Vậy chỉ có 1 mệnh đề đúng.
Câu 16:
III. Vận dụng
Kết quả khảo sát năng suất (đơn vị: tấn/ha) của một số thửa ruộng được minh họa ở biểu đồ sau:
Khi đó:
a) Có 25 thửa ruộng đuộc khảo sát.
b) Từ biểu đồ, ta có bảng tần số ghép nhóm của mẫu số liệu như sau:
c) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là 1,2 (tấn/ha).
d) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên là 0,4675.
Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên là:
Đáp án đúng là: D
Cỡ mẫu của mẫu số liệu là \(n = 3 + 4 + 6 + 5 + 5 + 2 = 25\) (thửa ruộng).
Từ biểu đồ ta có mẫu số liệu sau:
Khoảng biến thiên của mẫu số là: \(R = 6,7 - 5,5 = 1,2\) (tấn/ha).
Ta có: \(\frac{n}{4} = 6,25\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {5,7;5,9} \right)\).
Do đó, \({Q_1} = 5,7 + \frac{{6,25 - 3}}{4}.\left( {5,9 - 5,7} \right) = 5,8625.\)
Ta có: \(\frac{{3n}}{4} = 18,75\) nên nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {6,3;6,5} \right)\).
Do đó, \({Q_3} = 6,3 + \frac{{18,75 - \left( {3 + 4 + 6 + 5} \right)}}{5}\left( {6,5 - 6,3} \right) = 6,33\).
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = 6,33 - 5,8625 = 0,4675.\)
Vậy cả 4 ý đề đúng.
Câu 17:
Bốn bạn Ánh, Ba, Châu, Dũng cùng là thành viên của một câu lạc bộ rubik. Trong một lần luyện tập rubik với nhau, mỗi bạn đã cùng giải rubik 30 lần liên tiếp và thống kê kết quả lại ở bảng sau:
Nếu so sánh theo khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm thì bạn nào có tốc độ giải rubik đồng đều nhất?
Đáp án đúng là: D
Ta có: \(\frac{n}{4} = 7,5\) và \(\frac{{3n}}{4} = 22,5.\)
Với bạn Ánh:
Nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {8;10} \right)\) nên
\({Q_1} = 8 + \frac{{7,5 - 1}}{8}.\left( {10 - 8} \right) = \frac{{77}}{8}.\)
Nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {14;16} \right)\) nên
\({Q_3} = 14 + \frac{{22,5 - \left( {1 + 8 + 5 + 7} \right)}}{9}\left( {16 - 14} \right) = \frac{{43}}{3}.\)
Khoảng tứ phân vị là:\(\Delta Q = \frac{{43}}{3} - \frac{{77}}{8} = \frac{{113}}{{24}} \approx 4,71\).
Với bạn Ba :
Nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {8;10} \right)\) nên
\({Q_1} = 8 + \frac{{7,5 - 4}}{8}.\left( {10 - 8} \right) = \frac{{71}}{8}.\)
Nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {12;14} \right)\) nên
\({Q_3} = 12 + \frac{{22,5 - \left( {4 + 8 + 5} \right)}}{6}\left( {14 - 12} \right) = \frac{{83}}{6}.\)
Khoảng tứ phân vị là: \(\Delta Q = \frac{{83}}{6} - \frac{{71}}{8} = \frac{{119}}{{24}} \approx 4,96\).
Với bạn Châu:
Nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {10;12} \right)\) nên
\({Q_1} = 10 + \frac{{7,5 - \left( {5 + 1} \right)}}{6}.\left( {12 - 10} \right) = 10,5.\)
Nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {14;16} \right)\) nên
\({Q_3} = 14 + \frac{{22,5 - \left( {5 + 1 + 6 + 5} \right)}}{{13}}\left( {16 - 14} \right) = \frac{{193}}{{13}}.\)
Khoảng tứ phân vị là: \(\Delta Q = \frac{{193}}{{13}} - 10,5 = \frac{{113}}{{26}} \approx 4,35.\)
Với bạn Dũng:
Nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \(\left[ {8;10} \right)\) là:
\({Q_1} = 8 + \frac{{7,5 - 2}}{6}.\left( {10 - 8} \right) = \frac{{59}}{6}.\)
Nhóm chứa tứ phân vị thứ ba là \(\left[ {14;16} \right)\) là:
\({Q_3} = 14 + \frac{{22,5 - \left( {2 + 6 + 6 + 8} \right)}}{8}\left( {16 - 14} \right) = \frac{{113}}{8}.\)
Khoảng tứ phân vị là: \(\Delta Q = \frac{{113}}{8} - \frac{{59}}{6} = \frac{{103}}{{24}} \approx 4,29.\)
Nếu so sánh theo khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm thì bạn Dũng có tốc độ giải rubik đồng đều nhất (ít phân tán nhất).
Câu 18:
Thống kê chiều cao của một số cây bạch đàn giống 1 tháng tuổi của 4 nông trường được cho bởi bảng sau:
Nếu xét theo khoảng tứ phân vị thì cây bạch đàn giống 1 tháng tuổi ở nông trường nào có chiều cao đồng đều nhất ?
Đáp án đúng là: A
Cỡ mẫu: \({n_A} = 40,{n_B} = 38,{n_C} = 43,{n_D} = 39.\)
Với nông trường A:
Ta có: \(\frac{n}{4} = 10\) nên \({Q_1} \in \left[ {7;9} \right)\), do đó \({Q_1} = 7 + \frac{{10 - 5}}{8}.\left( {9 - 7} \right) = 8,25.\)
\(\frac{{3n}}{4} = 30\) nên \({Q_3} \in \left[ {11;13} \right)\), do đó \({Q_3} = 11 + \frac{{30 - \left( {5 + 8 + 16} \right)}}{8}.\left( {13 - 11} \right) = 11,25.\)
Suy ra \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = 3.\)
Với nông trường B:
Ta có: \(\frac{n}{4} = 9,5\) nên \({Q_1} \in \left[ {7;9} \right)\), do đó \({Q_1} = 7 + \frac{{9,5 - 5}}{{10}}.\left( {9 - 7} \right) = 7,9.\)
\(\frac{{3n}}{4} = 28,5\) nên \({Q_3} \in \left[ {11;13} \right)\), do đó \({Q_3} = 11 + \frac{{28,5 - \left( {5 + 8 + 10} \right)}}{9}.\left( {13 - 11} \right) = \frac{{110}}{9}.\)
Suy ra \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{389}}{{90}} \approx 4,32.\)
Với nông trường C:
Ta có: \(\frac{n}{4} = 10,75\) nên \({Q_1} \in \left[ {5;7} \right)\), do đó \({Q_1} = 5 + \frac{{10,75 - 0}}{{13}}.\left( {7 - 5} \right) = \frac{{173}}{{26}}.\)
\(\frac{{3n}}{4} = 32,25\) nên \({Q_3} \in \left[ {11;13} \right)\), do đó \({Q_3} = 11 + \frac{{32,25 - \left( {13 + 9 + 9} \right)}}{3}.\left( {13 - 11} \right) = \frac{{71}}{6}.\)
Suy ra \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{202}}{{39}} \approx 5,18.\)
Với nông trường D:
Ta có: \(\frac{n}{4} = 9,75\) nên \({Q_1} \in \left[ {7;9} \right)\), do đó \({Q_1} = 7 + \frac{{9,75 - 3}}{{12}}.\left( {9 - 7} \right) = 8,125.\)
\(\frac{{3n}}{4} = 29,25\) nên \({Q_3} \in \left[ {11;13} \right)\), do đó \({Q_3} = 11 + \frac{{29,25 - \left( {3 + 12 + 8} \right)}}{{12}}.\left( {13 - 11} \right) = \frac{{289}}{{24}}.\)
Suy ra \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{47}}{{12}} \approx 3,92.\)
Từ các khoảng tứ phân vị, thấy nông trường A đồng đều nhất.
Câu 19:
Biểu đồ dưới đây thống kê thời gian tập thể dục buổi sáng mỗi ngày trong tháng 9/2022 của bác Bình và bác An.
Xét các mệnh đề dưới đây:
a) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian tập thể dục buổi sáng của bác Bình là 25 (phút).
b) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian tập thể dục buổi sáng của bác Bình là \(\Delta Q = 2.\)
c) Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian tập thể dục buổi sáng của bác An là \({Q_3} = \frac{{455}}{{16}}\).
d) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian tập thể dục buổi sáng mỗi ngày của bác An lớn hơn bác Bình.
Số mệnh đề đúng là:
Đáp án đúng là: A
Khoảng biến thiên về thời gian tập thể dục của Bác Bình là: \(R = 40 - 15 = 25\) (phút).
Từ đồ thị, ta có bảng số liệu sau:
Với mẫu số liệu ghép nhóm của bác Bình, ta có:
\(\frac{n}{4} = \frac{{30}}{4} = 7,5\) nên \({Q_1} \in \left[ {20;25} \right)\) do đó \({Q_1} = 20 + \frac{{7,5 - 5}}{{12}}\left( {25 - 20} \right) = \frac{{505}}{{24}}.\)
\(\frac{{3n}}{4} = \frac{{3.30}}{4} = 22,5\) nên \({Q_3} \in \left[ {25;30} \right)\) do đó \({Q_3} = 25 + \frac{{22,5 - \left( {5 + 12} \right)}}{8}\left( {30 - 25} \right) = \frac{{455}}{{16}}\).
Do đó, \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{355}}{{48}} \approx 7,4.\)
Với mẫu số liệu ghép nhóm của bác An, ta có:
\(\frac{n}{4} = \frac{{30}}{4} = 7,5\) nên \({Q_1} \in \left[ {20;25} \right)\) do đó \({Q_1} = 20 + \frac{{7,5 - 0}}{{25}}\left( {25 - 20} \right) = 21,5.\)
\(\frac{{3n}}{4} = \frac{{3.30}}{4} = 22,5\) nên \({Q_3} \in \left[ {20;25} \right)\) do đó \({Q_3} = 20 + \frac{{22,5 - 0}}{{25}}\left( {25 - 20} \right) = 24,5.\)
Do đó, \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = 3.\)
Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm về số ngày tập thể dục của bác Bình lớn hơn bác An.
Vậy chỉ có 1 ý đúng.
Câu 20:
Hằng ngày ông Thắng đều đi xe buýt từ nhà đến cơ quan. Dưới đây là bảng thống kê thời gian của 100 lần ông Thắng đi xe buýt từ nhà đến cơ quan.
Khi đó:
a) Cỡ mẫu \(n = 100.\)
b) Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là \({Q_1} = \frac{{683}}{{38}}.\)
c) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là \(\Delta Q = \frac{{515}}{{114}}.\)
d) Biết rằng trong 100 lần đi trên, chỉ có đúng lần một lần ông Thắng đi hết hơn 29 phút. Thời gian của lần đi đó là giá trị ngoại lệ của mẫu số liệu ghép nhóm.
Số mệnh đề đúng là:
Đáp án đúng là: B
Cỡ mẫu là \(n = 100.\)
Ta có: \(\frac{n}{4} = \frac{{100}}{4} = 25\) nên \({Q_1} \in \left[ {18;21} \right)\) do đó \({Q_1} = 18 + \frac{{25 - 22}}{{38}}\left( {21 - 18} \right) = \frac{{693}}{{38}}.\)
\(\frac{{3n}}{4} = \frac{{3.100}}{4} = 75\) nên \({Q_3} \in \left[ {21;24} \right)\) do đó \({Q_3} = 21 + \frac{{75 - \left( {22 + 38} \right)}}{{27}}\left( {24 - 21} \right) = \frac{{68}}{3}.\)
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là \(\Delta Q = {Q_3} - {Q_1} = \frac{{505}}{{114}} \approx 4,43.\)
Ta có: \({Q_3} + 1,5\Delta Q = \frac{{6683}}{{228}} < 30\) nên thời gian của ông Thắng đi hết hơn 29 phút là giá trị ngoại lệ của mẫu số liệu ghép nhóm.
Vậy có 2 ý đúng là a và d.
</>