- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
- Đề số 86
- Đề số 87
- Đề số 88
- Đề số 89
- Đề số 90
- Đề số 91
- Đề số 92
- Đề số 93
- Đề số 94
- Đề số 95
- Đề số 96
- Đề số 97
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 77)
-
10229 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho tam giác đều ABC. Mệnh đề nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: A
Vì tam giác ABC đều nên \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {BC} \) không cùng phương và \(\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {BC} \) không cùng phương
Suy ra \(\overrightarrow {AB} \ne \overrightarrow {BC} \)
Do đó đáp án A sai
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 2:
Một hộp đựng 11 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 11. Chọn ngẫu nhiên 6 tấm thẻ. Gọi P là xác suất để tổng số ghi trên 6 tấm thẻ ấy là một số lẻ. Khi đó P bằng:
Đáp án đúng là: D
Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = C_{11}^6 = 462\)
Gọi A: “Tổng số ghi trên 6 tấm thẻ ấy là một số lẻ”
Từ 1 đến 11 có 6 số lẻ và 5 số chẵn. Để có tổng là một số lẻ ta có 3 trường hợp.
Trường hợp 1: Chọn được 1 thẻ mang số lẻ và 5 thẻ mang số chẵn có: \(6.C_5^5 = 6\) cách
Trường hợp 2: Chọn được 3 thẻ mang số lẻ và 3 thẻ mang số chẵn có: \(C_6^3.C_5^3 = 200\) cách
Trường hợp 3: Chọn được 5 thẻ mang số lẻ và 1 thẻ mang số chẵn có: \(C_6^5.5 = 30\) cách
Do đó n(A) = 6 + 200 + 30 = 236
Ta có \(P\left( A \right) = \frac{{236}}{{462}} = \frac{{118}}{{231}}\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 3:
Đạo hàm của hàm số y = x + ln2x là:
Đáp án đúng là: A
Ta có: y = x + ln2x
\(y' = \left( {x + {{\ln }^2}x} \right)' = x' + \left( {{{\ln }^2}x} \right)' = 1 + 2\ln {\rm{x}}\left( {\ln {\rm{x}}} \right)' = 1 + \frac{{2\ln {\rm{x}}}}{x}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 4:
Hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 16} \right)^{ - 5}} - \ln \left( {24 - 5{\rm{x}} - {x^2}} \right)\) có tập xác định là:
Đáp án đúng là: C
Điều kiện xác định của hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 16} \right)^{ - 5}} - \ln \left( {24 - 5{\rm{x}} - {x^2}} \right)\) là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 16 \ne 0\\24 - 5{\rm{x}} - {x^2} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \pm 4\\\left( {x - 3} \right)\left( {x + 8} \right) < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne - 4\\ - 8 < x < 3\end{array} \right.\)
Suy ra D = (–8; 3) \ {–4}
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 5:
Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp hình lập phương có cạnh bằng a.
Đáp án đúng là: D
Vì tam giác B’C’D’ vuông tại C’ nên \(B'D' = \sqrt {B'C{'^2} + D'C{'^2}} = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \)
Khối trụ ngoại tiếp hình lập phương có cạnh bằng a thì bán kính đáy \[{\rm{R}} = O'D' = \frac{{B'D'}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\] và chiều cao h = a
Thể tích của khối trụ ngoại tiếp hình lập phương đó là:
\(V = \pi {R^2}h = \pi .{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2}.a = \frac{{\pi {a^3}}}{2}\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 6:
Rút gọn \[{\rm{A}} = \frac{{\sqrt {\sqrt 7 - \sqrt 3 } - \sqrt {\sqrt 7 + \sqrt 3 } }}{{\sqrt {\sqrt 7 - 2} }}\].
Ta có:
\[\begin{array}{l}\sqrt {\sqrt 7 - 2} > 0\\\sqrt {\sqrt 7 - \sqrt 3 } < \sqrt {\sqrt 7 + \sqrt 3 } \Leftrightarrow \sqrt {\sqrt 7 - \sqrt 3 } - \sqrt {\sqrt 7 + \sqrt 3 } < 0\\ \Rightarrow A < 0\end{array}\]
Xét \[{{\rm{A}}^2} = {\left( {\frac{{\sqrt {\sqrt 7 - \sqrt 3 } - \sqrt {\sqrt 7 + \sqrt 3 } }}{{\sqrt {\sqrt 7 - 2} }}} \right)^2}\]
\[{{\rm{A}}^2} = \frac{{\sqrt 7 - \sqrt 3 + \sqrt 7 + \sqrt 3 - 2\sqrt {\left( {\sqrt 7 - \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 7 + \sqrt 3 } \right)} }}{{\sqrt 7 - 2}}\]
\[{{\rm{A}}^2} = \frac{{2\sqrt 7 - 2\sqrt 4 }}{{\sqrt 7 - 2}}\]
\[{{\rm{A}}^2} = \frac{{2\sqrt 7 - 2\sqrt 4 }}{{\sqrt 7 - 2}} = \frac{{2\left( {\sqrt 7 - 2} \right)}}{{\sqrt 7 - 2}} = 2\]
Mà A < 0 nên \[{\rm{A}} = - \sqrt 2 \]
Vậy \[{\rm{A}} = - \sqrt 2 \].
Câu 7:
Cho số phức \[{\rm{z}} = 1 + \sqrt 3 i\]. Khi đó:
Đáp án đúng là: D
Ta có \[{\rm{z}} = 1 + \sqrt 3 i \Rightarrow \frac{1}{z} = \frac{1}{{1 + \sqrt 3 i}} = \frac{{1 - \sqrt 3 i}}{{\left( {1 + \sqrt 3 i} \right)\left( {1 - \sqrt 3 i} \right)}} = \frac{{1 - \sqrt 3 i}}{{1 - 3{i^2}}} = \frac{{1 - \sqrt 3 i}}{4} = \frac{1}{4} - \frac{{\sqrt 3 }}{4}i\]
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 8:
Tọa độ đỉnh I của đồ thị hàm số là:
\(I\left( {\frac{{ - b}}{{2{\rm{a}}}};\frac{{ - \Delta }}{{4{\rm{a}}}}} \right) = I\left( {\frac{{ - b}}{{2{\rm{a}}}};\frac{{ - {b^2} + 4{\rm{a}}c}}{{4{\rm{a}}}}} \right) = I\left( {\frac{6}{2};\frac{{ - {6^2} + 4.5}}{4}} \right) = I\left( {3; - 4} \right)\)
Vậy I(3;– 4) là đỉnh của đồ thị hàm số y = x2 – 6x + 5.
Câu 9:
Trong không gian với hệ tọa Oxyz, cho vectơ \(\overrightarrow a = \left( {1; - 2;4} \right),\overrightarrow b = \left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) cùng phương với vectơ \(\overrightarrow a \). Biết vectơ \(\overrightarrow b \) tạo với tia Oy một góc nhón và \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt {21} \). Giá trị của tổng x0 + y0 + z0 bằng:
Đáp án đúng là: A
Do \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) cùng phương và nên \(\overrightarrow b = k\overrightarrow a \) (k ≠ 0) ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = k\\{y_0} = - 2k\\{z_0} = 4k\end{array} \right.\)
Suy ra: \(\frac{{{x_0}}}{1} = \frac{{{y_0}}}{{ - 2}} = \frac{{{z_0}}}{4} = \frac{{{x_0} + {y_0} + {z_0}}}{{1 - 2 + 4}} = \frac{{{x_0} + {y_0} + {z_0}}}{3}\)
Do đó: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = \frac{1}{3}\left( {{x_0} + {y_0} + {z_0}} \right)\\{y_0} = - \frac{2}{3}\left( {{x_0} + {y_0} + {z_0}} \right)\\{z_0} = \frac{4}{3}\left( {{x_0} + {y_0} + {z_0}} \right)\end{array} \right.\)
Theo giả thiết vectơ \(\overrightarrow b \) tạo với tia Oy một góc nhọn nên \(\overrightarrow b .\overrightarrow j > 0;\overrightarrow j = \left( {0;1;0} \right)\)
Suy ra y0 > 0
Mà \({y_0} = - \frac{2}{3}\left( {{x_0} + {y_0} + {z_0}} \right)\) nên x0 + y0 + z0 < 0
Lại có \(\left| {\overrightarrow b } \right| = \sqrt {21} \)
Suy ra \(\sqrt {x_0^2 + y_0^2 + z_0^2} = \sqrt {\frac{{21}}{9}{{\left( {{x_0} + {y_0} + {z_0}} \right)}^2}} \Rightarrow {\left( {{x_0} + {y_0} + {z_0}} \right)^2} = 9\)
Mà x0 + y0 + z0 < 0 nên x0 + y0 + z0 = –3
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 10:
Trong mặt phẳng Oxy cho \(\overrightarrow a \left( {1;3} \right)\) và \(\overrightarrow b \left( { - 2;1} \right)\). Tích vô hướng \(\overrightarrow a .\overrightarrow b \) là:
Đáp án đúng là: C
Ta có: \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 1.\left( { - 2} \right) + 3.1 = 1\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 11:
Một người chọn ngẫu nhiên hai chiếc giày từ bốn đôi giày cỡ khác nhau. Tính xác suất để hai chiếc chọn được tạo thành một đôi.
Không gian mẫu là kết quả của việc chọn ngẫu nhiên 2 chiếc giày trong số 8 chiếc giày
Suy ra \(n\left( \Omega \right) = C_8^2 = 28\)
Gọi biến cố A: “ Chọn được 2 chiếc tạo thành một đôi”
Suy ra n(A) = 4 (Vì có 4 đôi)
Xác suất để hai chiếc chọn được tạo thành một đôi là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{4}{{28}} = \frac{1}{7}\).
Câu 12:
Đỉnh của parabol y = x2 + x + m nằm trên đường thẳng \(y = \frac{3}{4}\) nếu m bằng:
Đáp án đúng là: D
Đỉnh của parabol y = x2 + x + m nằm trên đường thẳng \(y = \frac{3}{4}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{ - {b^2} + 4{\rm{a}}c}}{{4{\rm{a}}}} = \frac{3}{4}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{ - 1 + 4m}}{4} = \frac{3}{4}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow - 4 + 16m = 12\\ \Leftrightarrow 16m = 16\\ \Leftrightarrow m = 1\end{array}\)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 13:
Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \({\log _{2 - \sqrt 3 }}\left( {2{\rm{x}} - 1} \right) < {\log _{2 - \sqrt 3 }}\left( {3{\rm{x}} - 2} \right)\).
Đáp án đúng là: D
Điều kiện xác định \(\left\{ \begin{array}{l}2{\rm{x}} - 1 > 0\\3{\rm{x}} - 2 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > \frac{1}{2}\\x > \frac{2}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow x > \frac{2}{3}\)
Ta có: \({\log _{2 - \sqrt 3 }}\left( {2{\rm{x}} - 1} \right) < {\log _{2 - \sqrt 3 }}\left( {3{\rm{x}} - 2} \right)\)
⇔ 2x – 1 < 3x – 2
⇔ 2x – 3x < 1 – 2
⇔ x > 1 (thỏa mãn)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 14:
Có ba chiếc hộp, mỗi chiếc hộp chứa ba chiếc thẻ được đánh số 1, 2, 3. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ. Xác suất để ba cái thẻ được rút ra có tổng bẳng 6 là?
Đáp án đúng là: C
Ta có n(Ω) = 33 = 27
Để rút từ mỗi hộp một cái thẻ mà tổng ba thẻ bẳng 6 thì phải rút được 3 tấm thẻ là bộ (1; 2; 3) hoặc (2; 2; 2)
Có 6 cách để rút được 3 tấm thẻ là bộ (1; 2; 3) và 1 cách rút được 3 tấm thẻ là bộ (2; 2; 2)
Suy ra n(A) = 7
Xác suất để ba cái thẻ được rút ra có tổng bẳng 6 là \(P\left( A \right) = \frac{7}{{27}}\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 15:
Cho đường tròn tâm O bán kính 3 cm. Từ một điểm A cách O là 5 cm vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm).
a) Chứng minh AO vuông góc với BC
b) Kẻ đường kính BD. Chứng minh rằng DC song song với OA
c) Tính chu vi và diện tích tam giác ABC.
d) Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với BD, đường thẳng này cắt tia DC tại E. Đường thẳng AE và OC cắt nhau ở I; đường thẳng OE và AC cắt nhau ở G. Chứng minh IG là trung trực của đoạn thẳng OA.
a) Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A nên AB = AC và AO là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\)
Do đó ∆ABC cân tại A có AO là phân giác đồng thời là đường cao, hay AO ⊥ BC.
b) Vì ∆BCD nội tiếp đường tròn (O) nên ∆BCD vuông tại C
Do đó CD ⊥ BC
Mà AO ⊥ BC nên CD // AO.
c) Vì ∆AOB vuông tại B nên theo định lý Pythagore có:
\[AB = \sqrt {A{O^2} - B{O^2}} = \sqrt {{5^2} - {3^2}} = 4\]
Gọi H là giao điểm của AO và BC.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABO có:
⦁ AB2 = AH . AO \( \Rightarrow AH = \frac{{A{B^2}}}{{AO}} = \frac{{16}}{5} = 3,2\)
⦁ \(\frac{1}{{B{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{B{O^2}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{B{H^2}}} = \frac{1}{{{4^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}}\). Suy ra BH = 2,4
Do đó BC = 2AH = 2 . 2,4 = 4,8
Chu vi tam giác ABC là: AB + AC + BC = 4 + 4 + 4,8 = 12,8 (cm).
Diện tích tam giác ABC là \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AH.BC = \frac{1}{2}.3,2.4,8 = 7,68\) (cm2).
d) Vì AO // CD nên \(\widehat {BOA} = \widehat {O{\rm{D}}E}\) (hai góc đồng vị)
Xét ∆ABO và ∆EOD có
\(\widehat {ABO} = \widehat {EO{\rm{D}}}\left( { = 90^\circ } \right)\);
BO = DO;
\(\widehat {BOA} = \widehat {O{\rm{D}}E}\) (chứng minh trên)
Suy ra ∆ABO = ∆EOD (g.c.g)
Do đó AB = EO (hai cạnh tương ứng)
Mà AB // EO (vì cùng vuông góc với BD)
Nên ABOE là hình bình hành
Lại có \(\widehat {AOB} = 90^\circ \) nên hình bình hành ABOE là hình chữ nhật.
Suy ra \(\widehat {A{\rm{E}}O} = 90^\circ \) hay OE ⊥ AI
Xét tam giác AIO có hai đường cao OE và AC cắt nhau tại G
Suy ra G là trực tâm, nên OA ⊥ GI
Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A nên OA là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\)
Do đó \(\widehat {I{\rm{O}}A} = \widehat {BOA}\)
Mà \(\widehat {O{\rm{D}}E} = \widehat {BOA}\) suy ra \(\widehat {I{\rm{O}}A} = \widehat {ODE}\) (1)
Ta có EO ⊥ AI, EO ⊥ OD suy ra AE // OD
Mà AO // ED nên AODE là hình bình hành
Suy ra \(\widehat {O{\rm{D}}E} = \widehat {OA{\rm{E}}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {I{\rm{O}}A} = \widehat {OAE}\)
Do đó tam giác AOI cân tại I
Lại có IG là đường cao
Suy ra IG là đường trung trực của AO
Vậy IG là đường trung trực của AO.
Câu 16:
Tìm nghiệm dương nhỏ nhất x0 của \(3\sin 3{\rm{x}} - \sqrt 3 cos9{\rm{x}} = 1 + 4{\sin ^3}3{\rm{x}}\).
Đáp án đúng là: B
Ta có: \(3\sin 3{\rm{x}} - \sqrt 3 cos9{\rm{x}} = 1 + 4{\sin ^3}3{\rm{x}}\)
\( \Leftrightarrow \left( {3\sin 3{\rm{x}} - 4{{\sin }^3}3{\rm{x}}} \right) - \sqrt 3 cos9{\rm{x}} = 1\)
\( \Leftrightarrow \sin 9x - \sqrt 3 cos9{\rm{x}} = 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin 9x - \frac{{\sqrt 3 }}{2}cos9{\rm{x}} = \frac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow cos\frac{\pi }{3}\sin 9x - \sin \frac{\pi }{3}cos9{\rm{x}} = \frac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow \sin \left( {9x - \frac{\pi }{3}} \right) = \frac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow \sin \left( {9x - \frac{\pi }{3}} \right) = \sin \frac{\pi }{6}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}9{\rm{x}} - \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\9{\rm{x}} - \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{{18}} + \frac{{k2\pi }}{9}\\x = \frac{{7\pi }}{{54}} + \frac{{k2\pi }}{9}\end{array} \right.\)
Vì x > 0 nên \(\left[ \begin{array}{l}\frac{\pi }{{18}} + \frac{{k2\pi }}{9} > 0\\\frac{{7\pi }}{{54}} + \frac{{k2\pi }}{9} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\pi + 4k\pi > 0\\7\pi + 12k\pi > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}k > \frac{{ - 1}}{4}\\k > \frac{{ - 7}}{{12}}\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{k_{\min }} = 0\\{k_{\min }} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{{18}}\\x = \frac{{7\pi }}{{54}}\end{array} \right.\)
Mà \(\frac{\pi }{{18}} < \frac{{7\pi }}{{54}}\) suy ra giá trị nghiệm dương nhỏ nhất là \[{{\rm{x}}_0} = \frac{\pi }{{18}}\]
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 17:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình: 2sin2 2x + 3sin2x + m – 1 = 0 có đúng 2 nghiệm thuộc \(\left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\).
Xét f(x, m) = : 2sin2 2x + 3sin2x + m – 1 = 0
Coi phương trình trên là phương trình bậc hai với ẩn là: sin2x, ta có
\(\Delta = {3^2} - 2 \cdot (m - 1) = 9 - 2m + 2 = 11 - 2m\)
Để phương trình có hai nghiệm
\( \Leftrightarrow \Delta > 0 \Leftrightarrow 11 - 2m > 0 \Leftrightarrow m < \frac{{11}}{2}\)
Áp dụng hệ thức Vi – ét, ta có:
\(S = {x_1} + {x_2} = \frac{3}{2}\)
Ta có:\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{a_f} = 2}\\{f(0) = m - 1}\\{f\left( {\frac{\pi }{4}} \right) = m + 4}\end{array}} \right.\)
Để phương trình đã cho có hai nghiệm x thuộc \(\left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right] \Leftrightarrow 0 \le {x_1} < {x_2} \le \frac{\pi }{4}\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{a_f}.f(0) \ge 0}\\{{a_f}.f\left( {\frac{\pi }{4}} \right) \ge 0}\\{0 \le \frac{S}{2} \le \frac{\pi }{4}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2\left( {m - 1} \right) \ge 0}\\{2\left( {m + 4} \right) \ge 0}\\{0 \le \frac{{\frac{3}{2}}}{2} \le \frac{\pi }{4}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 1 \ge 0\\m + 4 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ge 1\\m \ge - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ge 1\)
Mà \(m < \frac{{11}}{2}\) suy ra \(m \in \left[ {1;\left. {\frac{{11}}{2}} \right)} \right.\)
Mặt khác m ∈ Z nên m ∈ {1; 2; 3; 4; 5}
Vậy có 5 giá trị nguyên của m là 1; 2; 3; 4; 5.
Câu 18:
Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số: 7; 15; 106; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời.
Vì S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số nên tập S là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 100.
Do đó: S = {x| x là số tự nhiên và 9 < x < 100}.
Nhận thấy: 15; 99 là phần tử của S, 7; 106 không là phần tử của S
Vậy: 7 ∉ S; 15 ∈ S; 106 ∉ S; 99 ∈ S.
Câu 19:
Biết phương trình \({9^x} - {2^{x + \frac{1}{2}}} = {2^{x + \frac{3}{2}}} - {3^{2{\rm{x}} - 1}}\) có nghiệm là a.
Tính giá trị biểu thức \[P = a + \frac{1}{2}{\log _{\frac{9}{2}}}2\].
Đáp án đúng là: B
Ta có: \({9^x} - {2^{x + \frac{1}{2}}} = {2^{x + \frac{3}{2}}} - {3^{2{\rm{x}} - 1}}\)
\( \Leftrightarrow {9^x} + \frac{{{9^x}}}{3} = 2\sqrt 2 {.2^x} + \sqrt 2 {.2^x}\)
\( \Leftrightarrow \frac{4}{3}{.9^x} = 3\sqrt 2 {.2^x}\)
\( \Leftrightarrow {\left( {\frac{9}{2}} \right)^x} = \frac{{9\sqrt 2 }}{4}\)
\( \Leftrightarrow x = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\frac{9}{2}}}\frac{{9\sqrt 2 }}{4} \Rightarrow a = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\frac{9}{2}}}\frac{{9\sqrt 2 }}{4}\)
\( \Rightarrow P = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\frac{9}{2}}}\frac{{9\sqrt 2 }}{4} + \frac{1}{2}{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\frac{9}{2}}}2 = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\frac{9}{2}}}\left( {\frac{{9\sqrt 2 }}{4}{\rm{\;}} \cdot \sqrt 2 } \right) = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\frac{9}{2}}}\frac{9}{2} = 1\)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 20:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Cho hai đường thẳng ∆1 và ∆2 lần lượt có phương trình x – 2y + 1 = 0 và x – 2y + 4 = 0, điểm I(2; 1). Phép vị tự tâm I tỉ số k biến đường thằng ∆1 thành ∆2 khi đó giá trị của k là:
Đáp án đúng là: D
Lấy \(A( - 1;0) \in {\Delta _1}\), gọi A’(x; y) là ảnh của A qua phép vị tự tâm I tỉ số k ta có: \(\overrightarrow {IA'} = k\overrightarrow {IA} \)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow (x - 2;y - 1) = k( - 3; - 1)\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x - 2 = - 3k}\\{y - 1 = - k}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = - 3k + 2}\\{y = - k + 1}\end{array}} \right.} \right.\\ \Rightarrow A'( - 3k + 2; - k + 1)\end{array}\)
Ta có: \({V_{(I;k)}}\left( {{\Delta _1}} \right) = {\Delta _2},{V_{(I;k)}}(A) = A' \Rightarrow A' \in {\Delta _2}\)
Thay tọa độ điểm A’ vào phương trình đường thẳng ∆2 ta có:
\(\begin{array}{l} - 3k + 2 - 2( - k + 1) + 4 = 0\\ \Leftrightarrow - k + 4 = 0\\ \Leftrightarrow k = 4\end{array}\)
Vậy đáp án cần chọn là D.
Câu 21:
Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1; 1). Điểm nào sau đây là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc quay 45°.
Đáp án đúng là: A
Điểm M’ = Q(O; 45°)(M) được biểu diễn trên hình vẽ trên.
Khi đó OM’ = OM và \(\widehat {MOM'} = 45^\circ \)
Do M(1; 1) nên OM là đường chéo của hình vuông OHMK có độ dài cạnh bằng 1
Hình vuông có cạnh bằng 1 thì đường chéo bằng \(\sqrt 2 \), do đó \(OM = \sqrt 2 \)
Suy ra \(OM' = \sqrt 2 \)
Mặt khác \(\widehat {MOH} = 45^\circ \) do đường chéo OM là đường phân giác của \(\widehat {HOK} = 90^\circ \)
Suy ra OH và OM’ trùng nhau hay M’ nằm trên trục tung.
Do đó \[M'\left( {0;\sqrt 2 } \right)\]
Vậy ta chọn đáp án A.
2997. trong mặt phẳng với hệ tọa độ , hãy viết phương trình đường thẳng là ảnhCâu 22:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: 3x – y + 2 = 0. Viết phương trình đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép quay tâm O góc quay –90°.
Đáp án đúng là: B
Qua phép quay tâm O góc quay –90° đường thẳng d biến thành đường thẳng d′ vuông góc với d
Phương trình đường thẳng d′ có dạng: x + 3y + m = 0
Lấy A(0; 2) ∈ d. Qua phép quay tâm O góc quay –90°, điểm A(0; 2) biến thành điểm B(2; 0) ∈ d′
Khi đó m = –2
Suy ra phương trình đường d′ là x + 3y – 2 = 0
Vậy đáp án cần chọn là B.
Câu 23:
Số nghiệm của phương trình \(cos\left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = 0\) trong khoảng (π; 8π) là:
Đáp án đúng là: C
Ta có: \(cos\left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{x}{2} + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi ;k \in \mathbb{Z}n{\rm{ }}\\{\rm{V\`i }}x \in (\pi ,8\pi ){\rm{ n\^e n }}\pi < \frac{\pi }{2} + k2\pi < 8\pi \\ \Leftrightarrow \frac{1}{4} < k < \frac{{15}}{4};k \in \mathbb{Z}\\ \Rightarrow k \in \left\{ {1;2;3} \right\} \Rightarrow x \in \left\{ {\frac{{5\pi }}{2};\frac{{9\pi }}{2};\frac{{13\pi }}{2}} \right\}\end{array}\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
Thay tọa độ điểm M0(1; 0) vào hệ bất phương trình ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}2.1 - 0 = 2 \le 3\\10.1 + 5 = 10 > 8\end{array} \right.\)
Suy ra M0(1; 0) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2{\rm{x}} - y \le 3\\10{\rm{x}} + 5y > 8\end{array} \right.\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 25:
Cho hai tập hợp A = (m – 1; 5) và B = (3; +∞). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để A\B = ∅.
Đáp án đúng là: C
Điều kiện m – 1 < 5 ⇔ m < 6
Để A \ B = ∅ khi và chỉ khi A ⊂ B ⇔ 3 ≤ m – 1 ⇔ m ≥ 4
Suy ra 4 ≤ m < 6
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 26:
Cho đường tròn (O) bán kính OA. Từ trung điểm M của OA vẽ dây BC vuông góc với OA. Biết độ dài đường tròn (O) là 4π (cm). Độ dài cung lớn BC là:
Đáp án đúng là: D
Vì độ dài đường tròn là 4π nên 4π = 2π . R
Suy ra R = 2 (cm)
Xét tứ giác ABOC có hai đường chéo AO và BC vuông góc với nhau tại trung điểm M nên ABOC là hình thoi
Suy ra OB = OC = AB
Do đó tam giác ABO đều nên \(\widehat {AOB} = 60^\circ \)
Suy ra \(\widehat {BOC} = 2\widehat {AOB} = 2.60^\circ = 120^\circ \)
Do đó số đo cung lớn BC là 360° – 120° = 240°
Độ dài cung lớn BC là \(l = \frac{{\pi .2.240^\circ }}{{180^\circ }} = \frac{{8\pi }}{3}\) (cm)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 27:
Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm, mỗi kg sản phẩm loại I cần 2 kg nguyên liệu và 30 giờ, đem lại mức lời 40 000 đồng. Mỗi kg sản phẩm loại II cần 4 kg nguyên liệu và 15 giờ, đem lại mức lời 30 000 đồng. Xưởng có 200 kg nguyên liệu và 1 200 giờ làm việc. Nên sản xuất mỗi loại sản phẩm lần lượt là bao nhiêu để có mức lời cao nhất?
Đáp án đúng là: C
Gọi x (x ≥ 0) là số kg loại I cần sản xuất, y (y ≥ 0) là số kg loại II cần sản xuất.
Suy ra số nguyên liệu cần dùng là 2x + 4y, thời gian là 30x + 15y có mức lời là 40.000x + 30.000y
Theo giả thiết bài toán xưởng có 200 kg nguyên liệu và 1 200 giờ làm việc suy ra
2x + 4y ≤ 200 hay x + 2y – 100 ≤ 0
30x + 15y ≤ 1 200 hay 2x + y – 80 ≤ 0
Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + 2y - 100 \le 0\\2{\rm{x}} + y - 80 \le 0\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\) (*)
sao cho L(x; y) = 40.000x + 30.000y đạt giá trị lớn nhất
Trong mặt phẳng tọa độ vẽ các đường thẳng (d): x + 2y – 100 = 0 và (d’): 2x + y – 80 = 0
Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) là phần mặt phẳng (tứ giác) không tô màu trên hình vẽ
Giá trị lớn nhất của L(x; y) đạt tại một trong các điểm (0; 0); (40; 0); (0; 50); (20; 40)
Ta có L(0; 0) = 0; L(40; 0) = 1 600 000
L(0; 50) = 1 500 000; L(20; 40) = 2 000 000
Suy ra giá trị lớn nhất của L(x; y) là 2 000 000 khi (x;y) = (20; 40)
Do đó cần sản xuất 20 kg sản phẩm loại I và 40 kg sản phẩm loại II để có mức lời lớn nhất
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 28:
Cho phương trinhg: x2 + 2(m – 1)x – (m + 1) = 0. Tìm m để phương trình có 2 nghiệm nhỏ hơn 2.
Đáp án đúng là: D
Xét phương trình x2 + 2(m – 1)x – (m + 1) = 0 có
\(\begin{array}{l}\Delta ' = {(m - 1)^2} + m + 1 = {m^2} - 2m + 1 + m + 1 = {m^2} - m + 2\\ = {m^2} - 2m \cdot \frac{1}{2} + {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{7}{4} = {\left( {m - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{7}{4}\end{array}\)
Suy ra ∆’ > 0 với mọi m
Do đó phương trình luôn có hai nhiệm phân biệt x1; x2 với mọi giá trị của m
Từ giả thiết ta có:
\(\begin{array}{l}{x_1} - 2 < 0;{x_2} - 2 < 0\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {{x_1} - 2} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) > 0}\\{\frac{S}{2} < 2}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1}{x_2} - 2{x_1} - 2{x_2} + 4 > 0}\\{ - m + 1 < 2}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1}{x_2} - 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 4 > 0{\rm{ }}(*)}\\{m > - 1}\end{array}} \right.\end{array}\)
Áp dụng hệ thức Vi – ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - 2\left( {m - 1} \right)\\{x_1}{x_2} = - \left( {m + 1} \right)\end{array} \right.\)
Thay vào (*) ta được
\(\begin{array}{l} - (m + 1) - 2.( - 2)(m - 1) + 4 > 0\\ \Leftrightarrow - m - 1 + 4m - 4 + 4 > 0\\ \Leftrightarrow 3m - 1 > 0\\ \Leftrightarrow m > \frac{1}{3}{\rm{ }}\end{array}\)
Kết hợp điều kiện m > –1 suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}m > - 1\\m > \frac{1}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow m > \frac{1}{3}\)
Vậy đáp án cần chọn là: D.
Câu 29:
Nếu \(2A_n^4 = 3{\rm{A}}_{n - 1}^4\) thì n bằng:
Đáp án đúng là: B
Điều kiện n ≥ 5, n ∈ ℕ
Ta có: \(2A_n^4 = 3{\rm{A}}_{n - 1}^4\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2\frac{{n!}}{{(n - 4)!}} = 3\frac{{(n - 1)!}}{{(n - 5)!}}\\ \Leftrightarrow 2n(n - 1)(n - 2)(n - 3) - 3(n - 1)(n - 2)(n - 3)(n - 4) = 0\\ \Leftrightarrow (n - 1)(n - 2)(n - 3)[2n - 3(n - 4)] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n - 1 = 0\\n - 2 = 0\\n - 3 = 0\\2n - 3n + 12 = 0\end{array} \right.\end{array}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 1\\n = 2\\n = 3\\n = 12\end{array} \right.\)
Mà n ≥ 5, n ∈ ℕ
Suy ra n = 12
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Câu 30:
Miền tam giác ABC kể cả ba cạnh sau đây là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong bốn bệ A, B, C, D?
Đáp án đúng là C
Dựa vào hình vẽ, ta thấy
Đường thẳng (d1) là trục tung \({\rm{Oy}}\) nên có phương trình x = 0
Đường thẳng (d2) đi qua hai điểm (0; 2) và \(\left( {\frac{5}{2};0} \right)\) nên có phương trình
\(\frac{x}{{\frac{5}{2}}} + \frac{y}{2} = 1 \Leftrightarrow \frac{{2x}}{5} + \frac{y}{2} = 1 \Leftrightarrow 4x + 5y = 10\)
Đường thẳng (d3) đi qua các điềm (2; 0) và \(\left( {0; - \frac{5}{2}} \right)\) nên có phương trình
\(\frac{x}{2} + \frac{y}{{ - \frac{5}{2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{x}{2} - \frac{{2y}}{5} = 1 \Leftrightarrow 5x - 4y = 10\)
Miền nghiệm gần phần mặt phẳng nhận giá trị x dương (kể cả bờ (d1))
Lại có (0; 0) là nghiệm của cả hai bất phương trình 4x + 5y ≤ 10 và 5x – 4y ≤ 10
Suy ra miền tam giác ABC biểu diễn nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\5{\rm{x}} - 4y \le 10\\{\rm{4x}} + 5y \le 10\end{array} \right.\)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 31:
Cho khối chóp S.ABC có các góc phẳng ở đỉnh S bằng 60°, SA = 1, SB = 2, SC = 3. Thể tích của khối chóp S.ABC bằng:
Đáp án đúng là: C
Ta lấy lần lượt trên cạnh SB, SC các điểm M, N sao cho \({\rm{SA}} = {\rm{SM}} = {\rm{SN}} = 1\)
Khi đó: \(\frac{{{{\rm{V}}_{{\rm{S}}.{\rm{ANM}}}}}}{{{{\rm{V}}_{{\rm{S}}.{\rm{ABC}}}}}} = \frac{{{\rm{SM}}}}{{{\rm{SB}}}} \cdot \frac{{{\rm{SN}}}}{{{\rm{AC}}}} = \frac{1}{2} \cdot \frac{1}{3} = \frac{1}{6}\)
Tứ diện SAMN có góc ở đỉnh S là 60° và các cạnh bên bằng 1
Suy ra SAMN là tứ diện đều. Áp dụng công thức tính thể tích tứ diện đều là \({\rm{V}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{12}}{{\rm{a}}^3} = \frac{{\sqrt 2 }}{{12}}\)
Khi đó \({{\rm{V}}_{{\rm{SABC}}}} = 6.{V_{S.AMN}} = 6.\frac{{\sqrt 2 }}{{12}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
Vậy đáp án cần chọn là C.
Câu 32:
Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng thành chính nó?
Đáp án đúng là: D
Có vô số phép tịnh tiến biến một đường thẳng d thành chính nó. Khi đó, vecto tịnh tiến có giá song song hoặc trùng với đường thẳng d.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 33:
Đường tròn nội tiếp hình vuông cạnh a có bán kính là:
Đáp án đúng là: C
Gọi O là tâm của hình vuông ABCD.
Gọi E; F; K; G là trung điểm của AD, DC, BC, AB
Khi đó ta có \(OE = OF = OK = OG = \frac{a}{2}\)
Hay O là tâm đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD
Bán kính đường tròn là \(R = \frac{a}{2}\)
Vậy đáp án cần chọn là C.
Câu 34:
Tìm số nghiệm của phương trình tanx = 1 trong khoảng (0; 7π).
Đáp án đúng là: B
Ta có:
\(\begin{array}{l}\tan x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\\x \in (0;7\pi ) \Rightarrow 0 < \frac{\pi }{4} + k\pi < 7\pi \\ \Leftrightarrow - \frac{1}{4} < k < \frac{{27}}{4},k \in \mathbb{Z}\\ \Leftrightarrow k \in \{ 0;1;2;3;4;5;6\} \end{array}\)
Suy ra phương trình tanx = 1 có tất cả 7 nghiệm trong khoảng (0; 7π)
Vậy đáp án cần chọn là B.
Câu 35:
Cho khối chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng a và cạnh bên tạo với đáy một góc 60°. Thể tích của khối chóp đó bằng:
Đáp án đúng là: A
Gọi H là trung điểm BC và G là trọng tâm tam giác ABC
Ta có \(SG \bot (ABC)\). Tam giác ABC đều cạnh a nên và
\(AG = \frac{2}{3}AH = \frac{2}{3} \cdot \frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}.(SA\widehat {,(ABC)}) = \widehat {SAG} = 60^\circ \)
Trong tam giác vuông SGA ta có \(SG = AG \cdot \tan \widehat {SAG} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3} \cdot \sqrt 3 = a\).
Vậy .
Câu 36:
Tính tổng \(S = {3^{2015}}.C_{2015}^0 - {3^{2014}}.C_{2015}^2 + {3^{2013}}.C_{2015}^2 - ... + 3C_{2015}^{2014} - C_{2015}^{2015}\).
Đáp án đúng là: A
Theo nhị thức Newton ta có:
\({(3 + x)^{2015}} = C_{2015}^0{.3^{2015}} + C_{2015}^1{.3^{2014}}.x + C_{2015}^2{.3^{2013}}.{x^2} + \ldots . + C_{2015}^{2014}.3.{x^{2014}} + C_{2015}^{2015}.{x^{2015}}\)
Thay x = –1 ta được:
\({(3 - 1)^{2015}} = C_{2015}^0{.3^{2015}} - C_{2015}^1{.3^{2014}} + C_{2015}^2{.3^{2013}} - \ldots . + C_{2015}^{2014}.3 - C_{2015}^{2015}\)
Suy ra, \(S = {2^{2015}}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 37:
Tìm tất cả các giá trị thực của m để phương trình x2 – 4x + 6 + 3m = 0 có nghiệm thuộc đoạn [–1; 3].
Đáp án đúng là: B
Ta có: \({x^2} - 4x + 6 + 3m = 0 \Leftrightarrow 3m = - {x^2} + 4x - 6\)
Số nghiệm của phương trình x2 – 4x + 6 + 3m = 0 là số giao điểm của đường thẳng y = 3m và parabol \(y = - {x^2} + 4x - 6\)
Parabol \(y = - {x^2} + 4x - 6\) có hoành độ đỉnh \(x = 2 \in [ - 1;3]\), hệ số a = –1 < 0 nên đồng biến khi x < 2 và nghịch biến khi x > 2
Bảng biến thiên của hàm số \(y = - {x^2} + 4x - 6\) trên đoạn [–1; 3] là:
Từ bảng biến thiên ta thấy, nếu phương trình có nghiệm trên đoạn [–1; 3] thì đường thẳng y = 3m phải cắt parabol tại ít nhất 1 điểm có hoành độ thuộc đoạn [–1; 3]
Phương trình có nghiệm thuộc đoạn [–1; 3] \( \Leftrightarrow - 11 \le 3m \le - 2 \Leftrightarrow \frac{{ - 11}}{3} \le m \le \frac{{ - 2}}{3}\)
Vậy đáp án cần chọn là: B.
Câu 38:
Tính thể tích khối chóp tam giác đều có độ dài cạnh bên bằng \(a\sqrt 2 \) và độ dài cạnh đáy bằng a.
Đáp án đúng là: D
Gọi D là trung điểm của BC, H là trọng tâm tam giác ABC
Suy ra \(B{\rm{D}} = C{\rm{D}} = \frac{a}{2}\)
Vì tam giác ABC đều nên AD vừa là trung tuyến vừa là đường cao
Do đó tam giác ABD vuông tại D
Suy ra \[{\rm{AD}} = \sqrt {A{B^2} - B{{\rm{D}}^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\]
Do đó \({\rm{ }}AH = \frac{2}{3}AD = \frac{2}{3} \cdot \frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Đáy hình chóp là tam giác đều cạnh a nên \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}A{\rm{D}}.BC = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
Tam giác SAH vuông tại H có \(SA = a\sqrt 2 ,AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Suy ra \(SH = \sqrt {S{A^2} - A{H^2}} = \frac{{a\sqrt {15} }}{3}{\rm{ }}\)
Thể tích khối chóp tam giác đều là:
\(V = \frac{1}{3}{S_{ABC}} \cdot SH = \frac{1}{3} \cdot \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} \cdot \frac{{a\sqrt {15} }}{3} = \frac{{{a^3}\sqrt 5 }}{{12}}\)
Vậy đáp án cần chọn là: D.
Câu 39:
Một nhà khoa học nghiên cứu về tác động phối hợp của vitamin A và vitamin B đối với cơ thể con người. Kết quả như sau:
− Một người có thể tiếp nhận được mỗi ngày không quá 600 đơn vị vitamin A và không quá 500 đơn vị vitamin B.
− Một người mỗi ngày cần từ 400 đến 1 000 đơn vị vitamin cả A và B.
Do tác động phối hợp của hai loại vitamin, mỗi ngày, số đơn vị vitamin B không ít hơn \(\frac{1}{2}\) số đơn vị vitamin A nhưng không nhiều hơn ba lần số đơn vị vitamin A. Biết giá một đơn vị vitamin A là 9 đồng và giá một đơn vị vitamin B là 7,5 đồng. Phương án dùng hai loại vitamin A, B thoả mãn các điều kiện trên để có số tiền phải trả là ít nhất là:
Đáp án đúng là: D
Gọi x là số đơn vị vitamin A mỗi người tiếp nhận trong một ngày (x ≥ 0).
Gọi y là số đơn vị vitamin A mỗi người tiếp nhận trong một ngày (y ≥ 0).
Một người có thể tiếp nhận được mỗi ngày không quá 600 đơn vị vitamin A và không quá 500 đơn vị vitamin B nên x ≤ 600 và y ≤ 500.
Một người mỗi ngày cần từ 400 đến 1 000 đơn vị vitamin cả A và B nên:
400 ≤ x + y ≤ 1000
Do tác động phối hợp của hai loại vitamin, mỗi ngày, số đơn vị vitamin B không ít hơn \(\frac{1}{2}\) số đơn vị vitamin A nhưng không nhiều hơn ba lần số đơn vị vitamin A nên:
\(\left\{ \begin{array}{l}y \ge \frac{1}{2}x\\y \le 3{\rm{x}}\end{array} \right.\)
Ta có hệ bất phương trình giữa x và y: \(\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\y \ge 0\\x \le 600\\y \le 500\\x + y \ge 400\\x + y \le 1000\\y \ge \frac{1}{2}x\\y \le 3{\rm{x}}\end{array} \right.\)
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình:
− Biểu diễn miền nghiệm D1 của bất phương trình x ≤ 600
+ Vẽ đường thẳng d1: x = 600 trên mặt phẳng tọa độ Oxy
+ Thay x = 0, y = 0 vào bất phương trình ta được 0 ≤ 600 là mệnh đề đúng nên tọa độ điểm O(0; 0) thỏa mãn bất phương trình x ≤ 600
Vậy miền nghiệm D1 của bất phương trình x ≤ 600 là nửa mặt phẳng bờ d1 (kể cả bờ d1) chứa điểm O.
Tương tự ta biểu diễn các miền nghiệm:
− Miền nghiệm D2 của bất phương trình y ≤ 500: là nửa mặt phẳng bờ d2 (kể cả bờ d2: y = 500) chứa điểm O.
− Miền nghiệm D3 của bất phương trình x + y ≥ 400: là nửa mặt phẳng bờ d3 (kể cả bờ d3: x + y = 400) không chứa điểm O.
− Miền nghiệm D4 của bất phương trình x + y ≤ 1000: là nửa mặt phẳng bờ d4 (kể cả bờ d4: x + y = 1000) chứa điểm O.
− Miền nghiệm D5 của bất phương trình \(y \ge \frac{1}{2}x\): là nửa mặt phẳng bờ d5 (kể cả bờ d5: \(y = \frac{1}{2}x\) ) chứa điểm M(0; 50).
− Miền nghiệm D6 của bất phương trình y ≤ 3x: là nửa mặt phẳng bờ d6 (kể cả bờ d6: y = 3x) không chứa điểm M (0; 50).
Ta có đồ thị sau:
Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền của đa giác ABCDEF với: \(A\left( {100;300} \right),B\left( {\frac{{500}}{3};500} \right),C\left( {500;500} \right),D\left( {600;400} \right),E\left( {600;300} \right);F\left( {\frac{{800}}{3};\frac{{400}}{3}} \right)\)
Số tiền trả cho x đơn vị vitamin A và y đơn vị vitamin B là: F(x; y) = 9x + 7,5y
Để có số tiền phải trả là ít nhất thì F(x; y) phải nhỏ nhất
Tại A(100; 300): F = 9.100 + 7,5. 300 = 3150;
Tại \(B\left( {\frac{{500}}{3};500} \right):F = 9.\frac{{500}}{3} + 7,5.500 = 5250\)
Tại C(500; 500): F = 9. 500 + 7,5. 500 = 8250;
Tại D(600, 400): F = 9. 600 + 7,5. 400 = 8400;
Tại E(600, 300): F = 9. 600 + 7,5. 300 = 7650;
Tại \(F\left( {\frac{{800}}{3};\frac{{400}}{3}} \right):F = 9.\frac{{800}}{3} + 7,5.\frac{{400}}{3} = 3400\).
Suy ra F(x; y) nhỏ nhất là 3150 khi x = 100 và y = 300
Do đó mỗi người sẽ dùng 100 đơn vị vitamin A và 300 đơn vị vitamin B để đảm bảo các điều kiện số lượng sử dụng và chi phí phải trả là ít nhất
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 40:
Giải phương trình: \(\frac{{\sqrt {1 - \sin 2{\rm{x}}} + \sqrt {1 + \sin 2{\rm{x}}} }}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}} = 4c{\rm{osx}}\).
Điều kiện: sinx ≠ 0
Ta có: \(\frac{{\sqrt {1 - \sin 2{\rm{x}}} + \sqrt {1 + \sin 2{\rm{x}}} }}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}} = 4c{\rm{osx}}\)
\( \Rightarrow \sqrt {1 - \sin 2{\rm{x}}} + \sqrt {1 + \sin 2{\rm{x}}} = 4c{\rm{osxsinx}}\)
\[ \Rightarrow {\left( {\sqrt {1 - \sin 2{\rm{x}}} + \sqrt {1 + \sin 2{\rm{x}}} } \right)^2} = {\left( {2.2c{\rm{osxsinx}}} \right)^2}\] với sinxcosx > 0
\[ \Leftrightarrow 1 - \sin 2{\rm{x}} + 1 + \sin 2{\rm{x + 2}}\sqrt {\left( {1 - \sin 2{\rm{x}}} \right)\left( {1 + \sin 2{\rm{x}}} \right)} = {\left( {2{\rm{sin2x}}} \right)^2}\] với sin2x > 0
\[ \Leftrightarrow 2{\rm{ + 2}}\sqrt {1 - {{\sin }^2}2x} = 4{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}{\rm{2x}}\] với sin2x > 0
\[ \Leftrightarrow 1{\rm{ + }}\sqrt {{{\cos }^2}2x} = 2{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}{\rm{2x}}\] với sin2x > 0
⇔ 1 + |cos2x| = 2 – cos22x, với sin2x > 0
⇔ 2|cos2x|2 + |cos2x| – 1 = 0, với sin2x > 0
Đặt |cos2x| = t (t ≥ 0), ta có phương trình:
2t2 + t – 1 = 0 ⇔ (2t – 1)(t + 1) = 0\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = \frac{1}{2}\,\,\left( {tm} \right)\\t = - 1\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)
Suy ra \(\left| {cos2{\rm{x}}} \right| = \frac{1}{2}\) nên \(co{s^2}2{\rm{x}} = \frac{1}{4} \Rightarrow {\sin ^2}2x = \frac{3}{4}\)
Mà sin2x > 0 nên \(\sin 2x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
Suy ra \(\left[ \begin{array}{l}2{\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\2{\rm{x}} = \pi - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi \\{\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Vậy \({\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi ;{\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k\pi \).