- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
- Đề số 86
- Đề số 87
- Đề số 88
- Đề số 89
- Đề số 90
- Đề số 91
- Đề số 92
- Đề số 93
- Đề số 94
- Đề số 95
- Đề số 96
- Đề số 97
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án ( Phần 5)
-
11477 lượt thi
-
56 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho x2 + 2y2 + z2 – 2xy – 2y – 4z + 5 = 0. Tính giá trị biểu thức:
A = (x – 1)2018 + (y – 1)2019 + (z – 1)2020.
Ta có x2 + 2y2 + z2 – 2xy – 2y – 4z + 5 = 0
⇔ x2 – 2xy + y2 + y2 + z2 – 2y + 1 + z2 – 4z + 4 = 0
⇔ (x – y)2 + (y – 1)2 + (z – 2)2 = 0
Vì (x – y)2 ≥ 0 với mọi x, y
(y – 1)2 ≥ 0 với mọi y
(z – 2)2 ≥ 0 với mọi z
Nên (x – y)2 + (y – 1)2 + (z – 2)2 = 0
Thay x = y, y = 1, z = 2 vào A ta có
A = (1 – 1)2018 + (1 – 1)2019 + (2 – 1)2020
A = 0 + 0 + 1
A = 1.
Câu 2:
Rút gọn và tính giá trị của biểu thức:
A = (x – 4)(x – 2) – (x – 1)(x – 3) với .
Ta có:
Thay vào (1) ta được:
Vậy .
Câu 3:
Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
a) A = (x + 3)2 + (x – 3)(x + 3) – 2(x + 2)(x – 4); với .
a) A = (x + 3)2 + (x – 3)(x + 3) – 2(x + 2)(x – 4)
A = (x + 3)(x + 3) + (x – 3)(x + 3) – 2[x(x – 4) + 2(x – 4)]
A = x(x + 3) + 3(x + 3) + x(x + 3) – 3(x + 3) – 2[x2 – 4x + 2x – 8]
A = x2 + 3x + 3x + 9 + x2 + 3x – 3x – 9 – 2(x2 – 2x – 8)
A = x2 + 3x + 3x + 9 + x2 + 3x – 3x – 9 – 2x2 + 4x + 16
A = (x2 + x2 – 2x2) + (3x + 3x + 3x – 3x + 4x) + (9 – 9 + 16)
A = 10x + 16
Thay vào A ta có
Câu 4:
Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
b) B = (3x + 4)2 – (x – 4)(x + 4) – 10x; với
b) B = (3x + 4)2 – (x – 4)(x + 4) – 10x
B = (3x)2 + 24x + 16 – (x2 – 16) – 10x
B = 9x2 + 24x + 16 – x2 + 16 – 10x
B = (9x2 – x2) + (24x – 10x) + (16 + 16)
B = 8x2 + 14x + 32
Thay vào B ta có
Câu 5:
Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
c) C = (x + 1)2 – (2x – 1)2 + 3(x – 2)(x + 2); với x = 1.
c) C = (x + 1)2 – (2x – 1)2 + 3(x – 2)(x + 2)
C = x2 + 2x + 1 – 4x2 + 4x – 1 + 3(x2 – 4)
C = x2 + 2x + 1 – 4x2 + 4x – 1 + 3x2 – 12
C = (x2 – 4x2 + 3x2) + (2x + 4x) + (1 – 1 – 12)
C = 6x – 12
Thay x = 1 vào C ta có
C = 6 . 1 – 12 = –6.
Câu 6:
Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
d) D = (x – 3)(x + 3) + (x – 2)2 – 2x(x – 4); với x = –1.
d) D = (x – 3)(x + 3) + (x – 2)2 – 2x(x – 4)
D = x2 – 9 + x2 – 4x + 4 – 2x2 + 8x
D = (x2 + x2 – 2x2) + (–4x + 8x) – (9 – 4)
D = 4x – 5
Thay x = –1 vào D ta có
D = 4 . (–1) – 5 = –9.
Câu 7:
Giải bất phương trình .
Ta có:
⇔ 4x + 4 < 12 + 3x – 6
⇔ 4x + 4 < 6 + 3x
⇔ 4x – 3x < 6 – 4
⇔ x < 2
Vậy x < 2 là nghiệm của bất phương trình.
Câu 9:
Tính tổng của số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số khác nhau và số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau.
Số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số khác nhau là: 98 765
Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là: 10 234
Tổng của chúng là: 98 765 + 10 234 = 108 999
Vậy ổng của số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số khác nhau và số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là 108 999.
Câu 10:
Cho ba số tự nhiên a, b, c. Biết rằng 7a + 2b − 5c chia hết cho 11. Chứng minh rằng 3a − 7b + 12c cũng chia hết cho 11.
Vì 7a + 2b − 5c ⋮ 11
Nên 2(7a + 2b − 5c) ⋮ 11
Hay 14a + 4b – 10c ⋮ 11
Mà 11a + 11b + 11c ⋮ 11 và 33c ⋮ 11
Suy ra 14a + 4b – 10c – (11a + 11b + 11c) + 33c ⋮ 11
Hay 3a – 7b + 12c ⋮ 11
Vậy 3a – 7b + 12c ⋮ 11.
Câu 11:
b) Chứng minh rằng AE . AB = AF . AC.
b) Xét ∆AHF và ∆ACH có
;
là góc chung
Suy ra (g.g)
Do đó
Suy ra AH2 = AF . AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra AE . AB = AF . AC.
Câu 12:
c) Chứng minh rằng tam giác AFE đồng dạng với tam giác ABC.
c) Vì AE . AB = AF . AC nên
Xét ∆AFE và ∆ABC có
(chứng minh trên);
là góc chung
Suy ra (c.g.c).
Câu 13:
d) Vì (chứng minh câu c)
Nên (hai góc tương ứng)
Gọi O là giao điểm của AM và FE
Xét tam giác ABC vuông tại A có AM là trung tuyến, suy ra AM = MB = MC
Do đó tam giác AMC cân tại M
Suy ra
Mà , do đó
Vì tam giác AEF vuông tại A
Nên (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Mà , suy ra
Xét tam giác AOF có
(tổng ba góc trong một tam giác)
Hay
Suy ra
Do đó EF ⊥ AM
Vậy EF ⊥ AM.
Câu 14:
Cho AB và CD là hai đường kính của đường tròn (O) vuông góc nhau. Lấy điểm E thuộc cung nhỏ BC (E khác B, C). Tia CE cắt AB tại K. Gọi I là giao điểm của ED và AB.
a) Chứng minh EA là phân giác của góc CED.
a)
Xét (O) có AB ⊥ CD, AB và CD là hai đường kính, suy ra
Mà là góc nội tiếp chắn cung
là góc nội tiếp chắn cung
Do đó
Hay EA là phân giác của .
Câu 15:
b) Chứng minh tứ giác OEKD nội tiếp được một đường tròn.
b) Ta có CD là đường kính, E thuộc (O) nên tam giác CED vuông tại E
Suy ra . Do đó
Vì AB ⊥ CD nên
Xét tứ giác OEKD có
(chứng minh trên)
Suy ra tứ giác OEKD nội tiếp một đường tròn.
Câu 16:
c) Chứng minh OD2 = OK . OI.
c) Vì tam giác COK vuông tại O
Nên (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Vì tam giác IEK vuông tại E
Nên (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)
Suy ra
Mà , do đó
Xét ∆OCK và ∆OID có
;
Suy ra (g.g)
Do đó
Suy ra OC . OD = OI . OK
Mà OC = OD nên OD2 = OI . OK
Vậy OD2 = OI . OK.
Câu 17:
Có 3 xe chở gạo. Xe thứ nhất chở được 10,5 tấn, xe thứ hai chở được nhiều hơn xe thứ nhất 1,7 tấn và ít hơn xe thứ ba 1,1 tấn. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tấn gạo?
Xe thứ 2 chở được số tấn gạo là:
10,5 + 1,7 = 12,2 (tấn)
Xe thứ 3 chở được số tấn gạo là :
12,2 + 1,1 = 13,3 (tấn)
Trung bình mỗi xe chở được số tấn gạo là:
(10,5 + 12,2 + 13,3) : 3 = 12 (tấn)
Vậy trung bình mỗi xe chở được 12 tấn gạo.
Câu 18:
Bạn hãy cho biết có bao nhiêu hình vuông trong hình bàn cờ có kích thước bàn cờ là 6 × 6.
Để đếm được các hình vuông có trong hình bàn cờ mà không bỏ sót và không lặp lại, chúng ta có thể phân loại các hình vuông như sau:
Số hình vuông kích thước 1 × 1 là: 6 × 6 = 36 hình
Số hình vuông kích thước 2 × 2 là: 5 × 5 = 25 hình
Số hình vuông kích thước 3 × 3 là: 4 × 4 = 16 hình
Số hình vuông kích thước 4 × 4 là: 3 × 3 = 9 hình
Số hình vuông kích thước 5 × 5 là: 2 × 2 = 4 hình
Số hình vuông kích thước 6 × 6 là: 1 hình
Tổng cộng: 36 + 25 + 16 + 9 + 4 + 1 = 91 hình vuông
Vậy bàn cờ có 91 hình vuông.
Câu 19:
Có bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau lớn hơn 6500.
Gọi số cần tìm là
Vì và a, b, c, d khác nhau
TH1: a = 6
Suy ra b ∈ {5; 7; 8; 9}
Hay b có 4 cách chọn
c có 8 cách chọn (khác a và b)
d có 7 cách chọn (khác a, b và c)
Suy ra có 1 × 4 × 7 × 8 = 224 số
TH2: a ∈ {7; 8; 9}
Khi đó b có 9 cách chọn (khác a)
c có 8 cách chọn (khác a và b)
d có 7 cách chọn (khác a, b và c)
Suy ra có 3 × 9 × 7 × 8 = 1 512 số
Vậy có 1 512 + 224 = 1 736 số thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Câu 20:
Một nhười đi xe đạp mỗi giờ đi được 12,5 km. Hỏi trong 4 giờ người đó đi được bao nhiêu ki - lô - mét?
Vì cứ 1 giờ thì đi được 12,5 km nên
Trong 4 giờ người đó đi được số km là:
12,5 × 4 = 50 (km)
Vậy trong 4 giờ người đó đi được 50 km.
Câu 21:
Trung bình cộng số tuổi của bố, tuổi An và tuổi Hồng là 19. Tuổi bố hơn số tuổi của An và hồng là 25 tuổi. Hồng kém An 8 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.
Tổng số tuổi của 3 bố con là:
19 × 3 = 57 (tuổi)
Số tuổi của bố là:
(57 + 25) : 2 = 41 (tuổi)
Tổng số tuổi của An và Hồng là:
41 – 25 = 16 (tuổi)
Số tuổi của An là :
(16 + 8) : 2 = 12 (tuổi)
Số tuổi của Hồng là:
12 – 8 = 4 (tuổi)
Vậy bố 41 tuổi, An 12 tuổi, Hồng 4 tuổi.
Câu 22:
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có:
Suy ra
Ta có
3(ab + bc + ca)
= 2(ab + bc + ca) + ab + bc + ca
≤ 2(ab + bc + ca) + a2 + b2 + c2 = (a + b + c)2 = 22 = 4
Suy ra
Do đó
Hay Q ≤ 4
Dấu “ = ” xảy ra khi
Vậy thì Q đạt giá trị lớn nhất bằng 4.
Câu 23:
Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị hàm số song song với đường thẳng và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3.
Vì đồ thị hàm số y = ax + b song song đường thẳng nên
Khi đó
Vì đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –3
Nên
Hay
Vậy hàm số cần tìm là .
Câu 24:
Giải phương trình: 4(x + 5)(x + 6)(x + 10)(x + 12) = 3x2.
Ta có 4(x + 5)(x + 6)(x + 10)(x + 12) = 3x2
⇔ 4(x + 5)(x + 6)(x + 10)(x + 12) – 3x2 = 0
⇔ 4[(x + 5)(x + 12)][(x + 10)(x + 6)] – 3x2 = 0
⇔ 4(x2 + 17x + 60)(x2 + 16x + 60) – 3x2 = 0 (*)
Đặt x2 + 16x + 60 = a
Suy ra x2 + 17x + 60 = a + x
Khi đó (*) ⇔ 4a(a + x) – 3x2 = 0
⇔ 4a2 + 4ax – 3x2 = 0
⇔ 4a2 + 4ax + x2 – 4x2 = 0
⇔ (2a + x)2 – 4x2 = 0
⇔ (2a + x – 2x)(2a + x + 2x) = 0
⇔ (2a – x)(2a + 3x) = 0
⇔ [2(x2 + 16x + 60) – x][2(x2 + 16x + 60) + 3x] = 0
⇔ (2x2 + 32x + 120 – x)(2x2 + 32x + 120 + 3x) = 0
⇔ (2x2 + 31x + 120)(2x2 + 35x + 120) = 0
⇔ (2x2 + 16x + 15x + 120)(2x2 + 35x + 120) = 0
⇔ (2x + 15)(x + 8)(2x2 + 35x + 120) = 0
Vậy .
Câu 25:
Các chữ số khác 0 được viết lần lượt như sau: 9 8 7 6 5 4 3 2 1.
Hãy điền thêm các dấu + và – vào những khoảng trống để dược kết quả là 100.
Ta có:
98 + 7 – 6 + 5 – 4 + 3 – 2 – 1 = 100.
Câu 26:
Lan, Hồng, Đào có tất cả 27 cái kẹo, Lan cho Đào 5 cái, Đào cho Hồng 3 cái, Hồng cho Lan 1 cái thì số kẹo ba bạn bằng nhau. Tìm số kẹo mỗi bạn ban đầu.
Sau khi cho số kẹo mỗi bạn là:
27 : 3 = 9 (cái)
Số kẹo của Lan ban đầu là:
9 + 5 – 1 = 13 (cái)
Số kẹo của Đào ban đầu là:
9 + 3 – 5 = 7 (cái)
Số kẹo của Hồng ban đầu là:
9 + 1 – 3 = 7 (cái)
Vậy Lan có 13 cái kẹo, Đào có 7 cái kẹo và Hồng có 7 cái kẹo.
Câu 27:
Chứng minh a + b = c thì a4 + b4 + c4 = 2a2b2 + 2a2c2 + 2b2c2.
Ta có
Vậy a + b = c thì a4 + b4 + c4 = 2a2b2 + 2a2c2 + 2b2c2.
Câu 28:
Hai thửa ruộng thu hoạch được 2 tấn 56 kg thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch ít hơn thửa ruộng thứ hai 4 tạ 2kg thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg thóc ?
Đổi: 2 tấn 56 kg = 2 056 kg; 4 tạ 2kg = 402 kg
Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được số ki – lô – gam thóc là:
(2056 – 402) : 2 = 827 (kg)
Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki – lô – gam thóc là:
2056 – 827 = 1 229 (kg)
Vậy thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 827 kg thóc; thửa ruộng thứ hai thu hoạch được 1 229 kg thóc.
Câu 29:
Một tổ gồm 12 người đắp xong 1 đoạn đường trong 7 ngày. Hỏi nếu tổ đó chỉ có 4 người thì đắp xong đoạn đường đó trong bao nhiêu ngày biết rằng sức lao động của mọi người là như nhau.
Một người sẽ làm xong trong số ngày là:
12 × 7 = 84 (ngày)
Nếu đội công nhân đó chỉ có 4 người thì đắp xong đoạn đường đó trong số ngày là:
84 : 4 = 21 (ngày)
Vậy 4 người đắp xong đoạn đường đó trong 21 ngày.
Câu 30:
Kết quả là N = 980
Vì 980 = 22 . 5 . 72 nên số các ước của 980 là (2 + 1) . (1 + 1) . (2 + 1) = 18.
Câu 31:
Người ta trồng cam trên một khu đất có diện tích là 3,6 ha. Tính trung bình cứ 100 m2 thì thu được 30 kg cam tươi. Hỏi trên khu đất đó người ta thu bao nhiêu tạ cam?
Đổi 3,6 ha = 36 000 m2
Trên cả khu đất đó có số tạ cam là:
(36 000 : 100) × 30 = 10 800 (kg)
Đổi 10 800 kg = 108 tạ
Vậy trên khu đất đó người ta thu được 108 tạ cam.
Câu 32:
Số học sinh đi ôtô của trường là một số có 3 chữ số. Nếu xếp 30; 45 hay 50 em thì đều thừa 1 người. Nhưng nếu xếp 41 em lên một xe thì vừa vặn. Hỏi số học sinh đi ôtô là bao nhiêu ?
Gọi số học sinh của trường là x (x ∈ ℕ)
Theo đề bài ta có: x – 1 chia hết cho 30, 45, 50 và x chia hết cho 41
Suy ra x – 1 là BC(30, 45, 50)
Ta có:
30 = 2 . 3 . 5;
45 = 32 . 5;
50 = 2 . 52
Suy ra BCNN(30, 45, 50) = 2 . 32 . 52 = 450
Suy ra x – 1 ∈ {450; 900; 1 350; ...}
Hay x ∈ {451; 901; 1 351; ...}
Mà x là số có 3 chữ số
Suy ra x = 451 hoặc x = 901
Vậy trường đó có 451 học sinh hoặc 901 học sinh.
Câu 33:
Gọi hai số tự nhiên cần tìm là a và b (a; b ∈ N )
Vì ƯCLN (a, b) = 36 nên a = 36m, b = 36n
ƯCLN(m, n) = 1
Theo đề bài ra, ta có:
a + b = 36m + 36n = 432
Suy ra 36(m+n) = 432
Hay m + n = 12
Suy ra ta tìm được các cặp mn thoả mãn điều kiện :
(m; n) ∈ {(1; 11); (11; 1); (5; 7); (7; 5)}
Do đó (a; b) ∈ {(36; 396); (396; 36); (180; 252); (252; 180)}.
Câu 34:
Tìm số tự nhiên lớn nhất x biết 145; 421; 253 chia cho x đều dư 1.
Vì 145; 421; 253 chia cho x đều dư 1
Nên 144; 420; 252 chia hết cho x
Vì x lớn nhất nên x = ƯCLN(144, 420, 252)
Ta có:
144 = 24 . 32
420 = 22 . 3 . 5 . 7
252 = 22 . 32 . 7
Suy ra ƯCLN(144, 420, 252) = 22 . 3 = 12
Vậy x = 12.
Câu 35:
Ta có:
2,6 km2 + 5,87 ha + 1 300 m2 + 400 000 m2
= 2 600 000 m2 + 58 700 m2 + 1 300 m2 + 400 000 m2
= 3 060 000 m2.
Câu 36:
Tính nhanh: 35 × 18 – 9 × 70 + 100.
Ta có:
35 × 18 – 9 × 70 + 100
= 35 × 2 × 9 – 9 × 70 + 100
= 70 × 9 – 9 × 70 + 100
= 0 + 100
= 100.
Câu 37:
Các số tự nhiên bé hơn 100 cần lập bao gồm các số có 1 chữ số hoặc số có hai chữ số
+) Trường hợp 1: Số thỏa mãn có 1 chữ số: Có 6 số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6
+) Trường hợp 2: Số thỏa mãn có 2 chữ số:
Chọn chữ số hàng chục: có 6 cách chọn
Chọn chữ số hàng đơn vị: có 6 cách chọn
Suy ra có 6 × 6 = 36 số có 2 chữ số được tạo ra từ các số đã cho
Vậy có 36 + 6 = 42 số thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Câu 38:
Cho x > y > 0. Chứng minh rằng x3 > y3.
Từ x > y > 0, ta có:
x > y suy ra xy > y2 (1)
x > y suy ra x2 > xy (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra x2 + xy > y2 + xy hay x2 > y2
Do đó x3 > xy2 (3)
Từ x > y suy ra xy2 > y3 (4)
Từ (3) và (4) suy ra x3 > y3.
Vậy x3 > y3.
Câu 39:
Học sinh lớp 6A được nhận phần thưởng của nhà trường và mỗi em nhận được phần thưởng như nhau. Thầy hiệu trưởng chia hết 129 quyển vở và 215 bút. Hỏi số học sinh là bao nhiêu?
Nếu gọi x là số học sinh của lớp 6A thì ta có:
129 chia hết cho x và 215 chia hết cho x
Hay nói cách khác x là ước của 129 và ước của 215
Ta có 129 = 3. 43; 215 = 5. 43
Ư(129) = {1; 3; 43; 129}
Ư(215) = {1; 5; 43; 215}
Suy ra x ∈ {1; 43}. Nhưng x không thể bằng 1
Do đó x = 43
Vậy số học sinh lớp 6A là 43 học sinh.
Câu 40:
Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể. Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25 lít nước. Vòi thứ hai mỗi phút chảy được 15 lít nước. Hỏi sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước?
Ta có 1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được: 25 + 15 = 40 (l)
Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể được:
40 × 75 = 3000 (l)
Vậy sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được 3000 lít nước.
Câu 41:
Một lớp học có 40 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nam chiếm tỉ số bao nhiêu phần trăm so với học sinh trong lớp?
Số học sinh nam của lớp đó là:
40 – 12 = 28 (học sinh)
Số học sinh nam chiếm số phần trăm với số học sinh trong lớp là:
28 : 40 × 100 = 70%
Vậy số học sinh nam chiếm 70% so với học sinh trong lớp.
Câu 42:
Ta có 4x + 5 = 4x + 4 + 1 = 4(x + 1) + 1
Ta có 4x + 5 ⋮ x + 1
Mà 4(x + 1) ⋮ x + 1
Suy ra 1 ⋮ x + 1
Do đó x + 1 ∈ Ư(1) = {1; –1}
Suy ra x ∈ {0; –2}
Vậy x = 0, x = –2.
Câu 43:
Chứng minh rằng: 20 + 21 + 22 + 23 + ... + 2n = 2n+1 – 1 (n ∈ ℕ*).
Đặt A = 20 + 21 + 22 + 23 + ... + 2n
Suy ra:
Vậy 20 + 21 + 22 + 23 + ... + 2n = 2n+1 – 1.
Câu 44:
Cho 72 : 34 = ? (dư ?) và 13,04 : 2,05 = ? (dư ?). Biết biết phần thập phân của thương lấy đến 2 chữ số. Tìm thương và số dư của mỗi phép tính trên.
Ta có:
72 : 34 = 2,11 (dư 0,26)
13,04 : 2,05 = 6 (dư 0,74).
Câu 46:
Cho x, y, z là các số thực không âm thỏa mãn x + y + z = 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
.
Vì x, y, z là các số thực không âm thỏa mãn x + y + z = 1
Nên 0 ≤ x, y, z ≤ 1
Suy ra:
Suy ra
Dấu “ = ” xảy ra khi
Vậy P đạt giá trị lớn nhất bằng 4 khi (x; y; z) = (0; 0; 1) và các hoán vị.
Câu 47:
Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2 OB.
Ta vẽ hình theo các bước:
– Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O
– Trên đường thẳng xy: lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA = OC 3cm
– Trên đường thẳng zt:
+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB = 2 cm
+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho OD = 2OB = 2 . 2 = 4 cm.
Câu 48:
Chiều rộng thửa ruộng là:
(m)
Diện tích là thửa ruộng là:
60 × 40 = 2400 (m2)
Trên cả thửa ruộng thu hoạch được là:
2400 : 100 × 50 = 1200 (kg) = 12 (tạ)
Vậy thửa ruộng thu hoạch được 12 tạ thóc.
Câu 49:
Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có 6 chữ số và chia hết cho 9?
Đáp án đúng là: C
Gọi số cần lập là
Số tự nhiên lẻ nên f có 5 cách chọn
Số cách chọn b, c, d, e là 104 cách
Gọi r là số dư khi (b + c + d + e + f) chia cho 9
Để chia hết cho 9 thì r + 9 phải chia hết cho 9
Mà 0 < r + a < 18
Suy ra r + a = 9
Hay a = 9 – r
Do đó, a chỉ có 1 cách chọn
Suy ra số số tự nhiên lẻ có 6 chữ số và chia hết cho 9 là:
5 × 104 × 1 = 50 000
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 50:
Có một khối lượng gạo đủ cho 15 người ăn trong 12 ngày. Vì số người thực tế đông hơn dự kiến nên số gạo đó chỉ đủ ăn trong 4 ngày. Tính số người thực tế ăn mức ăn của mọi người như nhau.
Thời gian một người ăn hết số gạo đó là:
12 × 15 = 180 (ngày)
Số người thực tế ăn hết số gạo đó là:
180 : 4 = 45 (người)
Vậy thực tế có 45 người ăn hết số gạo đó.
Câu 51:
B = (3x + 5)(2x – 1) + (4x – 1)(3x – 2)
B = 6x2 – 3x + 10x – 5 + 12x2 – 8x – 3x + 2
B = 18x2 – 4x – 3
Có
Thay x = 2 vào biểu thức B ta có
B = 18 . 22 – 4 . 2 – 3 = 72 – 8 – 3 = 61
Thay x = –2 vào biểu thức B ta có
B = 18 . (–2)2 – 4 . (–2) – 3 = 72 + 8 – 3 = 77
Vậy B = 61 khi x = 2, B = 77 khi x = –2.
Câu 52:
Một ngôi nhà có 6 cửa sổ, mỗi cửa sổ rộng 2 m. Các cửa đều có song cửa cách đều nhau 20 cm. Hỏi ngôi nhà đó có tất cả bao nhiêu song cửa?
Đổi 2 m = 200 cm
Mỗi cánh cửa có số song cửa là:
(200 : 20) – 1 = 9 (song cửa)
Ngôi nhà đó có số song cửa là :
9 × 6 = 54 (song cửa)
Vậy ngôi nhà đó có 54 song cửa.
Câu 53:
Một kho gạo có 246,75 tấn gạo người ta chuyển đi số gạo của kho. Hỏi kho còn lại bao nhiêu kg gạo?
Người ta đã chuyển đi số tấn gạo là:
(tấn)
Trong kho còn lại số tấn gạo là:
246,75 – 197,4 = 49,35 (tấn) = 49 350 (kg)
Vậy kho còn lại 49 350 kg gạo.
Câu 54:
Thương của hai số là 18 dư 0,2
Tổng số bị chia, số chia, thương và dư là 103,9
Suy ra tổng của số bị chia và số chia là:
103 – (18 + 0,2) = 85,7
Số bị chia và số chia tỉ số là 18 : 1
Nếu số bị chia giảm đi 0,2 đơn vị thì ta có phép chia hết, số bị chia gấp 18 lần số chia
Tổng của số bị chia và số chia giảm đi 0,2 đơn vị là:
85,7 – 0,2 = 85,5
Vậy số bị chia giả định là (18 phần bằng nhau, số bị chia là 1 phần)
85,5 : (18 + 1) × 18 = 81
Vậy số bị chia thật là:
81 + 0,2 = 81,2
Số chia là:
81,2 : 19 = 4,5
Vậy số chia là 4,5 và số bị chia là 81,2.
Câu 55:
Số tự nhiên lớn nhất có các chữ số khác nhau sao cho tổng các chữ số bằng 17 là số nào?
Để có số lớn nhất thì số đó phải nhiều chữ số nhất
Suy ra mỗi chữ số đều nhỏ nhất có thể
Mà các chữ số đều khác nhau
Ta có:
17 = 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 7
Do đó số cần tìm là 743 210
Vậy số cần tìm là 743 210.
Câu 56:
Không thực hiện phép tính, so sánh các tích sau rồi điền dấu < , > hoặc =.
357,32 × 0,34 ......... 35,732 × 3,4; vì ...................
491,5 × 0,05 ........... 4,915 × 5; vì ......................Ta có:
357,32 × 0,34 = 35,732 × 0,1 × 0,34
35,732 × 3,4 = 35,734 × 0, 34 × 0,1
Nên 357,32 × 0,34 = 35,732 × 3,4
Vậy 357,32 × 0,34 = 35,732 × 3,4.
Ta có:
491,5 × 0,05 = 491,5 × 5 × 0,01
4,915 × 5 = 491,5 × 0,01 × 5
Nên 491,5 × 0,05 = 4,915 × 5
Vậy 491,5 × 0,05 = 491,5 × 5 × 0,01.