II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của suy nghĩ tích cực đối với bản thân mỗi người trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể triển khai theo hướng:
- Suy nghĩ tích cực là nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng, mọi vấn đề theo chiều hướng lạc quan tin tưởng, luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp, tích cực trong bất kì tình huống nào.
- Suy nghĩ tích cực sẽ giúp ta định hướng được những hành động đúng đắn, tháo gỡ được những khó khăn, thử thách; biết đứng dậy sau những vấp ngã, thất bại; giải tỏa được những căng thẳng, stress trong cuộc sống.
- Có suy nghĩ tích cực ta sẽ phát huy được những thế mạnh, khắc phục được những điểm yếu; biết lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lực để cống hiến hết sức mình cho công việc và gặt hái thành công.
- Phê phán thái độ sống bi quan, chán nản, luôn suy nghĩ tiêu cực; hay chỉ nhìn đời qua lăng kính màu hồng, ảo tưởng, lạc quan tếu...
- Rút ra bài học cho bản thân.
II. LÀM VĂN
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDViệt Nam, tr. 89)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về người lính trong chiến tranh của nhà thơ Quang Dũng.
Theo tác giả, có những cách nào đón nhận những biến động, biến cố trong cuộc sống quanh ta?
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Vấp ngã là nỗi đau khổ triền miên hay là điều may mắn cần phải có – điều đó tùy thuộc vào thái độ của chúng ta và những gì chúng ta sẽ làm tiếp theo?