Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 34

II. LÀM VĂN

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

                                       (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDViệt Nam, tr. 89)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về người lính trong chiến tranh của nhà thơ Quang Dũng.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn trích.

- Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về người lính trong chiến tranh của nhà thơ Quang Dũng.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến, đoạn trích và vấn đề nghị luận.

* Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn trích

- Vẻ đẹp của khí phách oai hùng lẫm liệt, sức mạnh kiêu dũng phi thường dẫu hiện thực chiến trường có muôn vàn khó khăn, thiếu thốn (khai thác hai câu đầu: các hình ảnh đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm, thủ pháp tương phản, từ Hán Việt…)

- Vẻ đẹp của lý tưởng anh hùng và tâm hồn trẻ trung, hào hoa lãng mạn, phong tình của người lính Hà thành (khai thác hai câu tiếp: các từ mộng, mơ; các hình ảnh mắt trừng, biên giới, Hà Nội dáng kiều thơm…)

- Vẻ đẹp của tinh thần xả thân cứu quốc, sự hi sinh cao cả đáng ngưỡng mộ, tự hào (khai thác bốn câu cuối: cấu trúc đặc biệt của khổ thơ, các từ ngữ rải rác, biên cương, viễn xứ, về đất, chẳng tiếc, gầm; các hình ảnh áo bào thay chiếu, đời xanh, Sông Mã gầm lên khúc độc hành…)

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lính:

+ Thể thơ thất ngôn với giọng điệu rắn rỏi, mạnh mẽ mang âm hưởng của thể hành.

+ Nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, tương phản…

+ Sử dụng từ Hán Việt, các động từ mạnh giàu ý nghĩa biểu hiện.

* Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về người lính trong chiến tranh của nhà thơ Quang Dũng :

- Hình tượng người lính vừa hào hùng, bất khuất, vừa lãng mạn hào hoa, mang vẻ đẹp riêng của người lính đất Kinh kì .

- Trong cách nhìn mang tính phát hiện của Quang Dũng, ở người lính Tây Tiến có sự hòa quyện giữa vẻ đẹp bình thường và phi thường, vừa mang nét đẹp gần gũi thân thuộc của người lính Vệ quốc quân thời chống Pháp, vừa mang dáng dấp của các tráng sĩ trượng phu thuở trước. Ngay cả niềm mơ, giấc mộng và cái chết của người lính cũng ngời chói lên vẻ đẹp bi tráng, hào hùng.

* Đánh giá

- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến góp phần thể hiện cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, vốn là nét hấp dẫn riêng của bài thơ, của phong cách thơ Quang Dũng.

- Với cái nhìn mang tính phát hiện, Quang Dũng đã góp thêm một tiếng nói đặc sắc về đề tài người lính những năm chống thực dân Pháp trong thơ ca cách mạng giai đoạn 1945-1975

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của suy nghĩ tích cực đối với bản thân mỗi người trong cuộc sống.

Xem đáp án » 15/06/2024 47

Câu 2:

Theo tác giả, có những cách nào đón nhận những biến động, biến cố trong cuộc sống quanh ta?

Xem đáp án » 15/06/2024 34

Câu 3:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 15/06/2024 25

Câu 4:

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Vấp ngã là nỗi đau khổ triền miên hay là điều may mắn cần phải có – điều đó tùy thuộc vào thái độ của chúng ta và những gì chúng ta sẽ làm tiếp theo?

Xem đáp án » 15/06/2024 24

Câu 5:

Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích? Vì sao?

Xem đáp án » 15/06/2024 23

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »