II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống.
* Bàn luận:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Giúp chúng ta định hình và tạo ra một hướng đi rõ ràng cho cuộc sống của mình.
- Mục tiêu cung cấp cho chúng ta động lực và chăm chỉ, kiên nhẫn để vượt qua khó khăn, thách thức trên con đường đạt được mục tiêu.
- Mục tiêu giúp chúng ta tập trung trí tuệ, sức lực vào những việc quan trọng. Tránh được lãng phí thời gian, công sức cũng như tài chính.
- Khi cuộc sống có mục đích, chúng ta có thể tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong việc tiến đến mục tiêu đó.
- Xác định mục đích sống, mục tiêu cũng là cách để tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa và thành công.
* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động.
Học sinh chú ý đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho mỗi luận điểm của mình.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Hãy luôn nhìn về phía ánh sáng là điều ta học được từ hoa hướng dương” không? Vì sao?2
II. LÀM VĂN
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Ðáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr110,111)
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tính dân tộc trong nghệ thuật thơ của đoạn trích.
Theo tác giả, đâu là sự khác biệt giữa hoa hướng dương trưởng thành và những nụ hướng dương còn non?