II. LÀM VĂN
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Ðáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr110,111)
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tính dân tộc trong nghệ thuật thơ của đoạn trích.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình, chính trị.
- Việt Bắc là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu. Bài thơ được viết trong thời khắc chia tay lịch sử của cán bộ với đồng bào Việt Bắc để về tiếp quản Hà Nội.
- Khái quát vấn đề: phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tính dân tộc trong nghệ thuật thơ của đoạn trích.
II. Phân tích:
1. Nội dung đoạn trích: Nỗi nhớ Việt Bắc của người cán bộ cách mạng.
- Nhớ thiên nhiên Việt Bắc: thơ mộng với ánh trăng đầu núi, nắng chiều lung nương, nhớ làn sương phủ mờ trên những bản làng xa xôi, nhớ bếp lửa bập bùng nơi xóm núi chờ người thương đi về. Và từng rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia Sông Đáy., tiếng mõ rừng chiều, tiếng suối xa....tất cả đều ăm ắp kỉ niệm trong lòng người đi.
- Nhớ con người Việt Bắc: Những con người thân thương đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, từ củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa đến tấm chăn sui đắp cùng.
- Những người mẹ Việt Bắc tảo tần chắt chiu góp sức cho kháng chiến không kể đêm dài giá buốt hay ngày nắng cháy lưng.
- Cuộc sống nơi chiến khu VB: lớp học i tờ, giờ liên hoan rộn ràng náo nức trong tiếng hát lạc quan yêu đời “nhớ sao ngày tháng cơ quan….”
* Nghệ thuật: nỗi nhớ của người về được thể hiện bằng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào liệt kê, điệp từ, so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị và vận dụng các chất liệu văn hoá dân gian.
* Đánh giá: Đoạn thơ đã góp một tiếng nói sâu sắc, chân thành vào khúc tình ca cách mạng. Đặc biệt là sự lưu luyến, nhớ thương da diết của người về với mảnh đất và con người Việt Bắc.
2. Nhận xét về tính dân tộc trong nghệ thuật thơ của đoạn trích.
- Thể thơ lục bát, giọng thơ ngọt ngào sâu lắng.
- Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên.
- Cách sử dụng đại từ xưng hô mình – ta.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi với tâm lý người Việt: rừng nứa, bờ tre, bếp lửa, trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, tiếng mõ, tiếng suối....
- Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt: từ láy, thanh điệu, vần thơ...
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề đươc đặt ra ở đầu bài.
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Hãy luôn nhìn về phía ánh sáng là điều ta học được từ hoa hướng dương” không? Vì sao?2
Theo tác giả, đâu là sự khác biệt giữa hoa hướng dương trưởng thành và những nụ hướng dương còn non?