Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp; luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
A. Đúng.
B. Sai.
Chọn đáp án B.
Tòa án chỉ có quyền kiến nghị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 111 Luật TTHC năm 2015 quy định: Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án thực hiện việc kiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo qui định tại Điều 112 luật này thực hiện việc kiến nghị.
Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì hội đồng xét xử đề nghị Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền qui định tại điều 112 của Luật TTHC năm 2015 thực hiện kiến nghị.
Điều 12 Luật TTHC năm 2015 quy địnH. Chánh án Tòa án cấp huyện có quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống; đề nghị Chánh án Tòa án cấp tỉnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh; báo cáo Chánh án Tòa án cấp tỉnh đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở trung ương;
Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở xuống; đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ươnG.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tự trình hoặc theo đề nghị của Chánh án Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ươnG.
Trường hợp tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử có văn bản báo cáo Chánh án Tòa án theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này để thực hiện quyền kiến nghị, trường hợp này, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 187 của Luật này để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 141 của Luật này.
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính có kháng nghị của Viện kiểm sát, nếu Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa vắng mặt, hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, mà không có Kiểm sát viên dự khuyết thay thế thì Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào?
Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho h hoặc được niêm yết công khai?.
Theo quy định của Luật TTHC năm 2015, những người tiến hành tố tụng hành chính bao gồm: Chánh án tòa án; Thẩm phán, Hội thẩm; Thư ký tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát; Kiểm sát viên?.
Ngày 01/7/2016, Giám đốc Bệnh viện A ban hành Quyết định kỷ luật số 01/QĐ v/v kỷ luật buộc thôi việc đối với bác sỹ Nguyễn Văn H. Bác sỹ H đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện B ( Bệnh viện A có trụ sở cơ quan trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nh nhân dân huyện B., yêu cầu hủy Quyết định kỷ luật buộc thời việc số 01/QĐ ngày 01/7/2016 Tòa án nhân dân huyện B đã thụ lý giải quyết vụ án hành chính “Yêu cầu hủy Quyết định kỷ luật buộc thôi việc”. Việc thụ lý giải quyết của TÁND huyện là Đúng hay Sai?
Chứng cứ nếu bị tố là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại không?
Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở xuống không?
Số lượng thành viên hội đồng giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao luôn gồm có 03 Thẩm phán?
Ngày 10/7/2016, ông Nguyễn Văn A có đơn khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh L về việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với ông Nguyễn Văn A. Chủ tịch UBND tỉnh L đã ủy quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh L tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Tòa án đã chấp nhận cho Chánh Thanh tra tỉnh L tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.Việc Tòa án chấp nhận cho Chánh Thanh tra tỉnh L tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền là Đúng hay Sai?
Ngày 10/7/2016, ông Nguyễn Văn B (là đương sự trong vụ án hành chính kiện UBND quận H đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật) đã nhờ ông Nguyễn Văn A (là công chức công tác tại Vụ pháp chế - Bộ Tài chính) làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mìnH. Khi đến Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án từ chối đăng ký với lý do ông Nguyễn Văn A là công chức. Việc Tòa án từ chối không cho ông A đăng ký làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông B là Đúng hay Sai?
Người phiên dịch không có mặt tại phiên tòa mà không có người thay thế, Hội đồng xét xử phải quyết định như thế nào:
Theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, thư ký phiên tòa đã tham gia phiên tòa tạm ngừng thì không được tiến hành tố tụng để xét xử đối với những vụ án khác Đúng hay Sai?
Luật TTHC năm 2015 quy định trong mọi trường hợp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án phải được thông báo về việc kháng cáo của các đương sự khác trong cùng vụ án?
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá bao nhiêu ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa?
6.45 ngày.
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm?