Có những bức tranh nào được nói đến trong đoạn trích? Nhận xét về ý nghĩa của những bức tranh đó.
Trong văn bản có hai bức tranh được nói đến: bức tranh người hoạ sĩ vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng, và bức chân dung tự hoạ của người hoạ sĩ: Bức vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng vừa đem lại thành công cho người hoạ sĩ, đồng thời lại là bằng chứng về sự vô tình, vô tâm của ông khi đã quên đi lời hứa với anh chiến sĩ. Bức chân dung tự hoạ thứ hai là bằng chứng về sự sám hối, giúp người hoạ sĩ tự nhìn thẳng vào chính lỗi lầm của bản thân trong quá khứ để không trốn tránh thực tại. Hai bức tranh này xuất hiện trong diễn biến cốt truyện, soi vào nhau, chiếu rọi sự giằng xé trong thế giới tinh thần của nhân vật.
Có ý kiến cho rằng: Chúng ta có thể phàn nàn vì bụi hồng có gai hoặc vui mừng vì bụi gai có hoa hồng.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bối cảnh đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau.
Khi con sinh trời đã xanh rồi
Có vạch trắng của đường bay tên lửa
Cây lá màu nguỵ trang lúc nào chẳng rõ
Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào
Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào
“Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mải,...”
Bởi khi bay có cánh cò đã gãy
Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình.
(Khi con ra đời, in trong Hoa dọc chiến hào,
Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr.31-32)
Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.”
Nêu một ví dụ về hình thức ngôn ngữ “đối thoại trong độc thoại” của đoạn trích.
Nhận xét về những cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.