II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bối cảnh đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau.
Khi con sinh trời đã xanh rồi
Có vạch trắng của đường bay tên lửa
Cây lá màu nguỵ trang lúc nào chẳng rõ
Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào
Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào
“Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mải,...”
Bởi khi bay có cánh cò đã gãy
Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình.
(Khi con ra đời, in trong Hoa dọc chiến hào,
Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr.31-32)
a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bối cảnh đất nước thời chiến tranh được thể hiện trong đoạn thơ của Xuân Quỳnh.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Bối cảnh “khi con ra đời” thật đặc biệt: khoảng trời xanh không còn bình yên mà có “đường bay tên lửa”, màu lá xanh thành “lá nguỵ trang”, mặt đất thành “những chiến hào”, cuộc sống của những đứa trẻ cũng không thể bình yên trong lời ru ngọt ngào của mẹ mà có những cánh cò “đã gãy”, cái bống “vẫn giật mình” trong giấc ngủ say. Đoạn thơ đem đến cho người đọc những cảm nhận cụ thể về một thời điểm lịch sử đã qua của dân tộc, đó là những tháng ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, những đứa trẻ sinh ra đã phải đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, phải quen với cuộc sống thời chiến. (2) Bối cảnh bom đạn chiến tranh được tác giả khắc hoạ với những chất liệu rất cụ thể mang hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh ẩn dụ thấm đẫm ý vị dân gian, do vậy đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Đoạn thơ như một thước phim ghi lại cho các thế hệ sau này biết đến những ngày tháng gian khổ của dân tộc, từ đó thêm trân trọng, biết ơn những người đã cống hiến, hi sinh để đem lại cuộc sống yên bình hạnh phúc
hôm nay.
c, Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Có ý kiến cho rằng: Chúng ta có thể phàn nàn vì bụi hồng có gai hoặc vui mừng vì bụi gai có hoa hồng.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Có những bức tranh nào được nói đến trong đoạn trích? Nhận xét về ý nghĩa của những bức tranh đó.
Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.”
Nhận xét về những cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.
Nêu một ví dụ về hình thức ngôn ngữ “đối thoại trong độc thoại” của đoạn trích.