Liệt kê các chi tiết, sự kiện xác thực được nhắc tới trong văn bản trên.
Các chi tiết, sự kiện xác thực được nhắc tới trong văn bản là thông tin được điều tra và ghi chép lại: Tên và địa chỉ của làng chiếu Cẩm Nê Làng Cẩm Nê giờ đã khấm khá hơn, nhưng không phải là nhờ nghề dệt chiếu; Tác giả vào làng, đi qua khắp các xóm (tên các xóm), nhưng không còn thấy dấu hiệu âm thanh, hình ảnh đẹp đẽ, tươi vui đặc trưng của làng chiếu nổi tiếng một thời nữa; Bà Dương Thị Thông là người dệt chiếu cuối cùng của làng nghề này, bà Ngô Thị Mua – người phụ làm chiếu với bà Thông – đã cung cấp các thông tin cho tác giả (thông tin về tên tuổi của người cung cấp thông tin, lời kể, giá cả, thu nhập từ nghề làm chiếu, nguyện vọng,... Theo lời bà Thông, tác giả ghi chép được các thông tin về nguyên nhân khiến nghề dệt chiếu dần tàn lụi, về thực trạng đau lòng của làng nghề Cẩm Nê, về nỗi niềm và khát vọng tha thiết của một nghệ nhân dệt chiếu đã 65 tuổi,...)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Chiếc khung dệt hầu như nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vai trò của một yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung ở bài thơ sau:
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con Cả Thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và Cả Thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
(Nguyễn Quang Thiều, Những người đàn bà gánh nước sông,
NXB Văn học, 1995)
Tác giả thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề được phản ánh trong văn bản?
Có ý kiến cho rằng: Trong thế giới hội nhập, nếu có thể du học ở nước ngoài, người trẻ sẽ có cơ hội phát triển tương lai tốt hơn.
Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy bày tỏ ý kiến của anh/ chị trong bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả để kể về số phận những cái khung dệt ở các gia đình làm nghề dệt chiếu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?