Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả để kể về số phận những cái khung dệt ở các gia đình làm nghề dệt chiếu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Người viết kể đan xen các sự việc trong quá khứ và hiện tại bằng lời tác giả và dẫn lời nhân vật, trong đó, số phận cái khung dệt được nhắc đến nhiều lần: Thời nghề dệt chiếu còn thịnh ở làng, “Mỗi khung dệt có hai người tham gia. Trong đó, một người luồn cói và người kia dùng go dệt cói vào đay cho chắc chắn”. Khi “Cuộc sống của những người làm chiếu rơi vào khó khăn, người làng lần lượt bỏ nghề, những khung dệt dần đóng bụi”. Bà Ngô Thị Mua bộc bạch: “Cách đây 5 7 năm, sau nhiều năm cất giữ với ước mong hồi sinh làng nghề, nhiều nhà đành phá khung dệt vì chật nhà”. Cuối cùng, qua điểm nhìn của nhân vật bà Thông, tác giả kể: “Chiếc khung dệt hầu như nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi”. Ở mỗi chi tiết được kể, tác giả đều miêu tả cái khung dệt một cách cặn kể: mỗi khung dệt có hai người tham gia, một người luồn cói, một người dùng go dệt cói vào đay cho chắc chắn; những khung dệt dần đóng bụi; khung dệt bị phá vì vô dụng, để chỉ “chật nhà”; khung dệt nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi.
Sự miêu tả kĩ lưỡng, đầy xúc cảm kết hợp với việc trần thuật bao quát nhiều thời điểm, qua nhiều lời kể đã làm hình ảnh cái khung dệt hiện lên thật ấn tượng, qua đó, số phận những cái khung dệt ở các gia đình làm nghề dệt chiếu ở làng Cẩm Nê được khắc hoạ sinh động, giàu sức truyền cảm. Số phận của cái khung dệt cũng chính là số phận của làng nghề dệt chiếu Cẩm Nê. Việc kể và tả cái khung dệt làm nổi bật lên chủ đề của văn bản: cảm thương, chia sẻ với những nghệ nhân suốt một đời gắn bó với nghề; xót xa, tiếc nuối cho nghề dệt chiếu, làng nghề truyền thống Cẩm Nê đang có nguy cơ bị xoá bỏ trong cuộc sống hiện đại; tha thiết kêu gọi giải pháp thiết thực để khôi phục, giữ gìn những làng nghề truyền thống lâu đời như làng chiếu Cẩm Nê.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Chiếc khung dệt hầu như nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vai trò của một yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung ở bài thơ sau:
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con Cả Thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và Cả Thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
(Nguyễn Quang Thiều, Những người đàn bà gánh nước sông,
NXB Văn học, 1995)
Tác giả thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề được phản ánh trong văn bản?
Có ý kiến cho rằng: Trong thế giới hội nhập, nếu có thể du học ở nước ngoài, người trẻ sẽ có cơ hội phát triển tương lai tốt hơn.
Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy bày tỏ ý kiến của anh/ chị trong bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
Liệt kê các chi tiết, sự kiện xác thực được nhắc tới trong văn bản trên.