Học sinh lựa chọn một chi tiết liên quan đến nhân vật Hộ hoặc Từ, lí giải vì sao mình lại thích nhất chi tiết đó bằng cách chỉ ra xem chi tiết đó nói lên hành động/ cử chỉ/ suy nghĩ nào của nhân vật, cho thấy nhân vật là người như thế nào, chi tiết ấy có chứa đựng yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào không.
Ví dụ: Chi tiết “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”. Đây là chi tiết nói lên “sự ý tứ của Từ” như “Hộ hiểu thế”. Mặc dù bị chồng đối xử tệ bạc (bị đánh đuổi đi) nhưng biết khi chồng tỉnh dậy sẽ khát nước (do uống nhiều rượu, miệng sẽ khô và đắng) nên Từ đã chuẩn bị một ấm đầy nước ấm cho chồng. Chi tiết cho thấy Từ là một người vợ hiền lành, ý tứ, luôn mang trong mình sự biết ơn đối với chồng, thấu hiểu được gánh nặng và những đau khổ mà người chồng phải trải qua.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ sau:
THUẬT HỨNG[1] (Số 24)
(Nguyễn Trãi)
Công danh đã được hợp[2] về nhàn
Lành dữ âu chỉ[3] thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa[4] thanh, phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt[5] đầy qua nóc[6],
Thuyền chở yên hà[7] nặng vậy then[8]
. Bui có một lòng trung liễn[9] hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen[10]'
(Theo: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội,Hà Nội, 1976, tr.418-419)
[1] Thuật hứng: Giãi bày hứng thú riêng.
[2] Hợp: nên.
[3] Âu chi: lo chi
[4] Dia: ao.
[5] Phong nguyệt: gió trăng
[6] Đầy qua nóc: đầy tràn lên quá nóc kho
[7] Yên hà: khói lam chiều, ráng mây đỏ.
[8] Nặng vạy then: chở nặng quá làm cho then thuyền vạy đi, oằn xuống.
[9] Liễn: lẫn.
[10] Ý cả câu: Mài mà không mòn, nhuộm mà không đen