Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

28/09/2024 9

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ sau:

THUẬT HỨNG[1] (Số 24)

(Nguyễn Trãi)

Công danh đã được hợp[2] về nhàn

 Lành dữ âu chỉ[3] thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa[4] thanh, phát cỏ ương sen.

 Kho thu phong nguyệt[5] đầy qua nóc[6],

Thuyền chở yên hà[7] nặng vậy then[8]

. Bui có một lòng trung liễn[9] hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen[10]'

(Theo: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội,Hà Nội, 1976, tr.418-419)



[1] Thuật hứng: Giãi bày hứng thú riêng.

[2] Hợp: nên.

 

[3] Âu chi: lo chi

[4] Dia: ao.

[5] Phong nguyệt: gió trăng

[6] Đầy qua nóc: đầy tràn lên quá nóc kho

[7] Yên hà: khói lam chiều, ráng mây đỏ.

[8] Nặng vạy then: chở nặng quá làm cho then thuyền vạy đi, oằn xuống.

[9] Liễn: lẫn.

[10] Ý cả câu: Mài mà không mòn, nhuộm mà không đen

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nêu cảm nhận khái quát về một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Thuật hứng số 24 (chọn một trong số các biểu hiện sau: coi thường danh lợi, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống giản dị mà thanh cao, giữ trọn tấm lòng trung hiếu với dân với nước).

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Nêu hoàn cảnh của Nguyễn Trãi khi viết bài thơ: Cáo quan về ở ẩn nơi thôn dã, làm công việc của một lão nông và vui thú với thiên nhiên. (2) Phân tích một vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Học sinh chọn và phân tích một trong các biểu hiện sau:

– Nguyễn Trãi là người coi thường danh lợi: Bỏ lại công danh/ thoát khỏi vòng danh lợi, về với chốn thanh nhàn, không bận tâm đến những lời khen chê của người đời, tỏ ra ung dung, tự tại (hai câu đề).

– Nguyễn Trãi có những thú vui giản dị nhưng thanh cao nơi thôn dã: vớt bèo trong ao cạn, cấy rau muống để lấy rau ăn; phát cỏ trong ao, trồng hoa sen để thưởng hoa (hai câu thực); chan hoà với thiên nhiên: lấy gió trăng làm bầu bạn; lấy khói lam chiều và ráng mây đỏ làm nguồn vui (hai câu luận).

– Nguyễn Trãi trọn đời trung với nước, hiếu với dân – tấm lòng ấy dẫu có mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen (hai câu kết).

c. Kết đoạn: Khẳng định bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ (nhắc lại biểu hiện đã phân tích ở trên).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự thức tỉnh của con người trong cuộc sống.

Xem đáp án » 28/09/2024 15

Câu 2:

Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong lời thoại: “A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...”

Xem đáp án » 28/09/2024 8

Câu 3:

Qua các lời thoại: “Anh... anh... chỉ là một thằng... khốn nạn!...” và Không!... anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ... anh/ chị hiểu gì về nhân vật Hộ, nhân vật Từ?

Xem đáp án » 28/09/2024 8

Câu 4:

Nêu sự việc được kể trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 28/09/2024 7

Câu 5:

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem đáp án » 28/09/2024 7

Câu 6:

Anh/ Chị thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích? Vì sao?

Xem đáp án » 28/09/2024 6

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »