IMG-LOGO

Câu hỏi:

28/09/2024 31

Anh/ Chị tâm đắc nhất với mục đích nào của sự học mà tác giả đề cập ở phần đầu văn bản? Vì sao?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Học sinh có thể đưa ra câu trả lời khác nhau (để phát triển bản thân/ mở rộng hiểu biết/ bồi dưỡng tâm hồn) và có lí giải phù hợp. Ví dụ: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học là để bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy trong ta những khát vọng cao đẹp, làm cho bản thân “ngày càng mới, càng cao, càng rộng”. Và khi khát vọng được thắp lên, con người sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, nỗ lực nhiều hơn để đạt được điều mình ấp ủ. Mỗi ngày đến với chúng ta là mỗi ngày vui vẻ bởi sự nảy nở của những cảm xúc tích cực, mong muốn được sẻ chia, được yêu thương và thấu hiểu. Cuộc sống tinh thần của chúng ta vì vậy mà trở nên “giàu có” và thi vị hơn.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Bàn về tự học tác giả Nguyễn Duy Cần từng nói: “Học đâu phải là công việc của một thời kì cắp sách đến trường (thập niên đăng hoả), mà thực ra là công phu thực hiện suốt một đời người”.

Anh/ Chị có đồng ý với quan điểm đó không, vì sao? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) làm rõ một lí do để bảo vệ ý kiến của anh/ chị.

Xem đáp án » 28/09/2024 50

Câu 2:

 Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật chàng Vương trong truyện truyền kì dưới đây.

ĐẠO SĨ NÚI LÃO

Tóm tắt phần trước: Có chàng họ Vương, tuổi trẻ mộ đạo, nghe nói trên núi Lao Sơn (ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) có vị tiên liền tìm đến thì gặp một vị đạo sĩ tóc trắng rủ xuống tận cổ, tinh thần sắc sảo. Vương khấu đầu làm lễ, bắt chuyện, thấy đạo lí huyền diệu, bèn tôn làm thầy. Đạo sĩ nhìn Vương băn khoăn cho rằng sợ anh ta sức yếu, không chịu nổi khó nhọc để tu luyện nhưng Vương tỏ ý rất sẵn sàng.

Hơn một tháng ở lại trên núi, ngày nào đạo sĩ cũng gọi Vương dậy, đưa cho chiếc rìu, bảo theo lũ học trò đi hái củi. Tay chân Vương phỏng mọng, đau không chịu nổi, có ý muốn về. Thế nhưng khi được chứng kiến phép biến hoá tài tình của đạo sĩ trong tiệc rượu thì Vương cố nán ở lại để mong học được từ thầy một điều huyền diệu nào đó.

Lại qua một tháng nữa, khổ không kham, mà đạo sĩ vẫn chưa truyền cho một phép gì. Sốt ruột quá, bèn lên cáo từ, xin về

- Đệ tử qua mấy trăm dặm đường tới xin học thầy; dầu chẳng học được cái đạo trường sinh bất tử, cũng mong thầy dạy cho chút gì gọi là hả chút lòng cầu học. Thế mà qua hai, ba tháng, chỉ những sáng đi kiếm củi, tối lại trở về. Hồi ở nhà, đệ tử chưa bao giờ khổ như thế.

Đạo sĩ cười, bảo:

-Ta đã nói trước là anh không chịu nổi khó nhọc, nay đã quả nhiên. Sáng mai, sẽ cho người dẫn anh về.

Vương lại nài nỉ:

-Đệ tử làm lụng đã nhiều, xin thầy dạy cho một thuật mọn, khỏi phụ công lao đệ tử lặn lội tới đây.

Đạo sĩ hỏi muốn cầu thuật gì, Vương nói:

- Thường thấy thầy đi đâu, tường vách không ngăn nổi, chỉ xin một phép ấy cũng đủ lắm.

Đạo sĩ cười, nhận lời. Bèn dạy cho phép bắt quyết[1], bảo miệng đọc mấy câu thần chú, rồi hô: “Vào đi! Vào đi!”. Vương đối mặt với bức tường nhưng ngần ngừ không dám vào. Đạo sĩ lại hô rằng:

-Cứ vào đại thử coi!

Vương theo lời, thong thả tiến lại, đến tường bị vấp. Đạo sĩ bảo củi đầu, vào thật nhanh, đừng rụt rè. Vương bước xa bức tường mấy bước, đọc câu thần chủ, bước nhanh tới, cảm thấy như chỗ trống không. Quay nhìn lại thì đã thấy mình ở bên kia tường. Mừng quả, vào lạy tạ xin về.

Đạo sĩ nói:

-Về nhà phải giữ gìn đứng đắn; không thể thì phép không nghiệm nữa đâu. Nói rồi, cấp tiền cho Vương ăn đường mà về.

Đến nhà, chàng khoe đã gặp tiên, tường vách dày đến đâu cũng không ngăn nổi. Vợ không tin. Vương theo như cách đạo sĩ đã dạy, cách tường mấy bước, củi đầu chạy ù vào. Đầu đập tường cứng ngã lăn đùng. Vợ nâng dậy, nhìn xem, thấy trản sưng bươu bằng quả trứng. Vợ chế giễu mãi. Vương vừa thẹn vừa tức, chửi mãi lão đạo sĩ bất lương.

(Nguyễn Đức Lân dịch, Liêu Trai chí dị,

NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr.20-23)



[1] Bắt quyết: dùng ngón tay đan chéo vào nhau kết thành chữ để làm phép.

Xem đáp án » 28/09/2024 45

Câu 3:

Nhận xét về tác dụng của một số yếu tố miêu tả và tự sự được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 28/09/2024 26

Câu 4:

Văn bản bàn về vấn đề gì?

Xem đáp án » 28/09/2024 20

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »