Ý nào đúng với đặc điểm của phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại?
A. Trình tự ghi ở trong gen.
B. Là phản xạ có tính di truyền.
C. Là phản xạ có điều kiện
D. Là phản xạ bẩm sinh.
Chọn đáp án C
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện → mang tính bẩm sinh, bền vững, có tính di truyền, mang tính chủng loại.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm → được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang tính cá thể và không được di truyền.
→ Phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại là phản xạ có điều kiện.
→ Đáp án C
Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; Alen A: qui định hạt vàng, alen a: qui định hạt xanh; alen B: qui định hạt trơn, alen b: qui định hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
Xét phép lai về 3 cặp tính trạng, các alen trội lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AaBbDd nếu mỗi cặp gen qui định 1 cặp tính trạng sẽ cho thế hệ sau có
Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); alen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?
Ai là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất?
Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là:
Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng khác của cả bên bố và mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, nếu đời lai F2 thu được tỉ lệ 1:2:1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 510 nm. Trong đó hiệu bình phương tỉ lệ phần trăm hai loại nuclêôtit bằng 10%. Biết (A+T)>(G+X), khi tế bào phân chia 1 lần môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen trên nhân đôi?
Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen và mã hóa axit amin được gọi là:
Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA... 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
Alen D của một gen có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Alen D bị đột biến thay thế A-T thành cặp G-X tạo thành alen d. Tế bào chứa cặp gen Dd có số lượng nuclêôtit từng loại là:
Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II ở các nòi (1);(2);(3);(4) có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nòi số (3) là nòi xuất phát. Trình tự phát sinh các nòi sinh vật nào là đúng: