Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 14)
-
39905 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
Chọn đáp án B
Có 3 bộ ba kết thúc là: 5’ UAA 3’, 5’ UAG 3’ và 5’ UGA 3’
→ Đáp án B
Câu 2:
Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp
Chọn đáp án D
Trên mỗi phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động được gọi là poliriboxom.
Poliriboxom giúp cho mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit cùng loại. → tăng hiệu suất dịch mã.
→ Đáp án D
Câu 3:
Ai là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất?
Chọn đáp án B
- Mono và Jacop: phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động của các gen ở vi khuẩn E.coli.
- Menden: phát hiện ra quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ở đậu Hà Lan.
- Morgan: phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết các gen ở ruồi giấm.
- Coren: phát hiện ra cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất.
→ Đáp án B
Câu 4:
Điều kiện nghiệm đúng quan trọng nhất của qui luật tương tác gen là:
Chọn đáp án D
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong sự hình thành một kiểu hình.
→ Nhiều cặp gen quy định một cặp tính trạng.
→ Đáp án D.
Câu 5:
Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
Chọn đáp án A
- Lai phân tích: phép lai giữa cá thể có tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể có kiểu hình lặn.
- Lai khác dòng: phép lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
- Lai thuận nghịch: ở phép lai thứ nhất kiểu gen này được dùng làm mẹ thì ở phép lai thứ hai kiểu gen đó được dùng làm bố.
- Lai cải tiến: dùng một giống cao sản (thường chọn những con đực cao sản giống ngoại nhập) để cải tạo một giống năng suất kém.
VD: A là giống năng suất kém, B là giống cao sản
P: A x B → F1: C
P(F1): C x B → F2: D
P(F2): D x B → F3: E…
→ Đáp án A
Câu 6:
Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
Chọn đáp án C
- Hoocmon thực vật kích thích sinh trưởng: auxin, giberelin, xitokinin.
- Hoocmon thực vật ức chế sinh trưởng: etilen, axit absixic.
→ Đáp án C
Câu 7:
Ý nào đúng với đặc điểm của phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại?
Chọn đáp án C
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện → mang tính bẩm sinh, bền vững, có tính di truyền, mang tính chủng loại.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm → được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang tính cá thể và không được di truyền.
→ Phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại là phản xạ có điều kiện.
→ Đáp án C
Câu 8:
Tuyến nước bọt có chứa enzim tiêu hóa loại hợp chất nào trong thức ăn?
Chọn đáp án C
Tuyến nước bọt có chứa enzyme amilaza có khả năng biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo.
→ Đáp án C
Câu 9:
Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật luôn phải gắn liền với sinh sản hữu tính?
Chọn đáp án A
Phân đôi, phân mảnh, nảy chồi và trinh sinh đều là hình thức sinh sản vô tính ở động vật, tuy nhiên trinh sinh gắn liền với sinh sản hữu tính. Vì trinh sinh là hình thức sinh sản trong đó các trứng không được thụ tinh phát triển thành các cá thể có bộ NST đơn bội.
Câu 10:
Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen và mã hóa axit amin được gọi là:
Chọn đáp án C
Phần lớn gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh), xen kẽ các đoạn exon mã hóa axit amin là các đoạn intron không mã hóa axit amin.
→ Đáp án C
Câu 11:
Một trong những đặc điểm của thường biến là:
Chọn đáp án B
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen.
→ Đáp án B
Câu 12:
Cấu tạo của 1 nuclêôxôm trong cấu trúc hiển vi nhiễm sắc thể của tế bào nhân thực gồm:
Chọn đáp án D
Một nucleoxom gồm 146 cặp nucleotit quấn 1,75 vòng quanh lõi gồm 8 phân tử protein histon.
→ Đáp án D
Câu 13:
Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
Chọn đáp án C
Ở vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh, mới có vùng nhân
→ Quá trình phiên mã xảy ra ở tế bào chất
→ Đáp án C
Câu 14:
Trong phép lai một cặp tính trạng, khi lai phân tích cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) nếu các alen không phải trội lặn hoàn toàn mà trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 sẽ như thế nào:
Chọn đáp án A
Alen A trội không hoàn toàn so với alen a.
Phép lai phân tích cá thể dị hợp Aa:
P: Aa × aa ⇒ F1: 1Aa : 1aa ⇒ TLKH: 1 : 1
→ Đáp án A
Câu 15:
Xét phép lai về 3 cặp tính trạng, các alen trội lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AaBbDd nếu mỗi cặp gen qui định 1 cặp tính trạng sẽ cho thế hệ sau có
Chọn đáp án D
Phép lai 3 cặp tính trạng, mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, alen trội lặn hoàn toàn. AaBbDd × AaBbDd = (Aa × Aa)(Bb × Bb)(Dd × Dd)
Aa × Aa ⇒ 1AA : 2Aa : 1aa ⇒ 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.
Tương tự, Bb × Bb và Dd × Dd cũng cho 3 KG, 2 KH
→ = Số KG = 3.3.3 = 27; Số KH = 2.2.2 = 8
→ Đáp án D
Câu 16:
Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO nằm trên NST thường. Một cặp vợ chồng, người chồng có nhóm máu AB và người vợ có kiểu gen về nhóm máu là IAIB. Những người con của họ có thể mang nhóm máu nào sau đây:
Chọn đáp án D
P: IAIB x IAIB
F1: 1IAIA : 2IAIB : 1IBIB
→ Người con có thể mang nhóm máu A, đồng hợp hoặc nhóm máu B, đồng hợp hoặc nhóm máu AB, dị hợp.
→ Đáp án D
Câu 17:
Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; Alen A: qui định hạt vàng, alen a: qui định hạt xanh; alen B: qui định hạt trơn, alen b: qui định hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
Chọn đáp án B
P: AaBB × AaBb
F1: 1AABB : 1AABb : 2AaBB : 2AaBb : 1aaBB : 1aaBb
→ TLKH: 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
→ Đáp án B
Câu 18:
Một phân tử ARN có trình tự các Nuclêôtit được xắp xếp như sau:
...5’AUG GGG AAU GUX XUA AAU UUU XXG UXA XXX AGU UAG 3’...
Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ đoạn ARN trên có bao nhiêu axít amin?
Chọn đáp án D
Đoạn mARN có 12 bộ ba (trong đó chứa 1 mã mở đầu và 1 mã kết thúc). Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh là chuỗi polipeptit đã cắt axit amin mở đầu
→ Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 12 – 2 = 10 axit amin
→ Đáp án D.
Câu 19:
Ở người, bệnh máu khó đông do alen h nằm trên NST X, alen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường không mang gen bệnh, nhận định nào dưới đây là không đúng?
Chọn đáp án C
P: XhY x XHXH
F1: 1XHXh : 1XHY.
→ Các con đều không bị bệnh, con gái nhận Xh từ bố → mang gen bệnh.
→ C sai.
Câu 20:
Trong phép lai phát hiện ra cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất, nếu ta lấy hạt phấn của các cây F1 ở phép lai thuận (lá đốm) thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch (lá xanh) thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 sẽ là:
Chọn đáp án D
Tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
Lấy cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh → các con đều mang KH của mẹ: 100% lá xanh.
→ Đáp án D
Câu 21:
Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abDe với tỉ lệ
Chọn đáp án D
Kiểu gen AaBbddEe chứa cặp gen dd, như vậy giảm phân không thể tạo giao tử chứa alen D.
→ Tỉ lệ giao tử abDe = 0.
→ Đáp án D
Câu 22:
Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
Chọn đáp án A
Guanin dạng hiếm G* kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây ra đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T theo sơ đồ: G*-X → G*-T → A-T.
→ Đáp án A
Câu 23:
Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm ba chiếc giống nhau, NST giới tính gồm ba chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
Chọn đáp án A
Ở người:
- NST số 21 gồm 3 chiếc: hội chứng Đao.
- NST giới tính gồm 3 chiếc giống nhau: hội chứng Siêu nữ (3X).
→ Đáp án A
Câu 24:
Trong quá trình điều hòa hoạt động của gen trên mô hình operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
Chọn đáp án A
Cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli:
- Khi môi trường không có lactozo: gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế liên kết với vùng vận hành O → ngăn cản quá trình phiên mã → các gen cấu trúc không hoạt động.
- Khi môi trường có lactozo: chất cảm ứng liên kết với protein ức chế → làm biến đổi cấu trúc không gian 3 chiều của nó → protein ức chế bị bất hoạt nên không thể liên kết với vùng O → phiên mã, dịch mã diễn ra bình thường.
- Khi lactozo bị phân giải hết: protein ức chế lại liên kết với vùng O → phiên mã dừng lại.
→ Đáp án A
Câu 25:
Alen D của một gen có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Alen D bị đột biến thay thế A-T thành cặp G-X tạo thành alen d. Tế bào chứa cặp gen Dd có số lượng nuclêôtit từng loại là:
Chọn đáp án A
Alen D:
- H = 2A + 3G = 3600.
- A = 0,3N; G = 0,2N
→ 0,6N + 0,6N = 3600 → N = 3000
→ A = 900; G = 600.
Alen D bị đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thành alen d:
→ A = 899; G = 601.
Cặp gen Dd: A = 900 + 899 = 1799; G = 600 + 601 = 1201.
→ Đáp án A.
Câu 26:
Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng khác của cả bên bố và mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, nếu đời lai F2 thu được tỉ lệ 1:2:1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
Chọn đáp án C
P thuần chủng → F1 đồng tính có kiểu hình khác bố mẹ. Cho F1 tự thụ thu F2 có tỉ lệ: 1 : 2 : 1
→ Liên kết gen hoàn toàn, F1 dị hợp chéo.
- Nếu hoán vị gen, tỉ lệ F2 không bình thường
- Nếu phân li độc lập, tương tác gen: F2 gồm 16 tổ hợp
→ Đáp án C
Câu 27:
Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là:
Chọn đáp án A
Axit nucleic có các loại nu A, T, G, X → ADN.
A = 20%, T = 20%, G = 35%, X = 25%.
→ Cặp nu bổ sung có tỉ lệ khác nhau (G khác X) → mạch đơn
→ Đáp án A
Câu 28:
Loài cải củ (loài A) có 18 nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội, tế bào rễ của loài cải bắp (loài B) có 18 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
Chọn đáp án D
Khi lai xa giữa cải củ (2n = 18R) và cải bắp (2n =18B) thu được cây lai có 18 NST (9R + 9B) bất thụ. Đa bội hóa cây lai thu được cây lai song nhị bội hữu thụ có 36 NST (18R + 18B).
→ Đáp án D
Câu 29:
Cấu trúc nào không thuộc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, nhưng lại có vai trò điều hòa hoạt động của các gen trong opêron Lac.
Chọn đáp án B
Operon Lac gồm:
- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) nằm kề nhau, liên quan nhau về chức năng.
- Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là vị trí tương tác với protein ức chế.
- Vùng khởi động (P) nằm trước vùng O, là vị trí tương tác của ARN-aza để khởi đầu phiên mã.
Gen điều hòa (R) nằm ở phía trước operon, tổng hợp protein ức chế điều khiển sự hoạt động của operon.
→ Đáp án B
Câu 30:
Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); alen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?
Chọn đáp án B
Alen A tổng hợp enzyme A làm cơ chất (1 trắng) → cơ chất 2 (trắng); alen B tổng hợp enzyme B làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (đỏ); các alen lặn đều không có khả năng này.
→ Tương tác bổ sung kiểu 9:7
Quy ước: A_B_: hoa đỏ ; A_bb, aaB_, aabb: hoa trắng.
→ Đáp án B.
Câu 31:
Tính trạng chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen phân li độc lập nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất, được F1 và sau đó cho F1 tự thụ phấn. Trong các cây ở F2, những cây có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ:
Chọn đáp án A
P lai cây cao nhất với cây thấp nhất → F1 dị hợp 4 cặp gen.
Mỗi alen trội làm cây tăng 5cm → cây 180cm có 6 alen trội.
- TH1: 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp đồng hợp lặn
(1/4)^3.1/4.4C3 = 1/64
- TH2: 2 cặp đồng hợp trội, 2 cặp dị hợp
(1/4)^2.(1/2)^2.4C2 = 3/32
→ Cây 180cm chiếm tỉ lệ = 1/64 + 3/32 = 7/64
Công thức tính nhanh: nCa/2^n, trong đó n là số cặp dị hợp ở hai bên bố mẹ, a là số alen trội – số cặp đồng hợp trội.
→ Cây 180cm chiếm tỉ lệ = 8C6/2^8 = 7/64.
→ Đáp án A
Câu 32:
Một cá thể cái có kiểu gen abDd, Ba tế bào sinh dục của cá thể này giảm phân tạo giao tử có xảy ra hoán vị gen. Biết không xảy ra đột biến gen và đột biến NST. Thực chất có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra từ các tế bào trên?
Chọn đáp án A
Kiểu gen AB/ab Dd giarm phân có hoán vị gen cho tối đa 4.2 = 8 loại giao tử.
Tuy nhiên, 1 tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ cho 1 giao tử
→ 3 tế bào sinh dục cái giảm phân cho tối đa 3 loại giao tử
→ Đáp án A
Câu 33:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 510 nm. Trong đó hiệu bình phương tỉ lệ phần trăm hai loại nuclêôtit bằng 10%. Biết (A+T)>(G+X), khi tế bào phân chia 1 lần môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen trên nhân đôi?
Chọn đáp án B
L = 510 nm = 5100 Å → N = 3000.
%A + %G = 0,5; %A^2 - %G^2 = 0,1
→ %A^2 – (0,5 - %A)^2 = 0,1
→ %A = 0,35; %G = 0,15.
→ A = T = 1050; G = X = 450.
Số nu môi trường nội bạo cung cấp cho gen phân chia 1 lần = Số nu của gen
→ Đáp án B.
Câu 34:
Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Alen A quy định trứng có màu sẫm, alen a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai n ào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở tằm cái?
Chọn đáp án D
Ở tằm, con đực: XX, con cái: XY.
A. XAXa x XaY → 1XAXa : 1XAY : 1XaXa : 1XaY
→ 1 đực sẫm: 1 đực sáng: 1 cái sẫm: 1 cái sáng
B. XAXA x XAY → 1XAXA: 1XAY: 1XAXa: 1XaY
→ 2 đực sẫm: 1 cái sẫm: 1 cái sáng
C. XAXA x XaY → 1XAXa: 1XAY
→ 1 đực sẫm: 1 cái sẫm
D. XaXa x XAY → 1XAXa: 1XaY
→ 1 đực sẫm: 1 cái sáng
→ Đáp án D
Câu 35:
Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II ở các nòi (1);(2);(3);(4) có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nòi số (3) là nòi xuất phát. Trình tự phát sinh các nòi sinh vật nào là đúng:
Chọn đáp án B
Nói (3) là nòi xuất phát: ABFCEDG
Nòi (3) đảo đoạn ED → nòi (4): ABFCDEG
Nòi (3) đảo đoạn FC → nòi (2): ABCFEDG
Nòi (2) đảo đoạn FED → nòi (1): ABCDEFG
→ (1) ← (2) → (3) → (4)
→ Đáp án B
Câu 36:
Một tế bào nhân thực của một loài tiến hành nhân đôi khi bước vào pha S của kì trung gian. Quá trình nhân đôi ADN của tế bào đã tổng hợp 132 đoạn Okazaki. Biết enzim primeraza đã tổng hợp 140 đoạn mồi. Trung bình có bao nhiêu đoạn okazaki trong một đơn vị tái bản?
Chọn đáp án C
Trên một đơn vị tái bản: Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2
→ Trên a đơn vị tái bản: Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2a.
→ 140 = 132 + 2a
\righarrow a = 4.
→ Số đoạn okazaki trong một đơn vị tái bản = 132/4 = 33
→ C
Câu 37:
Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA... 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
Chọn đáp án C
Mạch gốc: 3’ TAX TTX AAA 5’
mARN: 5’ AUG AAG UUU 3’
Nucleotit ở vị trí thứ 7 là nucleotit đầu tiên thuộc codon thứ 3: UUU.
→ Có 3 trường hợp thay đổi thành codon khác: AUU, GUU, XUU.
→ Đáp án C
Câu 38:
Bệnh mù màu ở người được xác định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng qui định khả năng nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con thì xác suất họ sinh được 2 con trai trong đó một người bị mù màu một người bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của người phụ nữ nhìn màu bình thường.
Chọn đáp án B
- Người chồng bình thường: XAY → 1/2XA, 1/2Y
- Bố mẹ người vợ bình thường, em trai bị bệnh → mẹ mang gen bệnh
XAY × XAXa → người vợ: 1/2XAXA, 1/2XAXa → 3/4XA, 1/4Xa.
Cặp vợ chồng dự định sinh 2 con:
Xác suất sinh 1 con trai bị bệnh và 1 con trai bình thường = (1/4Xa.1/2Y).(3/4XA.1/2Y).2C1 = 3/32
→ Đáp án B.
Câu 39:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi quan sát quá trình giảm phân của 20 tế bào sinh tinh, người ta thấy có tất cả các tế bào đều có cặp NST số 8 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 9 NST chiếm tỉ lệ.
Chọn đáp án B
Tất cả các tế bào có cặp NST số 8 không phân li
→ Giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau: (n + 1) và (n - 1).
→ Loại giao tử có 9 NST (n - 1) chiếm tỉ lệ 50%.
→ Đáp án B
Câu 40:
Ở một loài thực vật, cho cây cao, đỏ thuần chủng lai với cây thấp, hoa trắng thuần chủng; F1 thu được toàn cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 loại kiểu hình, với tỉ lệ như sau: Cây cao, hoa đỏ chiếm 69%: Cây cao, hoa trắng chiếm 6%: Cây thấp, hoa đỏ chiếm 6%: Cây thấp, hoa trắng chiếm 19%. Biết mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn diễn ra bình thường. Cho các kết luận sau về thí nghiệm trên:
(1) Hoán vị gen đã xảy ra ở một bên với tần số f = 38%.
(2) Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F2 giao phấn với các cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời sau là: 25% thân cao, hoa trắng: 50% thân cao hoa, hoa đỏ: 25% thân thấp, hoa đỏ.
(3) Cá thể F1 đem lai phân tích cho kiểu hình đời sau (Fa) phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
(4) F2 có 10 loại kiểu gen khác nhau.
(5) Các cá thể thân cao, hoa trắng dị hợp tử 1 cặp gen ở F2 chiếm tỉ lệ 6%.
Số kết luận đúng là:
Chọn đáp án D
P t/c cao đỏ × thấp trắng → F1 dị hợp 100% cao đỏ.
Quy ước: A- thân cao > a- thân thấp, B- hoa đỏ > b- hoa trắng.
F1 tự thụ thu được F2 gồm 4 kiểu hình với tỉ lệ không bình thường → xảy ra hoán vị gen.
ab/ab = 0,19 = 0,38ab . 0,5ab → F1 dị hợp đều, hoán vị gen một bên, f = 24%.
→ (1) sai
F1: AB/ab. F1 x F1: (Ab, Ab, aB, ab)(AB, ab) → F2 có 7 kiểu gen: AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab, Ab/ab, aB/ab, ab/ab.
→ (4) sai.
Đem F1 lai phân tích: AB/ab × ab/ab/
- Không xảy ra HVG: Fa: 1 AB/ab : 1 ab/ab
- Xảy ra hoán vị gen: Fa: 0,38AB/ab : 0,38ab/ab : 0,12Ab/ab : 0,12aB/ab.
→ (3) sai.
cao trắng F2 × thấp đỏ F2: Ab/ab × aB/ab → 1Ab\aB: 1Ab/ab: 1aB/ab: 1ab/ab, tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.
→ (2) sai.
F2 cao trắng dị hợp 1 cặp gen: Ab/ab = 0,12Ab. 0,5ab = 0,06
→ (5) đúng.
→ Chỉ có 1 ý đúng. Không có đáp án nào đúng.