Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 28)
-
38756 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AAbb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án D
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AAbb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỷ lệ 100%.
Câu 2:
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:
Đáp án A
Tần số alen a = 1 – 0,6 = 0,4 → tỷ lệ kiểu gen Aa = 2×0,6×0,4 = 0,48
Câu 3:
Chủng vi khuần E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ:
Đáp án A
Chủng vi khuần E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ công nghệ gen.
Câu 4:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về tất cả các gặp gen đang xét?
Đáp án A
Cơ thể dị hợp về các cặp gen là A.
Câu 5:
Thành phần nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã?
Đáp án A
ADN không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã.
Câu 6:
Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 100%?
Đáp án D
Phép lai: cho đời con tỷ lệ kiểu hình 100% ab/ab
Câu 7:
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản là ví dụ minh họa cơ chế cách ly:
Đáp án D
Đây là ví dụ về cách ly sau hợp tử.
Câu 8:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính:
Đáp án B
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính 11nm.
Câu 9:
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hê hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợn còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ:
Đáp án C
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hê hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợn còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ: Hội sinh
Câu 10:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là:
Đáp án C
Aa × Aa →3A-:1aa
Câu 11:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là:
Đáp án C
Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là: axit amin.
Câu 12:
Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở:
Đáp án A
Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non vì ở đó có quá trình phân giải ra các đơn phân và quá trình hấp thụ các đơn phân.
Câu 13:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
Đáp án B
AA × aa → Aa
Câu 14:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, bò sát cổ tuyệt diệt ở kỷ:
Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, bò sát cổ tuyệt diệt ở kỷ Krêta – Phấn trắng.
Câu 15:
Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường:
Đáp án A
Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường sinh vật.
Câu 17:
Một phân tử ADN của vi khuẩn có 20% số nucleotit loại G. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại A của phân tử này là:
Đáp án B
%A=50% - %G = 30%
Câu 18:
Loài A có bộ NST (2n = 20), loài B có bộ NST (2n = 18). Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự hình thành loài C được tạo ra từ quá trình lai xa và đa bội từ 2 loài A và B?
Đáp án B
Lai xa tạo cơ thể: nA + nB = 19
Đa bội hoá tạo cơ thể 2nA + 2nB = 38
Phát biểu đúng là B
A sai, có chịu tác động của CLTN
C sai, thường xảy ra ở thực vật.
D sai, chịu tác động của cả đột biến.
Câu 19:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai: AaXBXb × AaXBY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
Đáp án C
AaXBXb × AaXBY → (1AA:2Aa:1aa)(XBXB;XBXb:XBY:XbY) → 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình
Câu 20:
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kỳ?
Đáp án C
Ví dụ về biến động số lượng cá thể không theo chu kỳ là C.
A,B: Chu kỳ mùa
C: Chu kỳ nhiều năm.
Câu 21:
Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?
Đáp án B
Đây là hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ, làm thay đổi số gen, hình thái, nhóm gen liên kết.
A sai, TĐC là chuyển đoạn tương hỗ
B đúng
C sai, sức sống, sinh sản của thể đột biến bị ảnh hưởng
D sai.
Câu 22:
Quan sát hình dưới đây về thí nghiệm hô hấp ở thực vật, khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ:
Đáp án B
khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
CO2 tạo ra đã được vôi xút hấp thụ.
Câu 23:
Nghiên cứu thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thành phần kiểu gen |
Thế hệ F1 |
Thế hệ F2 |
Thế hệ F3 |
Thế hệ F4 |
Thế hệ F5 |
AA |
0,81 |
0,15 |
0,2 |
0,25 |
0,16 |
Aa |
0,18 |
0,5 |
0,4 |
0,3 |
0,48 |
aa |
0,01 |
0,35 |
0,4 |
0,45 |
0,36 |
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ?
I. Tất cả các thế hệ có thành phần kiểu gen đều không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 so với F1 là do các yếu tố ngẫu nhiên chi phối.
III. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F2 đến F4 là do nhân tố giao phối không ngẫu nhiên chi phối.
IV. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F4 qua F5 là do giao phối ngẫu nhiên chi phối.
Đáp án D
Thành phần kiểu gen |
Thế hệ F1 |
Thế hệ F2 |
Thế hệ F3 |
Thế hệ F4 |
Thế hệ F5 |
AA |
0,81 |
0,15 |
0,2 |
0,25 |
0,16 |
Aa |
0,18 |
0,5 |
0,4 |
0,3 |
0,48 |
aa |
0,01 |
0,35 |
0,4 |
0,45 |
0,36 |
Tần số alen |
A = 0,9; a = 0,1 |
A = 0,4; a = 0,6 |
A = 0,4; a = 0,6 |
A = 0,4; a = 0,6 |
A = 0,4; a = 0,6 |
Cân bằng di truyền |
ü |
|
|
|
ü |
Xét các phát biểu:
I sai
II đúng, vì tần số alen giảm đột ngột.
III đúng, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm
IV đúng, F5 đạt cân bằng di truyền
Câu 24:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, Ánh sáng đỏ có bước sóng lớn (600 – 700nm) hơn ánh sáng xanh ( 420 – 470nm) nên khi cùng 1 cường độ chiếu sáng, số photon của ánh sáng đỏ sẽ lớn hơn, kích thích được nhiều diệp lục hơn và hiệu quả quang hợp sẽ lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
Cây quang hợp ở vùng hồng đỏ mạnh hơn.
Câu 25:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiểu nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố:
Đáp án D
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiểu nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố rộng.
Câu 26:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
II. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
III. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
IV. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
Đáp án B
Các phát biểu sai về diễn thế sinh thái là: I,II, IV
I sai vì diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó đã có sinh vật,
II sai vì diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường chưa có sinh vật.
IV sai vì sự biến đổi của quần xã gắn liền với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
Câu 27:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Biết rằng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
P tự thụ cho 4 loại kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen.
P: AaBb × AaBb →(1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
A sai, thân cao hoa trắng = 3/16 = 18,75%
B đúng, cây thân cao hoa đỏ ở F1 tự thụ mà thu được 4 loại kiểu hình thì cây này phải có kiểu gen AaBb; → Aabb = 3/16.
C đúng, AaBb × aabb →1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
D đúng.
Câu 28:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Lai hai cây P lưỡng bội có kiểu hình khác nhau. Sử dụng consixin tác động vào quá trình giảm phân hình thành giao tử của cơ thể P, kết quả tạo ra các cây F1 tứ bội gồm hai loại kiểu hình. Biết rằng cây tứ bội giảm phân sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?
Đáp án D
F1 gồm 2 loại kiểu hình → P: dị hợp: Aa × aa
P: Aa × aa → giao tử: AA; aa; O; Aa × aa → tứ bội: AAaa; Aaaa; aaaa
A sai.
B sai, không thể tạo kiểu gen AAAa
C sai, có tối đa 3 loại giao tử AA; Aa; aa
D đúng.
Câu 29:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Quan hệ cạnh trang làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
II. Quan hệ cạnh tranh thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
III. Quan hệ cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
IV. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
Đáp án D
Các phát biểu sai về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là:
I sai, cạnh tranh làm giảm kích thước quần thể
II sai, cạnh tranh không dẫn tới diệt vong mà chỉ duy trì số lượng cá thể cân bằng.
III sai, cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể quá mức tối đa.
Câu 30:
Ở một loài thực vật, có 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee phân li độc lập, tác động qua lại với nhau theo kiểu cộng gộp để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất (có chiều cao 320 cm) thu được cây lai F1. Cho cây lai F1 giao phấn với cây có kiểu gen AaBBDdee. Hãy cho biết cây có chiều cao 300 cm ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án A
Cây thấp nhất x cây cao nhất : AABBDDEE × aabbddee
F1 : 100% AaBbDdEe
F1 × cây khác : AaBbDdEe × AaBBDdee
Cây F2 chắc chắn có dạng : -- B- -- -e
Cây có chiều cao 300cm tức là có số alen trội trong kiểu gen là :
(320 – 300) : 5 = 4 → coi như tính tỷ lệ kiểu gen có 3 alen trội
Tỉ lệ cây cao 300cm ở F2 là
Câu 31:
Cho tập hợp sinh vật sau đây, có bao nhiêu tập hợp không phải là quần thể sinh vật?
I. Cá trắm cỏ trong ao.
II. Cá rô phi đơn tính trong hồ.
III. Chuột trong vườn.
IV. Chim ở lũy tre làng.
Đáp án B
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
I là quần thể sinh vật.
II, III, IV không phải là quần thể sinh vật vì có thể gồm nhiều loài khác nhau.
Câu 32:
Xét tế bào (2n = 6) có ký hiệu bộ NST là aaBbCc. Khi tế bào này thực hiện quá trình nguyên phân đã xảy ra sự không phân li của NST. Giả sử không xuất hiện thêm đột biến mới thì cặp tế bào con có kí hiệu bộ NST nào sau đây có thể được tạo ra từ kết quả của quá trình phân bào nói trên.
Đáp án C
Tế bào 2n khi nguyên phân nếu 1 cặp NST không phân ly tạo được tế bào 2n +1 và 2n -1
Câu 33:
Một loài động vật có 2n = 8 NST (mỗi cặp NST gồm một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 20% số tế bào xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở cặp NST số 1, 40% số tế bào xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở cặp NST số 2; cặp NST số 3 và số 4 không có trao đổi chéo. Theo lí thuyết, loại tinh trùng mang tất cả các NST đều có nguồn gốc từ bố chiếm tỉ lệ là:
Đáp án A
+ Xét trong nhóm tế bào có hoán vị gen
Cặp nhiễm sắc thể có hoán vị gen thì xác suất NST có nguồn gốc hoàn toàn từ bố là : 0,25
Cặp NST bình thường không có hoán vị gen thì tỉ lệ giao tử là : 0,5
Xét nhóm tế bào có hoán vị gen ở cặp số 1 thì tỉ lệ giao tử có nguồn gốc hoàn toàn từ bố là
0,2 × 0,25 × 0,53
Xét nhóm tế bào có hoán vị gen ở cặp số 2 thì tỉ lệ giao tử có nguồn gốc hoàn toàn từ bố là
0,4 × 0,25 × 0,53
+ Trong 40% còn lại không có hoán vị gen thì xác suất mang NST bố mỗi cặp đều 0,5
Tỉ lệ giao tử có nguồn gốc hoàn toàn từ bố là là 0,4 × 0,54
Tính tổng: (0,2 + 0,4) × 0,25 × 0,53 + 0,4 × 0,54 = 0,04375 = 4.375%
Ngoài ra có 0,2×0,4 =0,08 có HVG ở cả 2 cặp: 0,08×0,25×0,25× 0,52 = 0,00125
Tỷ lệ giao tử có NST hoàn toàn từ bố là 4,5%.
Câu 34:
Bệnh Alkan niệu là bệnh di truyền hiếm gặp do 1 gen có 2 alen quy định. Gen gây bệnh Alkan niệu liên kết với gen I mã hóa cho hệ nhóm máu ABO (nhóm máu A có kiểu gen IAIA, IAIO; nhóm máu B có kiểu gen IBIB, IBIO; nhóm máu O có kiểu gen IOIO; nhóm máu A có kiểu gen IAIB) và khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Theo dõi sự di truyền của các tính trạng này trong một gia đình người ra lập được sơ đồ phả hệ sau, trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng? Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
I. Có 7 người trong phả hệ được xác định chính xác kiểu gen.
II. Khả năng cặp vợ chồng 5, 6 sinh được một người con không bị bệnh Alkan niệu là 50%.
III. Người vợ của cặp vợ chồng 5, 6 đang mang thai nhi có nhóm máu B, xác suất đứa con này bị bệnh Alkan niệu là 11%.
IV. Khả năng cặp vợ chồng 10, 11 sinh đứa con nhóm máu AB bị bệnh Alkan niệu là 25%.
Đáp án B
Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh Alk → gen gây bệnh là gen lặn.
D– bình thường; d – bị bệnh
I sai, biết được kiểu gen của 9 người.
II đúng, Dd × dd → 50%Dd
III sai, thai nhi có nhóm máu B → người mẹ chắc chắn cho giao tử dIO ; người bố phải cho giao tử dIB = f/2 = 5,5%
IV đúng, 10 -11 : (1AA:1Aa) × Aa → XS sinh con bị ankan niệu là 0,5.
Câu 35:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Alen D quy định dạng hoa kép trội hoàn toàn so với alen d quy định dạng hoa đơn. Cho cây dị hợp tử 3 cặp gen P lai với cây chưa biết kiểu gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 5% cây hoa đỏ, dạng hoa kép : 20% cây hoa đỏ, dạng hoa đơn : 45% cây hoa trắng, dạng hoa kép : 30% cây hoa trắng, dạng hoa đơn. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen quy định tính trạng màu hoa và gen quy định tính trạng dạng hoa di truyền phân li độc lập.
II. Tần số hoán vị gen ở cây P là 20%.
III. Cây P dị hợp tử 3 cặp gen là Bb hoặc Aa
IV. Đời con có kiểu gen dị hợp tử 3 cặp gen chiếm 5%.
Đáp án A
Xét tỷ lệ hoa đỏ/hoa trắng = 1/3 → AaBb× aabb
Kép/đơn = 1/1 → Dd × dd
→ lai phân tích:
P: dị hợp 3 cặp gen nếu các gen PLĐL thì đời con phải phân ly (1:3)(1:1) ≠ đề bài → cặp gen Dd và Aa hoặc Bb cùng nằm trên 1 cặp NST. Giả sử Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ, kép : Bb = 0,05 → AD = 0,1 < 0,25 → là giao tử hoán vị P có kiểu gen dị hợp đối. f= 20%
Câu 36:
Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: 0,4 Dd : 0,4 Dd : 0,2 dd. Biết rằng không xảy ra đột biến, không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 tần số alen A = 0,7.
II. F4 có 12 kiểu gen.
III. Ở F3 , kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ
IV. Ở F4 , kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ :
Đáp án D
I đúng, tần số alen A = 0,4 + (0,4+0,2)/2 =0,7
II đúng, số kiểu gen ở F4:
III đúng, kiểu gen đồng hợp lặn về 3 cặp gen được tạo từ sự tự thụ của Dd : 0,2 dd
IV đúng. Ở F4 , kiểu hình trội về cả 3 tính trạng được tạo bởi sự tự thụ của 0,4 Dd : 0,4 Dd
A-B-D-= 289/1280
Câu 37:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt, hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cho giao phối giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau được F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng là 51,25%. Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
I. Con ruồi cái F1 có tần số hoán vị gen là 40%.
II. Tỉ lệ ruồi cái dị hợp 3 cặp gen ở F2 là 3/40
III. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F2 là 5/16.
IV. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2 , xác suất lấy được một con cái thuần chủng là 24/169
Đáp án B
F1 đồng hình → P thuần chủng:
- F1 × F1: (Aa,Bb)XDXd × (Aa,Bb)XDY → F2: (A-,B-)XD- + (A-,bb)XdY = 0,5125.
→ F2: (A-,B-)XD- + (A-,bb)XdY = 0,5125.
I đúng, aa,bb = ♀ab × ♂ab = 0,15 = 0,3 × 0,5 → ♀ab = 0,3 (giao tử liên kết).
→ Tần số hoán vị gen f = 1 – 2 × 0,3 = 0,4 (40%).
II đúng: Tỉ lệ con cái F2 dị hợp 3 cặp gen
XDXd = (0,3 × 0,5 × 2) × 1/4 = 7,5% = 3/40
III đúng: Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở F2:
(A-,B-) XdY + (A-,bb + aa,B-)XD- = 0,65 × 1/4 + (0,1 + 0,1) × 3/4 = 31,25% = 5/16
IV đúng: Ở F2:
- Trong số các cá thể (A-,B-)XD-, tỉ lệ cá thể tỉ lệ cá thể không phải
- Xác suất = (1/13)1 × (12/13)1 × = 24/169
Câu 38:
Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.
II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.
III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.
IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.
Đáp án B
Số nucleotit của gen b: → Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900
Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A
Gen B: A=T=901; G=X=599
Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến
I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit
II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n -2 ; số gen đột biến 2n-1 -1
Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n -2 = 78600 →n= 8
III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073
III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427
Câu 39:
Màu sắc hoa của một loài thực vật do một gen có 4 alen A1, A2, A3, A4 nằm trên NST thường quy định. Trong đó A1 quy định hoa tím, A2 quy định hoa đỏ tươi, A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa trắng. Thực hiện cá phép lai thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 50% cây hoa vàng.
Phép lai 2: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% cây hoa đỏ nhạt : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng.
Phép lai 3: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa tím, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thứ tự quan hệ trội lặn là tím trội hoàn toàn so với đỏ tươi, đỏ tươi trội hoàn toàn so với vàng, vàng trội hoàn toàn so với trắng.
II. Có 2 kiểu gen quy định hoa đỏ nhạt.
III. Kiểu hình hoa tím được quy định bởi nhiều kiểu gen nhất.
IV. Tối đa có 10 kiểu gen quy định màu hoa.
Đáp án C
Phép lai 1: Cây hoa tím × cây hoa vàng→ F1: 50% cây hoa tím : 50% cây hoa vàng
Phép lai 2: Cây hoa đỏ tươi × cây hoa vàng→ F1: 25% cây hoa đỏ nhạt : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng. → đỏ tươi = vàng> trắng: A2A4 × A3A4
Phép lai 3: Cây hoa đỏ tươi × cây hoa tím→ F1: 50% cây hoa tím : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa trắng. → tím>đỏ tươi> trắng; trội là trội hoàn toàn.: A2A4 × A1A4 → A1A2:A1A4 : A2A4:A4A4
→ Thứ tự trội lặn: Tím > đỏ tươi= vàng> trắng
I sai.
II sai, chỉ có 1 kiểu gen là A2A3
III đúng, hoa tím có kiểu gen: A1A1/2/3/4
IV đúng, số kiểu gen quy định màu hoa là
Câu 40:
Một loài động vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd cùng nằm trên một cặp NST thường và quy định 3 cặp tính trạng khác nhau, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Cho biết có hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
I. Cho các cá thể đực có kiểu hình trội về một tính trạng lai phân tích, sẽ có tối đa 6 sơ đồ lai.
II. Cho các cá thể đực có kiểu hình trội về 1 tính trạng lai với các cá thể cái có kiểu hình trội về 2 tính trạng, sẽ có tối đa 90 sơ đồ lai.
III. Cho cá thể cái trội về một tính trạng giao phấn với cá thể đực trội về một tính trạng, có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
IV. Cho cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng thu được đời con có tối đa 16 loại kiểu gen.
Đáp án C
I đúng, cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng có số kiểu gen là (2 là số kiểu gen trội về 1 tính trạng)
II đúng; số kiểu gen của kiểu hình đực trội về 1 tính trạng là 6; số kiểu gen của kiểu hình cái trội về 2 tính trạng là 3×5=15 → số phép lai tối đa là
Vậy số phép lai cần tính là 15×6 =90
III đúng, VD :
IV sai, để thu được số kiểu gen tối đa thì P phải dị hợp ở các cặp gen quy định tính trạng trội và P không cùng trội ở 2 cặp tính trạng giống nhau :
VD do có HVG nên số kiểu gen thu được là tối đa chắc chắn nhỏ hơn 16 = 4×4 (4 là số loại giao tử của mỗi bên P vì ở cả 2 bên đều có giao tử abd và aBd nên số kiểu gen <16)