Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 13)
-
38766 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?
Chọn đáp án D
Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây. Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
+ Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con mọc xiên mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
+ Rễ chùm gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm. Rễ gồm có 4 miền với các chức năng chính khác nhau.
+ Miền trưởng thành có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút có lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) làm cho rễ dài
+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ.
→ Đáp án D
Câu 2:
Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến
Chọn đáp án C
Mất đoạn nhỏ có thể không làm giảm sức sống vì vậy người ta đã vận dụng hiện tượng mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen có hại.
⇒ Đáp án C.
Câu 3:
Cân bằng nội môi là
Chọn đáp án B
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể. Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
⇒ Đáp án B
Câu 4:
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
Chọn đáp án C
NST ở sinh vật nhân chuẩn nằm trong nhân, NST có dạng thẳng được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm ADN và protein loại histon.
Còn NST ở tế bào nhân sơ nằm trong tế bào chất chỉ là một phân tử ADN dạng vòng trần (chưa có cấu trúc NST) không liên kết với protein loại histon.
→ Đáp án C
Câu 5:
Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
Chọn đáp án C
Trong phép lai thuận và lai nghịch hai giống đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau đều được cây F1 toàn hoa đỏ.
Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng được biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng trội (ví dụ hoa đỏ), tính trạng kia không được biểu hiện gọi là tính trạng lặn (ví dụ hoa trắng).
→ Đáp án C.
Câu 6:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
Chọn đáp án C
Mất đoạn lớn NST thường gây chết hoặc giảm sức sống.
- Chuyển đoạn lớn ở NST thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật
- Lặp đoạn gây ra những hậu quả khác nhau như tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
- Đảo đoạn NST thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể mang đoạn đảo vì vật chất di truyền không mất mát.
→ Đáp án C.
Câu 7:
Trong các dạng đột biến gen thì
Chọn đáp án D
A. Sai. Gen lặn cũng có thể tạo ra kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại. Hoặc không thích nghi với môi trường hiện tại thì khi điều kiện môi trường thay đổi gen lặn có thể có lợi thích nghi với điều kiện môi trường.
B. Sai. Đột biến đa số là có hại cho cơ thể sinh vật.
C. Sai.
Câu 8:
Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?
Chọn đáp án B
Các bộ ba kết thúc 5’ UAG 3’, 5’ UGA3’, 5’UAA3’
→ Đáp án B.
Câu 9:
Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm
Chọn đáp án D
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST. Các dạng đột biến này thực chất là sự sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST.
→ Đáp án D.
Câu 10:
Các kiểu hướng động dương của rễ là
Chọn đáp án A
- Hướng trọng lực (Hướng đất): là phản ứng của cây đối với trọng lực. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.
- Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng → Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại → Hướng sáng âm
- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học. Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất. Tùy vào tác nhân kích thích gây hướng hóa mà đỉnh rễ có thể là hướng hóa âm hoặc dương.
- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. Đỉnh rễ hướng nước dương.
→ Đáp án A.
Câu 11:
Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là
Chọn đáp án D
Operon Lac gồm các thành phần:
- Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng nằm kề nhau.
- Vùng vận hành (O): nằm trước các gen cấu trúc, là vị trí tương tác với chất (protein) ức chế.
- Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, do là vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi động phiên mã.
→ Đáp án D
Câu 12:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
Chọn đáp án B
Câu 13:
Sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
Chọn đáp án D
Câu 14:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n - 1 - 1) có thể có ở loài này là:
Chọn đáp án A
Câu 18:
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8 % số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu
Chọn đáp án B
Xét từng cặp gen:
Aa tạo ½ A, ½ a
Bb tạo ½ B, ½ b
Dd có 0,8% số tế bào bị rối loạn phân li trong giảm phân I tạo 0,4% Dd, 0,4% O
Hh tạo 1/2H, 1/2h.
→ Theo lí thuyết loại giao tử abDdEh = 1/2a.1/2b.0,4%Đ.1/2E.1/2h = 0,025%
→ Đáp án B.
Câu 19:
Xét các phát biểu sau
(1). Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin
(2). Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3). Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4). Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
(5). ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn đáp án C
(1) Sai. Mã di truyền có tính thoải mái (dư thừa) nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại axit amin trừ AUG, UGG.
(2) Sai. ADN ở một số loài vi khuẩn, virut có cấu trúc mạch đơn, dạng vòng.
(3) Sai. Phân tử tARN có cấu trúc mạch đơn và gấp khúc tạo nên các thùy tròn hình thành nên liên kết hidro.
(4) Đúng. Trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất. Thứ tự kích thước axit nucleic là ADN → rARN → tARN → mARN.
(5) Đúng. ARN thông tin có cấu tạo 1 mạch thẳng không cuộn chiếm khoảng 5-10% lượng ARN trong tế bào làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin về cấu trúc của phân tử protein được tổng hợp từ ADN đến riboxom tế bào chất.
⇒ Các ý đúng (4) và (5). Đáp án C
Câu 20:
Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi một axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
Chọn đáp án D
A. Mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa thứ năm có thể làm mất một axit amin dẫn đến thay đổi số lượng axit amin và thay đổi các axit amin trở về sau kể từ bộ ba bị đột biến đó.
B. Thêm một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa thứ năm có thể làm tăng số lượng axit amin dẫn đến thay đổi số lượng axit amin và thay đổi axit amin trở về sau kể từ bộ ba bị đột biến đó.
C. Mất ba cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa thứ năm làm mất một axit amin dẫn đến giảm số lượng axit amin.
D. Thay thế cặp nucleotit thứ 14 của gen bằng một cặp nucleotit khác làm thay đổi một axit amin trong chuỗi polipeptit nhưng không làm thay đổi số axit amin trong chuỗi.
⇒ Đáp án D
Câu 21:
Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ
Chọn đáp án A
A: thân cao, a thân thấp
B: hoa đỏ, b: hoa trắng
P: AaBb × AaBb
Thân cao, hoa trắng (A_bb) = 3/4.1/4 = 3/16
Thân cao, hoa trắng đồng hợp (AAbb) = 1/4.1/4 =1/16
→ Trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ: 1/16 / 3/16 = 1/3
→ Đáp án A
Câu 22:
Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
1-Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
2-Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
3-tARN có anticodon là 3 ' UAX 5 ' rời khỏi ribôxôm.
4-Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.
5-Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
6-Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.
7-Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit
8-Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.
9-Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án A
Diễn biến của quá trình dịch mã:
- Hạt bé của riboxom gắn với mARN tại mã mở đầu
- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mở đầu.
- Hạt lớn của riboxom gắn với hạt bé
- Phức hợp [aa1 – tARN] đi vào riboxom
- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
- tARN có anticodon là 3’ UAX 5’ rời khỏi riboxom.
- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào riboxom.
- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2
- Metionin tách rời khỏi chuỗi polipeptit.
Đáp án A
Câu 23:
Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập
Chọn đáp án B
Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
- In vết là dễ thấy nhất ở chim. Ngay sau khi mới sinh nở ra, con non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.
- Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ mình đã học được. Sau này khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.
- Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng.
→ Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập quen nhờn.
→ Đáp án B
Câu 24:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
Chọn đáp án A
Phép lai AaBbCcDd × AaBbCcDd
Kiểu hình A_bbC_D_ = 3/4.1/4.3/4.3/4 = 27/256
→ Đáp án A
Câu 25:
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm của quy luật di truyền nào?
Chọn đáp án A
Đặc điểm di truyền ngoài nhân:
- Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. Trong di truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.
- Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
→ Đáp án A.
Câu 26:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
Chọn đáp án C
A: đỏ > a: vàng
P: AAaa × aaaa
AAaa cho các loại giao tử 1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa
aaaa cho giao tử aa
→ Quả vàng = 1/6.aa.1aa = 1/6
Quả đỏ = 1 – 1/6 = 5/6
→ Tỉ lệ kiểu hình: 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
→ Đáp án C.
Câu 27:
Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25% số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 Nu. Phân tử ADN này có chiều dài là
Chọn đáp án B
Gọi x là số lần nhân đôi
1 phân tử ADN ban đầu có 2 mạch đơn
⇒ Số phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu là: 2/(2.2x) = 6,25%
⇒ 2x = 16 phân tử
⇒ x = 4
Số nucleotit có trong mỗi phân tử ADN là: N(24 – 1) = 104160
⇒ N = 6944 nu.
Phân tử ADN này có chiều dài là L = N/2*3,4 = 6944/2*3,4 = 11804,8Å
⇒ Đáp án B
Câu 28:
Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
Chọn đáp án D
P: AAaa × Aa
AAaa tạo các giao tử 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa
Aa tạo các giao tử 1/2A, 1/2a
→ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con là aaa = 1/6 . 1/2 = 1/12.
→ Đáp án D
Câu 29:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1)AAAa x AAAa. (2) Aaaa x Aaaa. (3) AAaa x AAAa. (4) AAaa x Aaaa.
Đáp án đúng là:
Chọn đáp án D
(1) AAAa × AAAa tạo 1AAAA, 2AAaa, 1aaaa.
(2) Aaaa × Aaaa tạo 1 AAaa, 2 Aaaa, 1aaaa.
(3) AAaa × AAAa tạo 1AAAA, 1Aaaa, 5AAaa, 5AAAa.
(4) AAaa × Aaaa tạo 1AAAA, 5AAaa, 5Aaaa, 1aaa.
→ (1) (2) đúng. Đáp án D
Câu 30:
Một tế bào có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại giao tử?
Chọn đáp án A
Một tế bào có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân bình thường thực tế cho 22 = 4 loại giao tử
→ Đáp án A
Câu 31:
Một tế bào có 2n = 6 NST, kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong quá trình nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:
Chọn đáp án A
Xét cặp NST Aa. Một trong 2 NST của Aa không phân li trong nguyên phân:
TH1: AA không phân li thì tạo ra Aaa và a
TH2: aa không phân li thì tạo ra Aaa và A
→ TB sinh ra có thể là Aaa và a hoặc Aaa và A.
Tương tự cho cặp NST Bb.
→ TB sinh ra có thể là BBb và b hoặc Bbb và B
Các NST khác phân li bình thường. Theo đề bài ta có kiểu giao tử AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd
→ Đáp án A.
Câu 32:
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác ?
Chọn đáp án B
Câu 33:
Có hai loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Biết hai phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào và các quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra bình thường. Hiện tượng này xảy ra do?
Chọn đáp án C
Câu 34:
Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân.
(2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
(3) Làm thay đổi chiều dài của ADN.
(4) Làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(5) Được sử dụng để lập bản đồ gen.
(6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST.
(7) Làm xuất hiện loài mới.
Có bao nhiêu thông tin chính xác khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
Chọn đáp án C
Câu 35:
Một chuỗi polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Số đơn vị mã chứa 2U1X và tỉ lệ mã di truyền 2U1X lần lượt là
Chọn đáp án B
Tỉ lệ hỗn hợp dung dịch cứa U và X là 4 : 1
→ U chiếm 4/5, X chiếm 1/5.
Có 3 đơn vị mã chứa 2U 1X là UUX, XUU, UXU.
Tỉ lệ mã di truyền 2U 1X = 3.(4/5)2.(1/5) = 48/125.
→ Đáp án B.
Câu 36:
Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phần cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể?
Chọn đáp án D
Trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo tạo 2^8 loại giao tử.
⇒ 2n = 16.
Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra số tế bào con là: 24 = 16 tế bào
Số NST trong mỗi tế bào con 384 / 16 = 24 NST = 3n ⇒ Tam bội.
Đáp án D.
Câu 37:
Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), có bộ NST có kí hiệu AaBbDdEe. Do đột biến đã làm xuất hiện các thể đột biến sau đây:
(1) Thể một nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaBbDEe.
(2) Thể bốn nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaBBbbDdEe; AaBBBbDdEe; AaBbbbDdEe.
(3) Thể bốn nhiễm kép, bộ NST có thể có ký hiệu là AaBBbbDddEe.
(4) Thể ba nhiễm kép, bộ NST có thể có ký hiệu là AaaBBbDdEe.
(5) Thể không nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaBb.
(6) Thể ba nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaaBbDdEe hoặc AAaBbDdEe.
Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng?
Chọn đáp án A
2n = 8, bộ NST có kí hiệu AaBbDdEe
(3) Sai. Thể bốn nhiễm kép, bộ NST có thể có kí hiệu là AaBbbDddEe hoặc AaBBbDDdEe hoặc AaBBdDddEe hoặc AaBbbDDEe.
(5) Sai, Thể không nhiễm, bộ NST có thể có ký hiệu là AaBbDd, BbDdEe, AaDdEe, AaBbEe.
⇒ (1)(2)(4)(6) đúng. Đáp án A
Câu 38:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
Chọn đáp án A
2n = 12 → n = 6
1 tế bào có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I tạo 1/2 giao tử (n + 1) và 1/2 giao tử (n - 1)
20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I → tạo 10 giao tử (n + 1) và 10 giao tử (n - 1).
→ Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra thì số giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ = 10/2000 = 0,5%
→ Đáp án A.
Câu 39:
Một loài có 2n = 16. Biết rằng các NST có cấu trúc khác nhau, không xảy ra đột biến trong giảm phân. Khi nói về giảm phân tạo thành giao tử, một học sinh đưa ra các nhận định, theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định chưa chính xác?
(1) Nếu không có trao đổi chéo giữa các cặp NST thì số giao tử tối đa là 256.
(2) Một cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa là 512.
(3) Hai cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa là 1024.
(4) Hai cặp có trao đổi chéo kép không đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là 256
(5) Hai cặp có trao đổi chéo kép đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là 576.
Chọn đáp án B
Một loài 2n = 16 → n = 8
(1) Đúng. Nếu không có trao đổi chéo giữa các cặp NST thì số giao tử tối đa là 2n = 28 = 256
(2) Đúng. Một cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm thì số giao tử tối đa là: 2n-k.4k = 28-1.41 = 512
(3) Đúng. Hai cặp xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa là: 2n-k.4k = 28-2 = 1024
(4) Sai. Hai cặp có trao đổi chéo kép không đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là: 2n-k.6k = 28-2.62 = 2304
(5) Hai cặp có trao đổi chéo kép đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là: 2n-k.8k = 28-2.82 = 4096
⇒ (4) (5) sai. Đáp án B