Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 10)
-
38745 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều là vì
Chọn đáp án A
- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đon giản, số luọng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động.
Câu 2:
Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
Chọn đáp án D
Kĩ thuật nuôi cấy tế bào in vitro tạo mô sẹo cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh, ngoài ra còn bảo tồn các nguồn gen quý hiếm khỏi nguy cơ tuyết chúng.
Phương pháp tạo biến dị cao hơn mức bình thường và sử dụng biến dị trong việc tạo ra các giống cây trồng mới là phương pháp chọn dòng tế bào xoma có biến dị
→ Đáp án D
Câu 3:
Vai trò của kali đối với thực vật là:
Chọn đáp án B
Vai trò của các nguyên tố trong cơ thể thực vật
- Nito: thành phần của protein, axit nucleic
- Photpho: thành phần của axit nucleic, ATP, coenzim
- Kali: Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng
- Canxi: Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim
→ Đáp án B
Câu 4:
Ở người, hoocmon Tirôxin được sản sinh ra ở tuyến nào sau đây trong cơ thể.
Chọn đáp án A
- Tuyến giáp sản sinh hoocmon tiroxin
- Tuyến yên sản sinh hoocmon sinh trưởng GH
- Tinh hoàn sản sinh hoocmon testosterone
- Buồng trứng sản sinh hoocmon ostrogen
→ Đáp án A
Câu 5:
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:
Chọn đáp án C
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen: Do sự trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa 2 nhiễm sắc tử (cromatit) không chị em trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu của lần phân bào I trong giảm phân.
→ Đáp án C
Câu 6:
Một thể đột biến được gọi là thể tam bội nếu:
Chọn đáp án B
Thể tam bội (3n): tế bào chứa số NST tăng gấp 3 lần số đơn bội NST, hay mỗi NST tồn tại thành từng gồm 3 chiếc có hình dạng giống nhau.
A. Sai Đa bội lẻ (3n, 5n, …) cơ thể không có khả năng sinh sản hữu tính, chỉ có thể sinh sản vô tính.
C. Sai. Đó là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sai. NST tồn tại thành từng bộ có hình dạng giống nhau.
→ Đáp án B
Câu 7:
Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là:
Chọn đáp án C
Ưu điểm của sinh sản hữu tính: có sự tổ hợp vật chất di truyền nên tạo nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con → đa dạng về di truyền hay đa dạng về tính trạng cá thể.
→ Đáp án C
Câu 8:
Phản xạ là gì?
Chọn đáp án A
Phản xạ là phản ứng trả lời kích thích của cơ thể từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, thực hiện thông qua hệ thần kinh
→ Đáp án A
Câu 9:
Ôpêron là
Chọn đáp án D
Operon là một cụm gen cấu trúc có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hòa.
→ Đáp án D
Câu 10:
Khi tắm cho trẻ nhỏ vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ là vì:
Chọn đáp án C
Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. Khi tắm cho trẻ nhỏ vào lúc ánh sáng mạnh chứa nhiều tia cực tím thì ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ.
→ Đáp án C
Câu 11:
Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến
Chọn đáp án B
Việc mất đoạn nhỏ NST có thể không làm giảm sức sống vì vậy có thể ứng dụng cho việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống.
→ Đáp án B
Câu 12:
Ở người trưởng thành bình thường, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
Chọn đáp án A
Đối với người trưởng thành (bình thường) thì mỗi chu kì tim gồm 3 pha (pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung) với tổng thời gian của một chu kì tim là 0,8s. Trong đó:
- Pha co tâm nhĩ 0,1s
- Pha co tâm thất: 0,3s
- Pha giãn chung: 0,4s
→ Đáp án A
Câu 13:
Cho các thông tin sau đây:
1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtein.
2. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
3. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
4. mARN sau phiên mã được cắt bỏ Intron và nối các Exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã không có đồng thời với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
Chọn đáp án A
(1)(4) Đúng Ở sinh vật nhân sơ mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein, còn mARN ở sinh vật nhân thực sau phiên mã phải được cắt bỏ Intron và nối các Exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
(2)(3) ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ giống nhau.
→ Đáp án A
Câu 14:
Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng.
Chọn đáp án A
Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.
Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không địnhh hướng của tác nhân ngoại cảnh.
- Phản ứng hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 200C là ứng động sinh trưởng.
- Phản ứng đóng mở khí khổng của lá do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là ứng động không sinh trưởng.
- Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ là do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh là ứng động không sinh trưởng.
- Lá các cây họ Đậu xòa ra khi kích thích, cụp lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng và nhiệt độ là ứng động sinh trưởng.
- Chồi ngủ ở cây bàng khi điều kiện khí hậu bất lợi như mùa đông lạnh, tuyết rơi và nhiệt độ thấp kéo dài, ít ánh sáng, bộ lá rụng hết. Sự trao đổi chất ở chồi ngủ diễn ra chậm và yếu tố: hô hấp yếu, hàm lượng nước trong cây thường nhỏ hơn 10%, đời sống của chồi ở dạng tiềm ẩn, có thể đánh thức bằng nhiệt độ, hóa chất, hooc môn kích thích sinh trưởng là kiểu ứng động sinh trưởng.
→ Đáp án A
Câu 15:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án D
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit.
Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể mà đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
→ Đáp án D
Câu 16:
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin theo kiểu “nhảy cóc” là vì:
Chọn đáp án C
Trên sợi thần kinh không có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
- Trên sợi thần kinh có màng miêlin (bản chất là photpho lipit cách điện), bao bọc không liên tục, ở giữa các bao miêlin là eo Ranvie.
Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, là do có màng bao miêlin có tính cách điện nên không khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin nên mất phân cực, đảo phân cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
→ Đáp án C
Câu 17:
Cho các hiện tượng sau đây:
(1) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
(2) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.
(3) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(4) Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể hạn chế tác động của bệnh ở trẻ.
(5) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình)?
Chọn đáp án B
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen.
(1) Màu hoa cẩm tú cầu là thường biến. Do ảnh hưởng của độ pH của đất làm thay đổi màu sắc hoa cẩm tú cầu.
(2) Màu sắc cá thể của loài bọ ngựa không phải thường biến. Mà do kiểu gen quy định màu sắc thân.
(3) Lông của loài cáo Bắc cực là thường biến. Màu sắc lông loài cáo do ảnh hưởng của nhiệt độ tới biểu hiện màu sắc lông của cáo.
(4) Bệnh vừa phênikêtô niệu là rối loại chuyển hóa do thiếu enzyme nên dẫn đến thừa chất trước chuyển hóa và lại thiếu chất cần chuyển hóa thành, dẫn đến phải đào thải chất thừa qua đường niệu nhưng nếu như biết sớm người mắc bệnh thì ta có thể đặt chế độ ăn uống phù hợp cung cấp các acid amin để có thể tăng enzyme cần thiết và ăn kiêng phù hợp → đang mắc bệnh có thể trở về bình thường. → Thường biến.
(5) Không phải thường biến. Do kiểu gen quy định kiểu hình lá cây vạn niên thanh nên có nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
→ (1) (3) (4) là thường biến.
Câu 18:
Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp ở thực vật
Chọn đáp án B
A. Đúng. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của thân, rễ → Làm tăng kích thước chiều dài cây.
B. Sai. D đúng. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
C. Đúng. Đối tượng sinh trưởng sơ cấp là cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm.
→ Đáp án B
Câu 19:
Một gen chứa 90 vòng xoắn, và có 20% Adenin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 2338. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
Chọn đáp án D
Vòng xoắn C = 90 → N = C.20 = 1800
Theo NSBS: A + G = 0,5 mà A = 0,2
→ G = 0,5 – 0,2 = 0,3
→ A = 0,2.1800 = 360
→ G = 0,3.1800 = 540
→ H = 2A + 3G = 2.360 + 3.540 = 2340
→ Sau đột biến H giảm 2 liên kết
→ Đột biến mất 1 cặp A-T
→ Đáp án D
Câu 20:
Ở đậu Hà Lan, alen A: thân cao, alen a: thân thấp; alen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ:
Chọn đáp án D
P: AaBb x AaBb
F1: Cây cao, trắng A_bb = 3/4(A_).1/4(bb) = 3/16
Cây cao trắng đồng hợp = 1/4AA.1/4bb = 1/16
→ Tỉ lệ cây cao trắng đồng hợp (AAbb) trong số cây cao trắng F1 là: 1/16 : 3/16 = 1/3
→ Đáp án D
Câu 21:
Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
Chọn đáp án A
AaBbCcDd x AaBbCcDd = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Cc x Cc)(Dd x Dd)
- Aa x Aa → A_ = 3/4
- Bb x Bb → bb = 3/4
- Cc x Cc → C_ = 3/4
- Dd x Dd → D_ = 3/4
→ A_bbC_D_ = 3/4.1/4.3/4.3/4 = 27/256
→ Đáp án A
Câu 22:
Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não là do:
Chọn đáp án B
Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch. Ở người già, mạch bị lão hóa, xơ vữa, dẫn đến thành mạch giảm tính đàn hồi, trở nên xơ cứng hơn, tăng tích lũy mỡ trong máu cao dẫn đến xơ mỡ động mạch, hẹp lòng mạch, đặc biệt các mạch ở não; khi huyết áp cao dễ gây vỡ mạch máu gây xuất huyết não.
→ Đáp án B
Câu 23:
Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:
Chọn đáp án A
Con nhóm máu O có kiểu gen đồng hợp IOIO, nhận alen IO từ cả bố và mẹ
→ Bố mẹ mang kiểu gen dị hợp: IAIO x IBIO
→ Đáp án A
Câu 24:
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm của quy luật di truyền nào?
Chọn đáp án D
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm di truyền ngoài nhân. Quy luật Menđen, tương tác gen, hoán vị gen có thể đời con có kiểu hình giống bố hoặc mẹ, hay phân tính khác bố mẹ tạo biến dị tổ hợp.
→ Đáp án D.
Câu 25:
Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
Chọn đáp án B
Đột biến dịch khung: Đột biến thêm hoặc bớt nucleotit gây hậu quả trên trình tự polipeptit kể từ điểm đột biến cho đến khi kết thúc theo khung mới. Đột biến này tạo ra trình tự axit amin kể từ điểm đột biến cho đến kết thúc khác với trình tự axit amin gốc. Đột biến dịch khung gây ra sự mất hoàn toàn cấu trúc và chức năng của protein bình thường.
→ Đáp án B
Câu 26:
Gen M bị đột biến thành m. Khi M và m nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen m ít hơn so với gen M là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen M là
Chọn đáp án C
Khi M và m nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen m ít hơn so với gen M là 28 nucleotit.
Ta có: N(M).(23 – 1) = N(m).(23 – 1) + 28
→ N(M).(23 – 1) = N(m).(23 – 1) + 4.(23 – 1)
→ N(M) = N(m) + 4
→ Gen m ít hơn gen M 2 cặp nu
→ Đáp án C
Câu 27:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Chọn đáp án B
(1) Đúng. Đột biến gen xảy ra ở cấp độ di truyền phân tử, thường có tính thuận nghịch (đột biến gen trội hoặc đột biến gen lặn) thường có hại hoặc có thể vô hại hoặc có lợi.
(2) Sai. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến một cặp nucleotit (đột biến điểm) hoặc một số cặp nucleotit. Không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Sai. Đột biến gen không làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN mà làm biến đổi về cấu trúc của gen như mất một hoặc một vài nucleotit.
(4) Đúng. Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen từ đó làm xuất hiện những alen mới so với quần theerban đầu.
→ (1) (4) đúng.
→ Đáp án B
Câu 28:
Cho hình vẽ sau mô tả về một giai đoạn của quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực: Biết rằng enzim số (1) là enzim đi vào mạch khuôn ADN sau khi đoạn ARN mồi đã được tổng hợp xong, (1) là enzim nào sau đây?
Chọn đáp án D
(1) là enzim ADN polimeraza.
Ở mạch có đầu 5’P ở phía ngoài việc tổng hợp phức tạp hơn ở mạch có đầu 3’ và thực hiện từ chạc ba nhân đôi hướng ra ngoài để đảm bảo hướng nhân đôi của ADN đúng theo chiều 5’ – 3’. Khi mạch kép tách ra ở gần chạc ba nhân đôi, ARN mồi tổng hợp khoảng 10 nucleotit có trình tự bổ sung với mạch khuôn, ADN polimeraza nối theo ARN mồi, theo hướng ngược với chạc ba nhân đôi, tổng hợp các đoạn ngắn okazaki (1000 – 2000 nucleotit).
→ Đáp án D
Câu 29:
Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?
Chọn đáp án D
P: AaBbDd x AaBbDd.
Dòng thuần về 2 gen trội gồm AABBdd, aaBBDD, AabbDD.
→ Đáp án D
Câu 30:
Xét cá thể có kiểu gen Dd, khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vi gen với tần số 30%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các giao tử ABD và aBd lần lượt là:
Chọn đáp án A
Ab/aB Dd
Xét Ab/aB với f = 30% tạo
Ab = aB = 35%
AB = ab = 15%
Xét Dd tạo D = d = 50%
→ AB D = 15%.50% = 7,5%
→ aBd = 35%.50% = 17,5%
→ Đáp án A
Câu 31:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDdEe x AaBbCcDdEE cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D-E- ở đời con là:
Chọn đáp án D
P: AaBbCcDdEe x AaBbCcDdEE
Xét từng cặp tính trạng:
Aa x Aa → A_ = 3/4
Bb x Bb → bb = 1/4
Cc x Cc → C_ = 3/4
Dd x Dd → D_ = 3/4
Ee x EE → E_ = 1
→ A_bbC_D_E_ = 3/4.1/4.3/4.3/4.1 = 27/256.
→ Đáp án D.
Câu 32:
Tính trạng màu lông mèo do 1 gen liên kết với NST giới tính X. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này không át nhau nên mèo mang cả 2 alen là mèo tam thể. Cho các con mèo bình thường tam thể lai với mèo lông vàng cho tỉ lệ kiểu hình:
Chọn đáp án B
Vì tính trạng màu lông mèo do 1 gen liên kết với giới tính X nên mèo bình thường tam thể chỉ có ở mèo cái.
P: XDXd x XdY
Gp: XDXd | Xd; Y
F1: XDXd : XDY : XdXd : XdY
1 cái tam thể : 1 đực đen : 1 cái vàng : 1 đực vàng
→ Đáp án B
Câu 33:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Xét các tổ hợp lai:
(1) AAaa x AAaa (2) AAaa x Aaaa (3) AAaa x Aa
(4) Aaaa x Aaaa (5) AAAa x aaaa (6) Aaaa x Aa
Theo lý thuyết, có bao nhiêu tổ hợp lai sẽ cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng là:
Chọn đáp án C
11 quả đỏ : 1 quả vàng → 11/12 quả đỏ : 1/12 quả vàng.
AAaa tạo các loại giao tử 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6aa
Aaaa tạo các loại giao tử 1/2 Aa, 1/2 aa.
AAAa tạo các loại giao tử 1/2AA, 1/2Aa.
Aa tạo các loại giao tử 1/2A, 1/2a
aaaa tạo giao tử a
(1) AAaa x AAaa. Kiểu hình quả vàng = 1/6aa. 1/6aa = 1/36aaaa
(2) AAaa x Aaaa. Kiểu hình quả vàng = 1/6aa. 1/2 aa = 1/12 aaaa
(3) AAaa x Aa. Kiểu hình quả vàng = 1/6aa . 1/2 a = 1/12 aaa
(4) Aaaa x Aaaa. Kiểu hình quả vàng = 1/2 aa . 1/2 aa = 1/4 aaaa
(5) AAAa x aaaa. Kiểu hình quả vàng = 1/2 aa . 1/2 a = 1/4 aaa
→ (2) (3) đúng với tỉ lệ 11 quả đỏ : 1 quả vàng
→ Đáp án C
Câu 34:
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác ?
Chọn đáp án C
Quy ước: A: bình thường, a: bệnh máu khó đông
Bố bị bệnh có kiểu gen XaY
Mẹ bình thường kiểu gen XAX_
Con gái bị bệnh có kiểu gen XaXa.
Vậy người con gái nhận một gen gây bệnh từ bố Xa và một gen gây bệnh từ mẹ Xa.
→ Người mẹ bình thường có kiểu gen chính xác là XAXa.
Đáp án C
Câu 35:
Ở một loài, tính trạng màu lông tuân theo qui ước sau: A-B-: màu đỏ; A-bb: màu tím; aaB- : màu vàng; aabb: màu trắng. Một gen lặn thứ ba nằm trên một cặp NST khác khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp (dd) gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu tím, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác, gen trội hoàn toàn D không biểu hiện kiểu hình và không ảnh hưởng đến sức sống cá thể. Cho hai cá thể đều dị hợp tử về mỗi gen đem lai với nhau thu được F1. Kết luận nào sau đây đúng về khi nói về các cá thể có kiểu hình màu tím ở đời F1?
Chọn đáp án C
Hai cá thể dị hợp tử về mỗi cặp gen lai với nhau
P: AaBbDd x AaBbDd
F1: (1/4 AA, 2/4 Aa, 1/4 aa) (1/4 BB, 2/4 Bb, 1/4 bb) (1/4 DD, 2/4 Dd, 1/4 dd)
Kiểu hình hoa tím ở F1 (A_bb__): (1/3 AA, 2/3 Aa)(bb)(1/4 DD; 2/4 Dd; 1/4dd)
1/12 AabbDD, 2/12 AabbDd, 1/12 AAbbdd, 2/12 AabbDD, 4/12 AabbDd, 2/12 Aabbdd.
Vì ở trạng thái đồng hợp lặn (dd) gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về máu tím nên cây có kiểu gen AAbbdd sẽ chết.
Ta có các kiểu gen: 1/11 AAbbDD, 2/11 AAbbDd, 2/11 AabbDD, 4/11 AabbDd, 2/11 Aabbdd.
A. Sai. Có 5 kiểu gen quy định hoa tím: AAbbDD, AAbbDd, AabbDD, AabbDd, Aabbdd
B. Sai. Có 3 kiểu gen dị hợp 1 cặp (AAbbDd, AabbDD, Aabbdd), mỗi kiểu chiếm 2/11.
C. Đúng. Có 1 kiểu gen đồng hợp AAbbDD.
D. Sai. Có 1 kiểu gen dị hợp hai cặp gen (AabbDd).
Câu 36:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỷ lệ?
Chọn đáp án C
2n = 12 → n = 6
2000 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4.2000 = 8000 giao tử
20 tế bào rối loại phân li tạo ra 20.4 = 80 giao tử không bình thường trong đó 40 giao tử (n + 1) và 40 giao tử (n - 1)
→ Tỉ lệ loại giao tử không bình thường là 80/8000 = 1%
→ Tỉ lệ loại giao tử bình thường n = 6 là 1 – 1% = 99%
Câu 37:
Ở một loài động vật bậc cao, một tế bào sinh tinh giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể loài này có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết nếu 3 tế bào này giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì tỷ lệ các loại giao tử là
Chọn đáp án C
Một tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng có 2 loại.
Ba tế bào sinh tinh giảm phân cho 12 tinh trùng.
AaBb có các loại tinh trùng AB, aB, Ab, ab.
Trường hợp
Tế bào tinh trùng số 1 cho 2 tinh trùng loại AB, 2 tinh trùng loại ab
Tế bào tinh trùng số 2 cho 2 tinh trùng loại AB, 2 tinh trùng loại ab
Tế bào tinh trùng số 3 cho 2 tinh trùng loại aB, 2 tinh trùng loại Ab
→ Tỷ lệ các loại giao tử 4/12 AB, 4/12 ab, 2/12 Ab, 2/12 aB hay 1/6 : 1/6 : 1/3 : 1/3
Tương tự các trường hợp khác.
→ Đáp án C
Câu 38:
Ở một loài động vật giao phối, hai cặp gen Aa và Bb nằm trên các NST thường khác nhau. Trong phép lai: (♀) AaBb x (♂) Aabb, quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân bên cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang đột biến số lượng NST ở đời con của phép lai trên, số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Chọn đáp án A
Quá trình giảm phân ở cơ thể đực
+ 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I tạo 15% (Aa), 15% (O)
+ 70% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa giảm phân bình thường tạo 35% (A), 35% (a)
P: (♂) AaBb x (♀) Aabb
→ Số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm (2n + 1) = (7,5% AaB + 7,5% Aab).(50%Ab + 50%ab) = 15%.
→ Đáp án A
Câu 39:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi 4 cặp gen (Aa, Bb, Dd, Ee). Sự tương tác giữa các gen này được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Khi có đồng thời sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì hoa sẽ có màu cam. Khi không có sắc tố đỏ và vàng, hoa có màu trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho các phát biểu sau:
(1) Có 4 phép lai giữa cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen với cây hoa vàng dị hợp hai cặp gen không cho ra được cây hoa màu cam.
(2) Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình hoa màu cam.
(3) Tính theo lý thuyết, ở đời con của phép lai giữa những cây hoa màu cam dị hợp tất cả các cặp gen, cây hoa màu vàng xuất hiện với tỉ lệ 27/256.
(4) Tính theo lý thuyết, phép lai giữa những cây hoa màu đỏ đồng hợp 2 cặp gen trội với cây hoa màu vàng đồng hợp hai cặp gen trội cho đời con 100% hoa màu cam.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?
Chọn đáp án A
Quy ước: A_B_D_E_: Hoa màu cam.
A_B_D_ee; A_B_dd_EE; A_B_ddee: Hoa màu đỏ
A_bbD_E_; aaB_D_E_; aabbD_E_: Hoa màu vàng.
Còn lại màu trắng.
(1) Các cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen AaBb (DDee, ddEE, ddee); (AaBB, AABb)(Ddee, ddEe)
Vàng dị hợp 2 cặp gen: (AAbb, aaBB, aabb) DdEe; (Aabb, aaBb)(DdEE, DDEe).
Vì cây hoa đỏ phải có alen A và B trong kiểu gen và cây hoa vàng phải có alen D, E trong kiểu gen nên tất cả phép lai đều tạo ra kiểu hình màu cam A_B_D_E_.
→ 1 sai
(2). Kiểu gen quy định kiểu hình màu cam (A_B_D_E_) = 2.2.2.2 = 16
→ 2 đúng
(3). AaBbDdEe x AaBbDdEe
→ Kiểu hình hoa vàng
(aa__D_E_) = 0,25.1.0,75.0,75 = 9/64
(__bbD_E_) = 1.0,25.0,75.0,75 = 9/64
→ Tổng Hoa vàng = 9/32
→ 3 sai.
(4). Ví dụ phép lai: AaBBDDee x AabbDDEe
→ 4 sai.
→ (2) đúng. Đáp án A
Câu 40:
Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau:
Biêt rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biên chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân.
Cho một số phát biểu sau đây:
(1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.
(2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường.
(3) Tế bào Y tạo ra giao tử đột biên với tỉ lệ 1/2.
(4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a
(5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và aab.
Số phát biểu đúng là:
Chọn đáp án D
2n = 4, kg trong đó là AaBb
1. Đúng.
Tb X đang ở trạng thái 2n kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo phân li về 2 cực
Tb Y đang ở trạng thái đơn kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo phân li về 2 cực
2. Đúng.
TB X (AaaaBBbb đã nhân đôi ở kì TG) rối loại gp I, phân li thành giao tử aa, AABBbb, kết thúc giảm phân 2 thì sẽ tạo giao tử Oa, Abb.
3. Đúng.
Tế bào Y ở giảm phân I có kg AAaaBBbb phân li thành aabb và AABB
Rối loạn giảm phân II ở tế bào có kg AABB thành 2 loại giao tử OB và AAB
Tế bào có kiểu gen aabb giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử là ab
⇒ Xác suất giao tử mang đột biến là ½
4. Đúng. Giải thích như ý 2.
5. Sai
X có giao tử: a, Abb
Y có giao tử: B, AAB, ab
⇒ aB, ABBb, AaaB, aab, AAABBb, AaBbb.
Tế bào sinh trứng chỉ cho 1 trứng nên chỉ có một hợp tử từ 2 tế bào trên.
→ Đáp án D.