Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được thì khối lượng muối khan là:
A. 13 g
B. 15 g
C. 26 g
D. 30 g
Đáp án C
Gọi công thức của hai muối trong hỗn hợp ban đầu là A2CO3 và BCO3.
Có các phản ứng:
Quan sát phản ứng thấy khi cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch HCl thì mỗi gốc trong muối được thay thế bởi hai gốc Cl-.
Có 1 mol bị thay thế bởi 2 mol Cl- thì khối lượng của muối tăng: (2.35,5 -60) = 11(gam)
Do đó khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch là:
mmuối clorua = mmuối cacbonat + 0,2.11 = 23,8 + 0,2.11= 26 (gam)
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl vào 100ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1M), thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là:
Hòa tan a gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu được dung dịch X. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y 1,008 lít (đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a là
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a,b là:
Cho từ từ dung dịch A gồm 0,2 mol Na2CO3 và 0,4 mol NaHCO3 vào dung dịch B chứa 0,2 mol HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu lít khí:
Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
- Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là
Cho 22,4 lít hỗn hợp A gồm hai khí CO, CO2 đi qua than nóng đỏ (không có mặt không khí) thu được khí B có thể tích hơn thể tích A là 5,6 lít (thể tích khí đo được ở đktc). Dẫn B đi qua dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được dung dịch chỉ chứa 20,25 g Ca(HCO3)2. Thành phần phần trăm (về thể tích) của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oixt sắt FexOy trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 16 gam một oxit sắt duy nhất. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Vậy công thức oxit FexOy là:
Nhỏ từ từ đến hết dung dịch A chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 vào 150 ml dung dịch B chứa H2SO4 1M thu được khí CO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được kết tủa có khối lượng là:
Nhiệt phân hoàn toàn 16,8 gam muối cacbonat của một kim loại hóa trị II. Toàn bộ khí thu được hấp thụ hoàn toàn vào 350 g dung dịch NaOH 4% được dung dịch chứa 20,1 gam chất tan. Kim loại đó là:
Cho từ từ dung dịch X chứa 31,3 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 9,85 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm là:
Một loại thủy tinh thường chứa 13% natri oxit, 11,7% canxi oxit, 75,3% silic đioxit về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là:
Dung dịch X gồm 2 muối Na2CO3 và K2CO3. Khi cho dung dịch X vào dung dịch Y chứa CaCl2 ta thu được 50 gam kết tủa. Mặt khác khi thêm từ từ và khuấy đều 0,3 lít dd H2SO4 0,5M vào dung dịch X thì thu được dung dịch Y chứa 6 muối. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m(gam) kết tủa A. Giá trị của m là:
Cho từ từ 150 ml dung dịch Na2CO3 vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Có hỗn hợp A gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3 và Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 bã rắn và hỗn hợp khí X. Nung X ở nhiệt độ 180 - 200°C, dưới áp suất khoảng 200 atm. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu ta thu được một chất rắn duy nhất và còn lại một chất khí Z có áp suất bằng áp suất của X. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của Ca(HCO3)2 trong hỗn hợp ban đầu: