X, Y là 2 anđehit hơn kém nhau một nhóm –CHO (MX < MY). Hiđro hóa hoàn toàn a gam E chứa X, Y cần dùng 0,63 mol H2 (đktc) thu được 14,58 gam hỗn hợp F chứa 2 ancol. Toàn bộ F dẫn qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 14,25 gam. Nếu đốt cháy hoàn F cần dùng 20,16 lít O2 (đktc) Mặt khác a gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với
A. 71,5
B. 103,5
C. 97,5
D. 100,5
Đáp án D
Ta có: m(bình tăng) = m(F) – m(H2) → m(H2) = 0,33 → n(H2) = 0,165
→ n(OH ancol) = n(CHO) = 0,33 # 0,63 → hỗn hợp có anđehit không no.
Khi đốt cháy ancol, gọi n(CO2) = a và n(H2O) = b
BTNT (O): 2a + b = n(OH) + 2n(O2) = 2,13
BTKL: m(ancol) = m(C) + m(H) + m(O) → 12a + 2b = 9,3
→ a = 0,63 và b = 0,87 → n(ancol) = n(H2O) – n(CO2) = 0,24
Nhận xét: n(ancol) = 0,24 mà n(OH) = 0,33 → Số nhóm OH trung bình trong F = 0,33 : 0,24 = 1,375
→ Có 1 chất đơn chức. Mà 2 chất hơn kém nhau 1 chức → hỗn hợp có 1 chất 1 chức và 1 chất 2 chức.
Gọi n(ancol đơn) = x và n(ancol 2 chức) = y → x + y = 0,24 và x + 2y = 0,33 → x = 0,15 và y = 0,09
Gọi số lk pi trong anđehit đơn là u và trong anđehit 2 chức là v → 0,15u + 0,09v = 0,63
Cặp nghiệm thỏa mãn: u = 3 và v = 2
Với v = 2 → (CHO)2 → ancol: C2H4(OH)2 (0,09 mol) → m(ancol đơn) = 9 → M(ancol đơn) = 60
Ancol đơn: CnH2n+2O → n = 3 → C3H7OH → andehit: CH≡C-CHO (0,15 mol)
Khi cho hỗn hợp CH≡C-CHO (0,15 mol) và (CHO)2 (0,09 mol)
→ kết tủa là: Ag (0,15. 2 + 0,09. 4 = 0,66 mol) và CAg≡C-COONH4 (0,15 mol) → m = 100,38
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một anđehit đơn chức X thu được 6,72 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol AgNO3 trong NH3. Công thức phân tử của X là
Khi cho 5,8 gam một anđehit đơn chức tác dụng với oxi có Cu xúc tác thu được 7,4 gam axit tương ứng. Hiệu suất phản ứng bằng 100%. Công thức phân tử của anđehit là?
Hợp chất hữu cơ X có dạng CnHmO. Đốt cháy hết 0,04 mol X bằng 0,34 mol khí O2 thu được 0,44 mol hỗn hợp các khí và hơi. Mặt khác 0,05 mol x tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng kết tủa vượt quá 10,8 gam. Biết n nhỏ hơn m. Số đồng phân cấu tạo của X là:
Cho 6,3 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit propionic và axit acrylic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 6,4 gam brom. Để trung hoàn toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dung dịch NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là
Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam ancol isoamylic là
X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol 2 chức; T là este tạo bởi X,Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 1,04 mol O2, thu được 17,64 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 22,2 gam E cần dùng 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa x gam muối của X và y gam muối của Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 15,68 lít O2 (đktc), thu được CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp Egần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho 0,1 mol anđehit mạch hở X phản ứng tối đa với 0,4 mol H2, thu được 10,4 gam ancol Y. Mặt khác 2,4 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất có thể đạt được của m là
Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 25,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 16,576 lít O2(đktc) thu được 14,4 gam nước. Mặt khác, đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:
Cho 4,06 gam anđehit X, mạch hở tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Toàn bộ lượng Ag thu được cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 3,248 lít khí (đktc). Mặt khác cho 4,06 gam X tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được m gam chất hữu cơ Y (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dX/N2 < 4). Giá trị của m là
Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch nước brom dư, khối lượng brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không đáng kể).
Cho 3 axit cacboxylic đơn chức, mạch hở T, U, N thuộc cùng dãy đồng đẳng (MT < MU < MN). G là este tạo bởi T, U, N với một ancol no, ba chức, mạch hở P. Hỗn hợp X gồm T, U, N, G. Chia 23,04 gam hỗn hợp X thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: Đem đốt cháy hết cần vừa đủ 7,392 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được CO2 và 5,04 gam H2O.
- Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được 6,48 gam Ag.
- Phần 3: Cho tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Dãy đồng đẳng đó là