Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 219

Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 31,22

B. 34,10

Đáp án chính xác

C. 33,70

D. 34,32

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

nN2O = 0,045 mol

Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là x và y mol => mhỗn hợp = 24x + 65y = 8,9   (1)

Giả sử trong X chứa muối NH4NO3 (a mol)

Xét quá trình cho – nhận e:

Bảo toàn e: 2.nMg + 2.nZn = 8.nN2O + 8.nNH4NO3 => 2x + 2y = 0,36 + 8a   (2)

nNO3 (trong muối) = ne cho = 2x + 2y mol

Bảo toàn nguyên tố N:  nHNO3 = nNO3 (trong muối) + 2.nN2O + 2.nNH4NO3

=> 0,5 = 2x + 2y + 2.0,045 + 2a   (3)

Từ (1), (2) và (3) => x = 0,1; y = 0,1;  a = 0,005

=> mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối KL) + mNH4NO3 = 8,9 + 62.(2.0,1 + 2.0,1) + 80.0,005 = 34,1 gam

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

- Quên tính khối lượng của NH4NO3 => chọn nhầm C

- Không xét có muối tạo ra là NH4NO3 => chọn nhầm A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho 6,4 gam Cu tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HNO3 thu được khí X gồm NO và NO2,  dXH2=18 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là

Xem đáp án » 19/06/2021 847

Câu 2:

Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 dư được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe lần lượt là

Xem đáp án » 19/06/2021 839

Câu 3:

Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án » 19/06/2021 611

Câu 4:

Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là

Xem đáp án » 19/06/2021 456

Câu 5:

Cho 19,2 gam Cu phản ứng với 500 ml dung dịch NaNO3 1M và 500 ml HCl 2M. Tính thể tích khí NO thoát ra (đktc) biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 :

Xem đáp án » 19/06/2021 371

Câu 6:

Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Tìm giá trị của a

Xem đáp án » 19/06/2021 356

Câu 7:

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :

Xem đáp án » 19/06/2021 295

Câu 8:

Dung dịch X chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu (biết phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất)

Xem đáp án » 19/06/2021 269

Câu 9:

Tìm phản ứng nhiệt phân sai:

Xem đáp án » 19/06/2021 260

Câu 10:

Để nhận biết có ion NO3- trong dung dịch ta tiến hành bằng cách lấy dung dịch cho vào ống nghiệm tiếp theo

Xem đáp án » 19/06/2021 241

Câu 11:

Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là

Xem đáp án » 19/06/2021 241

Câu 12:

Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng sau là: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O↑ + H2O

Xem đáp án » 19/06/2021 229

Câu 13:

Cho phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Để được 1 mol NO cần bao nhiêu mol HNO3 tham gia theo phản ứng trên?

Xem đáp án » 19/06/2021 228

Câu 14:

Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O

Các hệ số a,b,c,d,e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng

Xem đáp án » 19/06/2021 201

Câu 15:

Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án » 19/06/2021 198

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »