Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp, gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lý thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ:
A. 4/9
B. 1/9
C. 1/4
D. 9/16
Đáp án A
P: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ là 3/4 × 3/4 =9/16
Tỷ lệ cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen là 2/4 x 2/4 = 4/16
trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9
Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là:
khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron lac ở E coli hoạt động?
Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là G* -X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp:
Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa axit amin được gọi là:
ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a quy định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là: