IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1241323 câu hỏi trên 24827 trang

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tập viết văn không khó

Hồi tôi học lớp Bốn, ai cũng khen tôi ngoan và học giỏi. Chỉ tự tôi mới biết mình học văn không tốt lắm vì tôi cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được khen, đều do tôi lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng.

Thế rồi, đến một hôm, trong tiết học văn, cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp. Tôi chép để vào vở rồi bắt đầu viết, nhưng loay hoay mãi chẳng nghĩ được câu nào. Nhìn trước, nhìn sau, thấy bạn nào cũng cắm cúi viết, có bạn viết lia lịa. Hết giờ mà trang giấy của tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ”Bài làm”. Tôi xấu hổ, không dám nộp bài. Cô giáo hỏi lí do vì sao. Tôi ấp úng rồi nói thật với cô. Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các bạn chê cười, thì tôi lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo:

- Viết văn không khó như em nghĩ đâu. Chỉ cần em mong muốn và quyết tâm, cô nhất định sẽ giúp em tự mình viết được những bài văn hay đấy!

Nghe những lời đó, trong lòng tôi như có một khung trời mới.

Hôm đó, sau giờ học, tôi được cô giải thích về cấu trúc một bài văn, về nội dung các phần mở bài, thân bài và kết bài. Cô hướng dẫn tôi cách viết đoạn văn. Tôi hiểu được ý nghĩa câu mở đoạn, câu kết đoạn. Tối hôm đó, cô giao riêng cho tôi một bài tập về nhà “Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây hoa mà em yêu thích.. Tôi đã viết theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp mà cô gợi ý. Tuy câu chữ còn gượng gạo, nhưng tôi vẫn nhận được lời khích lệ từ cô.

Cứ như vậy, vâng lời cô, tôi tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt. Giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu,... tôi chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và mở rộng kiến thức. Tôi không ngại khi xung phong đặt câu với từ ngữ cho trước, hay khi cô gọi phát biểu cảm nhận của mình trước một nhân vật hay sự việc nào đó. Đấy chính là bước khởi đầu giúp tôi tự tin khi viết những mạch văn đầy cảm xúc. Đến bây giờ, tôi không còn sợ viết văn nữa. Còn bạn thì sao?

(Hà Thanh Huyền)

Câu 1: (0,5 điểm). Ngày học lớp Bốn, bạn nhỏ là người thế nào?

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ước mơ học giỏi toán

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thực hiện khát khao đến trường là cả một hành trình đầy gian nan thử thách. Học tập, sinh hoạt đều bằng đôi chân, nhưng Ký không ngừng chinh phục những ước mơ.

Ở trường, thầy giáo thường kể cho cả lớp nghe tiểu sử các nhà toán học thế giới. Ký vô cùng ấn tượng về ông Pôn-tơ-ra-i-ghin, dù bị mù hai mắt, chỉ tự học nhưng đã trở thành nhà toán học hiện đại nổi tiếng của nước Nga. Trong lòng Ký bỗng bừng sáng ước mơ sẽ học giỏi Toán theo gương ông.

Những năm học cấp Một, Ký học toán rất dở. Mọi công thức, quy tắc, Ký đều thuộc lòng như cháo nhưng kết quả thì cứ đì đẹt mãi, không thể nào ngoi lên được. Ký nhận ra nguyên nhân chính là do Ký viết các con số không rõ ràng. Số 6 nhìn như số 0, số 5 như số 3. Nên khi làm toán, Ký thường vì thế mà lầm lẫn.

Ký để ra một chiến dịch tấn công bắt đầu từ việc tập viết thật rõ ràng những con số từ 0 đến 9. Sau đó, Ký làm nhiều lần các phép tính nhân chia cộng trừ thật lớn, có thử đi thử lại kĩ lưỡng. Sau một thời gian, Ký đã tiến bộ rõ rệt.

Lên cấp Hai, hình học là môn đáng ngại nhất vì phải vẽ hình, song vẫn là môn Ký thích nhất. Ban đầu, Ký phải tập giữ thước bằng ngón chân trái. Nhưng không ổn, vì thước hay bị chệch. Về sau, Ký tập giữ thước bằng gót chân thì khó khăn mới lại nảy ra. Vì chiếc thước nhỏ bản, nên gót chân lại che mất hình. Cuối cùng, Ký nghĩ ra cách làm một chiếc thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên. Với sáng kiến này, Ký đã vẽ được những hình khá chuẩn xác.

Cứ thế, môn Toán đã trở thành niềm đam mê của Ký. Ký được dự thi kì thi học sinh giỏi Toán cấp Hai toàn miền Bắc tại thành Nam. Ký được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi học sinh giỏi toán năm học 1962 – 1963.

(Theo tập hồi kí Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký)

Câu 1: (0,5 điểm). Câu chuyện về các nhà toán học nào có tác động tích cực đối với suy nghĩ của Ký?

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Giả trai để đi thi

Mới mười tuổi Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng hay chữ. Để việc học hành, thi cử không bị cản trở, nhân một lần chuyển chỗ ở, Duệ cải trang làm con trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du.

Thời ấy đất nước có nội chiến Nam – Bắc triều, loạn lạc triền miên. Khi nhà Mạc (Bắc triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng, Du cũng theo lên. Năm 20 tuổi, “cậu” Du thi đỗ tiến sĩ nhưng bị phát hiện là gái giả trai. Tuy vậy, vua Mạc mến tài nên tha tội, sau đó lấy làm cung phi và bổ dụng chức cung trung giáo tập để dạy các phi tần.

Năm 1625, vua Mạc thua trận, bà Duệ bị quân Trịnh bắt. Bà cầm thanh gươm bình thản nói:“Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp cho chúa của các ngươi, nếu các ngươi vô lễ thì ta sẽ chết với lưỡi gươm này". Quân lính giải bà về Thăng Long. Chúa Trịnh cảm mến tài năng và khí tiết của bà nên không giết mà còn phong làm lễ nghi học sĩ, chuyên trông coi việc học hành trong phủ chúa.

Truyền rằng trong một bài thi, có người chỉ làm được bốn câu trong khi quy định phải là 12 câu, lẽ ra bị loại, nhưng thấy bốn câu hay nên các quan chấm bài trình lên vua. Vua xem cũng phân vân, liền đem hỏi ý kiến bà. Bà nói: “Bài văn chỉ làm được bốn câu nhưng là bốn câu hay, còn hơn làm đủ 12 câu mà không hay". Vua liền y theo.

Ngoài dạy học ở Thăng Long, bà Duệ còn soạn ra các bộ đề thi gửi về giúp các địa phương tổ chức thi và bài làm lại gửi lên để bà chấm. Có thể coi bà là người khởi đầu hình thức “giáo dục từ xa” của nước ta.

(Đào Tiến Thi tổng hợp)

Câu 1: (0,5 điểm). Vì sao Duệ phải giả làm con trai?