Bài tập Tuần 10: Những người bạn nhỏ có đáp án
-
213 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc - Viết
Bác Gấu Đen và hai chú thỏ
Một đêm bão, Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt. Gấu chạy mãi mới đến nhà Thỏ Nâu, bác gõ cửa xin nhờ. Thỏ Nâu tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi:
- Ai đấy nửa đêm rồi phải để cho người ta ngủ chứ?
- Bác Gấu Đen đây! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm với.
- Không trú nhờ được đâu! – Thỏ Nâu càu nhàu. Gấu Đen buồn rầu đi. Gấu Đen đi tiếp, bỗng nhìn thấy nhà của Thỏ Trắng vẫn thắp đèn sáng trưng.
- Cốc, cốc, cốc. – Gấu Đen rụt rè gõ cửa.
- Ai đấy ạ?
– Bác Gấu Đen đây! Cho bác vào trú nhờ có được không?
- Ồ! Chào bác Gấu Đen, mời bác vào đây ạ! - Thỏ Trắng giúp bác sưởi ấm và mời bác ăn bánh. Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm, có tiếng đập cửa thình thành:
- Bạn Thỏ Trắng ơi! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi! - Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận và xin lỗi bác Gấu. Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ thật ngon lành.
Thỏ Trắng trong câu chuyện trên có tính cách như thế nào?
Trả lời:
Đáp án: B. Thỏ Trắng hiền lành và tốt bụng. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Câu 2:
Trả lời:
Đáp án: C. Vì bão to làm sập nhà Thỏ Nâu nên phải sang ngủ nhờ.
Câu 3:
Nhận xét nào sau đây đúng với các nhân vật trong truyện?
Trả lời:
Đáp án: D. Thỏ Trắng tốt bụng, Gấu Đen hiền lành và vị tha, Thỏ Nâu ích kỉ nhưng biết nhận lỗi sai.
Câu 4:
Em hãy viết lời khen dành cho tình bạn của Thỏ Trắng, Gấu Đen và Thỏ Nâu nhé!
Trả lời:
Đáp án: Thỏ Trắng, Gấu Đen và Thỏ Nâu biết giúp đỡ và thông cảm cho nhau. Tình bạn của họ thật đáng quý!
Câu 5:
Dựa vào gợi ý trong SGK Tiếng Việt 2 Tập 1 Chân trời sáng tạo – trang 89, em hãy viết 3 – 4 câu giới thiệu về chiếc đèn bàn trong hình dưới đây:
Trả lời:
Đáp án: Vào năm học mới, em được bố mua cho một chiếc đèn học màu cam xinh xắn. Thân đèn uốn cong như một cành hoa được gắn liền với đế đèn. Dưới đế có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bóng đèn toả ra ánh sáng vàng nên không có hại cho mắt. Chiếc đèn học như một người bạn đồng hành cùng em trên con đường tri thức.
Câu 6:
Em hãy tìm các từ ngữ trong bài và viết vào mỗi cột 3 từ:
Từ chỉ hoạt động |
Từ chỉ đặc điểm |
Từ chỉ đồ vật hoặc con vật |
|
|
|
Trả lời:
Đáp án:
Từ chỉ hoạt động: chạy, gõ cửa, sưởi ấm.
Từ chỉ đặc điểm: ướt lướt thướt, khô, sáng trưng.
Từ chỉ đồ vật hoặc con vật: cửa, Thỏ Nâu, Gấu Đen.
Câu 8:
b) Em hãy viết tên và công dụng của 2 đồ dùng gia đình ở câu a:
Trả lời:
Đáp án:
b) Cái bát: Dùng để ăn cơm.
Ti vi: Dùng để xem tin tức và giải trí.
Câu 9:
Em hãy gạch chân vào từ chỉ màu sắc và giải câu đố sau:
Quả gì nho nhỏ
Chín đỏ như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xè lưỡi?
Là quả: ……………..
Trả lời:
Đáp án: Từ chỉ màu sắc là: đỏ.
Là quả: Ớt.
Câu 10:
Điền vần “at”; “ác” hoặc “ay”; “ấy” thích hợp vào chỗ trống dưới đây.
Trả lời:
Đáp án: Những từ cần điền là: lất phất, cây, bậc, thấy, ngay.
Câu 11:
Nghe - Viết
Trưa hè
Trời trong tiếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
(Anh Thơ)
Trả lời:
Đáp án: Học sinh nghe viết đúng chính tả.
Câu 12:
Nói và nghe
Em hãy nói về bức tranh và cách giữ gìn những đồ vật trong bức tranh.
Trả lời:
Đáp án: Bức tranh vẽ căn phòng của một bạn nhỏ. Vì là con gái nên căn phòng của bạn toàn màu hồng. Trong phòng có giường ngủ, tủ để đồ, bàn học, đồng hồ và rất nhiều đồ chơi. Bạn nhỏ đang nằm trên thảm để chơi đồ chơi khủng long và xếp hình. Đồ đạc trong phòng được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp.
Cách giữ gìn các đồ vật:
Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp đồ đạc, sắp xếp đồ vật ngăn nắp, gọn gàng, không đập phá đồ đạc, chơi đồ chơi và các đồ dùng khác khi dùng xong sẽ cất đi.