IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi Học kì 1 Sinh học 8 có đáp án - Đề 7

  • 4047 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

Xem đáp án

Đáp án D

Phổi có nhiều phế nang, được bao bởi mạng mao mạch dày đặc làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí nhiều lần.


Câu 2:

Trong 4 nhóm máu ở người, trong truyền máu nhóm máu chuyên nhận là.

Xem đáp án

Đáp án C

Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận, nhóm O là nhóm chuyên cho.


Câu 3:

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì:

Xem đáp án

Đáp án C

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì mọi cơ thể sống  đều được cấu tạo tử tế bào.


Câu 4:

Bộ phận nào tiết dịch mật?

Xem đáp án

Đáp án B

Dịch mật do gan tiết ra.


Câu 5:

Xương có tính đàn hồi rắn chắc vì ?

Xem đáp án

Đáp án D

Xương có tính đàn hồi rắn chắc vì xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng kết hợp với nhau.


Câu 6:

Trong trao đổi chất, hệ tuần hoàn có vai trò ?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong trao đổi chất, hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng và chất thải.


Câu 7:

Thành phần nào của máu vận chuyển khí O2 và CO2?

Xem đáp án

Đáp án D

Hồng cầu trong máu làm nhiệm vụ vận chuyển khí O2 và CO2


Câu 8:

Máu và nước mô cung cấp cho cơ thể :

Xem đáp án

Đáp án C

Máu và nước mô cung cấp cho cơ thể oxi, muối khoáng, chất dinh dưỡng.


Câu 9:

Hai mặt đối lập nhưng thống nhất của trao đổi chất là:

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng hoá và dị hoá là hai mặt đối lập nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất.


Câu 10:

Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:

Xem đáp án

Đáp án C

Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.


Câu 11:

Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào?

Xem đáp án

Đáp án

Mỗi ý đúng cho 0,5đ

*Trao đổi khí ở phổi:

+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên Okhuếch tán từ không khí phế nang vào máu.

+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

*Trao đổi khí ở tế bào:

+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.


Câu 12:

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? 

Xem đáp án

Đáp án

+ Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ).


Câu 13:

Những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non?

Xem đáp án
Đáp án
+ Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit.

Câu 14:

Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất :

+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào. (0,5đ)

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. (0,5đ)

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí :

+ Lấy O­2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. (0,5đ)

+ Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. (0,5đ)

- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, thải chất cặn b (phn) ra ngồi. (1đ)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương