Đề số 5
-
953 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Axetilen thuộc dãy đồng đẳng nào?
Đáp án A
Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng ankin.
Câu 2:
Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch
Đáp án A
Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch giấm ăn vì giấm ăn hòa tan được đá vôi.
2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Câu 3:
Cho m gam một ancol đơn chức, bậc I đi qua ống chứa CuO đun nóng, sau một thời gian, khối lượng của ống CuO giảm 0,32 gam và thu được hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ có tỉ khối so với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
Đáp án C
Phương trình phản ứng:
RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2O
⇒ Hỗn hợp X gồm RCHO và RCH2OH dư
Khối lượng chất rắn giảm = mO (oxit) phản ứng
⇒ nO = nCuO = \(\frac{{0,32}}{{16}}\) = 0,02 mol
⇒ nanđehit = nCuO = 0,02 mol
Ta có: \(\overline M = 15,5.2 = 31\)
⇒ Hỗn hợp X gồm CH3OH (x mol) và HCHO (0,02 mol)
⇒ \(\left\{ \begin{array}{l}m = 32.(x + 0,02)\\15,5.2 = \frac{{32.x + 30.0,02}}{{x + 0,02}}\end{array} \right.\)⇒ \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\m = 1,28\end{array} \right.\)
Câu 4:
Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
Đáp án A
Ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
⇒ Đồng phân ank-1-in.
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
Đáp án D
Số C = \(\frac{{2a}}{a} = 2\)
Số nhóm chức – COOH = \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_Y}}} = \frac{{2a}}{a} = 2\)
⇒ Công thức cấu tạo của Y là HOOC – COOH.
Câu 6:
Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Đáp án D
Ta có: \({n_{Ag}} = \frac{{43,2}}{{108}} = 0,4\,mol\); \({n_{Na}} = \frac{{4,6}}{{23}} = 0,2\,mol\)
⇒ \(\frac{{{n_{Ag}}}}{{{n_X}}} = \frac{{0,4}}{{0,1}} = 4\)⇒ X là HCHO hoặc OHC – R – CHO.
Hiđro hoá X thu được Y ⇒ Y là ancol
0,1 mol Y + 0, 2 mol Na ⇒ Y là ancol 2 chức
⇒ X có dạng OHC – R – CHO.
⇒ OHC – CHO thỏa mãn.
Câu 7:
Chất nào sau đây được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm?
Đáp án D
CaC2 được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm.
CaC2 + 2H2O ⟶ C2H2 + Ca(OH)2
Câu 8:
Axit axetic không thể tác dụng được với chất nào?
Đáp án C
Axit axetic không thể tác dụng được với Ag.
Câu 9:
Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là
Đáp án B
Chất dùng để làm sạch etilen là dung dịch NaOH vì NaOH sẽ hấp thụ CO2 và SO2.
CO2 + 2NaOH ⟶ Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH ⟶ Na2SO3 + H2O
Câu 10:
Cho 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là
Đáp án D
Gọi công thức phân tử của anken là CnH2n (n ≥ 1)
Ta có: \({n_{anken}} = {n_{B{r_2}}} = \frac{8}{{160}} = 0,05\,mol\)
⇒ 14n = \(\frac{{2,8}}{{0,05}}\)
⇒ n = 4
Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất ⇒ A là anken đối xứng có 4 nguyên tử C.
⇒ A là but – 2 – en.
Câu 11:
Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng
Đáp án D
Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng ancol bậc I.
RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2O
Câu 12:
Để phân biệt but-1-in và but-2-in ta dùng hóa chất gì?
Đáp án C
Để phân biệt but-1-in và but-2-in ta dùng dung dịch AgNO3/NH3 vì but-1-in phản ứng sinh ra kết tủa màu vàng còn but-2-in thì không.
CH ≡ C – CH2 – CH3 + AgNO3 + NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – CH2 – CH3↓ + NH4NO3
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là
Đáp án B
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,mol\); \({n_{{H_2}O}} = \frac{{1,8}}{{18}} = 0,1\,mol\)
⇒ \({n_{hh\,\,ankin}} = {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}} = 0,15 - 0,1 = 0,05\,mol\)
Câu 14:
Cho 1,52 gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với một lượng vừa đủ Na kim loại được 2,18 gam chất rắn. Công thức của hai ancol là công thức nào sau đây?
Đáp án A
\(\begin{array}{l}2\overline R OH + 2Na \to 2\overline R ONa + {H_2}\\1,52g\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2,18g\end{array}\)
⇒ \(\frac{{1,52}}{{\overline R + 17}} = \frac{{2,18}}{{\overline R + 39}}\)
⇒ \(\overline R = 33,6\)
⇒ Công thức của hai ancol là C2H5OH và C3H7OH.
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
a) Đúng.
b) Sai. Phenol có nhóm OH hoạt hóa nhân thơm làm cho phản ứng thế dễ hơn benzen.
c) Đúng.
d) Đúng.
e) Sai. Dung dịch phenol có tính axit nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
g) Đúng.
Câu 16:
Dùng H2SO4 đặc, 170oC tách nước 12 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở thu được 8,4 gam một anken. Công thức phân tử của ancol đó là
Đáp án D
Bảo toàn khối lượng ta có:
\({m_{ancol}} = {m_{anken}} + {m_{{H_2}O}}\)⇒ \({m_{{H_2}O}} = 12 - 8,4 = 3,6\,\,gam\)
⇒ \({n_{anken}} = {n_{{H_2}O}} = \frac{{3,6}}{{18}} = 0,2\,\,mol\)
⇒ \({M_{anken}} = \frac{{8,4}}{{0,2}} = 42\)
⇒ Anken là C3H6.
⇒ Ancol là C3H7OH.
Câu 17:
Sắp xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính axit: (1) CH3COOH, (2) FCH2COOH, (3) C2H5COOH, (4) ClCH2COOH.
Đáp án A
Các nhóm ankyl đẩy electron về phía nhóm caboxyl nên làm giảm lực axit
⇒ Tính axit của CH3COOH > C2H5COOH
Các nguyên tử có độ âm điện lớn như halogen ở gốc R hút electron của nhóm cacboxyl nên làm tính axit tăng.
⇒ Tính axit của CH3COOH < ClCH2COOH < FCH2COOH
⇒ Tính axit giảm dần: (2) > (4) > (1) > (3).
Câu 18:
Đốt cháy một hiđrocabon X thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là
Đáp án C
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \frac{{2,2}}{{44}} = 0,05\,mol\); \({n_{{H_2}O}} = \frac{{1,08}}{{18}} = 0,06\,\,mol\)
Nhận thấy: \({n_{{H_2}O}} > {n_{C{O_2}}}\)⇒ X là ankan có công thức dạng CnH2n + 2.
⇒ \({n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 0,06 - 0,05 = 0,01\,mol\)
⇒ \(n = \frac{{0,05}}{{0,01}} = 5\)
⇒ Công thức phân tử của X là C5H12.
Câu 19:
Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
Đáp án D
Số C của anđehit và ankin là: \(\frac{{3x}}{x} = 3\)
⇒ Ankin là CH ≡ C – CH3 (a mol)
Số \(\overline H = \frac{{1,8x.2}}{x} = 3,6\) < 4
⇒ Anđehit có số C là 3, số H là 2.
⇒ Công thức cấu tạo của anđehit là CH ≡ C – CHO (b mol)
Giả sử x = 1 mol
⇒ \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 1\\2a + b = 1,8\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,8\\b = 0,2\end{array} \right.(mol)\)
Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
\(\% {n_{andehit}} = \frac{{0,2}}{1}.100\% = 20\% \)