IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Vật lý Trắc nghiệm Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau có đáp án (Vận dụng cao)

Trắc nghiệm Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau có đáp án (Vận dụng cao)

Trắc nghiệm Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau có đáp án (Vận dụng cao)

  • 716 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 = 18000N/m3d2 = 10000N/m3.

Xem đáp án

Vì chiều cao của 2 cột thủy ngân là bằng nhau nên áp suất của nước tại B bằng áp suất của axit sunfuaric tại A

Gọi độ cao của cột axit sunfuaric là hA

Độ cao của cột nước là 

hB = 64cm = 0,64m

Ta có, áp suất tại A và B bằng nhau

pA=d1.hApB=d2.hBpA=pBd1hA=d2hBhA=d2hBd1=10000.0,6418000=0,356m=35,6cm

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

Xem đáp án

Do ở cùng một độ sâu nên, áp suất của thủy ngân và áp suất của nước có giá trị tương ứng là: pHg=dHg.hpH2O=dH2O.h

Từ đề bài, ta có: dHg=13600.10=136000N/m3dH2O=10000N/m3

Ta suy ra: pHgpH2O=dHgdH2O=13600010000=13,6

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Cho khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?

Xem đáp án

Do ở cùng một độ sâu nên, áp suất của thủy ngân và áp suất của nước có giá trị tương ứng là: pdau=ddau.hpH2O=dH2O.h

Từ đề bài, ta có: ddau=800.10=8000N/m3dH2O=10000N/m3

Ta suy ra: pH2Opdau=dH2Oddau=100008000=1,25

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

Xem đáp án

Ta có: h=1md=1000.10=10000N/m3

=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: 

p = dh = 10000.1 = 10000Pa

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:

Xem đáp án

Ta có:

+ Khoảng cách từ điểm M đến mặt thoáng là: 

h =1,8 − 0,2 = 1,6m

+ Trọng lượng riêng của rượu:

d = 10.800 = 8000N/m3

=> Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M là:  

pM = d.h = 8000.1,6 = 12800Pa

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy chọn đáp án đúng.

Xem đáp án

Ta có:

+ Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là: 

h = 0,8 − 0,2 = 0,6m

+ Trọng lượng riêng của nước: 

d =10000N/m3

=> Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là: 

pA = d.h = 10000.0,6 = 6000Pa

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:

Xem đáp án

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó:

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Từ hình ta thấy, độ cao của cột chất lỏng trong các bình là như nhau

Mặt khác, ta có trọng lượng riêng của của thủy ngân lớn hơn của nước và của nước lớn hơn của rượu 

p1=d1h=P1V1.hp2=d2h=P2V2.hp3=d3h=P3V3.h

Vì Thể tích của thủy ngân nhỏ nhất rồi tới thể tích của nước, thể tích của rượu là lớn nhất. Nên áp suất ở đáy bình thủy ngân là lớn nhất rồi đến áp suất của bình nước, nhỏ nhất là áp suất ở đáy của bình rượu.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình nào lớn nhất?

Xem đáp án

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó:

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Từ hình ta thấy, độ cao của cột chất lỏng trong các bình là như nhau

Mặt khác, ta có trọng lượng riêng của của thủy ngân lớn hơn của nước và của nước lớn hơn của rượu

p1=d1hp2=d2h&d3>d1>d2p3=d3h

Ta suy ra: bình (3) có áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình là lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Theo đầu bài, ta có:

+ Áp suất ban đầu là 875000N/m2

+ Áp suất lúc sau là: 1165000N/m2

Ta có, áp suất p = dh

Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

Áp suất lúc sau lớn hơn áp suất ban đầu

=> Độ sâu của tàu so với mặt nước biển lúc sau lớn hơn lúc đầu

=> Tàu đang lặn xuống

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay