IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Vật lý Top 5 Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án

Top 5 Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án (Đề 1)

  • 4368 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một chiếc xe buýt đang chạy từ Nha Trang về Ninh Hòa, nếu ta nói chiếc xe buýt đang chuyển động thì vật làm mốc là:

Xem đáp án

Một chiếc xe buýt đang chạy từ Nha Trang về Ninh Hòa, nếu ta nói chiếc xe buýt đang chuyển động thì vật làm mốc là cây cối ven đường.

Chọn đáp án C.


Câu 2:

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động đều là:

Xem đáp án

Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Bạn An đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 3km/h. Điều đó cho biết:

Xem đáp án

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Như vậy, bạn An đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 3 km/h nghĩa là trong mỗi giờ bạn An đi được 3 km.

Chọn đáp án C.


Câu 4:

Bình đi tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Bình đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Bình tới trường là:

Xem đáp án

Tóm tắt:

\(v = 4km/h\)

\(t = 15{\rm{ phut = 0,25 h}}\)

\(s = ?\)

Lời giải:

Khoảng cách từ nhà Bình tới trường là:

\(s = v.t = 4.0,25 = 1(km) = 1000(m)\)

Chọn đáp án A.


Câu 5:

Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng

Xem đáp án

Một chiếc thuyền chuyển động trên sông thì nó đứng yên so với người lái thuyền và chuyển động so với bờ sông, cây cối trên bờ.

Chọn đáp án A.


Câu 6:

Một xe ô tô đang đứng yên bỗng chuyển động đột ngột, hành khách trên xe sẽ:

Xem đáp án

Một xe ô tô đang đứng yên bỗng chuyển động đột ngột, hành khách trên xe sẽ ngã về phía sau do có quán tính.

Chọn đáp án C.


Câu 7:

Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

Xem đáp án

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

Chọn đáp án B.


Câu 8:

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực:

Xem đáp án

Ta đã biết: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì nó chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực kéo.

Trong đó:

- Trọng lực có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Lực ma sát và lực lực kéo có phương song song với mặt bị ép.

Vậy khi đoàn tàu chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.

Chọn đáp án B.


Câu 9:

Câu có nội dung liên quan đến lực ma sát là:
Xem đáp án

Câu có nội dung liên quan đến lực ma sát là: Nước chảy đá mòn.

Câu này đề cập tới lực ma sát trượt giữa đá và nước. Lực này duy trì trong thời gian dài sẽ làm đá biến dạng và mòn đi.

Chọn đáp án C.


Câu 10:

Trong các cách sau, cách tăng được áp suất nhiều nhất:

Xem đáp án

Áp suất được tính bằng công thức: \(p = \frac{F}{S}\)

\( \Rightarrow \) Để tăng áp suất nhiều nhất ta đồng thời tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S.

Chọn đáp án A.


Câu 11:

Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của hai bàn chân là 0,010m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

Xem đáp án

Tóm tắt:

\(m = 45kg\)

\(S = 0,010{m^2}\)

\(p = ?\)

Lời giải:

Lực mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

\(P = 10m = 10.45 = 450(N)\)

Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

\(p = \frac{P}{S} = \frac{{450}}{{0,010}} = 45000(N/{m^2})\)

Chọn đáp án A.


Câu 12:

Vật thứ nhất có khối lượng 1 kg, vật thứ hai có khối lượng 0,5 kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

Xem đáp án

Áp suất được tính bằng công thức: \(p = \frac{F}{S}\)

Để tính được áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép.

Theo đề bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác định được diện tích bị ép của mỗi vật.

\( \Rightarrow \)Chưa đủ dữ liệu để so sánh áp lực của hai vật.

Chọn đáp án D.


Bắt đầu thi ngay